Đại Đường Song Long Truyện

Chương 571 : Miệng lưỡi dao kiếm

Ngày đăng: 13:19 19/04/20


Trong nội đường tĩnh lặng của tiệm cầm đồ Vinh Đạt, Từ Tử Lăng tiếp tục buổi học thứ hai sau khi gã đến Trường An. Hôm qua chủ yếu là nghe chủ tiệm Trần Phủ nói về phong thổ nhân tình, sinh hoạt tập quán của Bình Diêu, nhân tiện học khẩu âm địa phương của lão. Về mặt ngôn ngữ, Khấu Trọng và Từ Tử Lăng đều là người có thiên phú, tiếng Đột Quyết hai gã cũng học rất nhanh, khẩu âm nơi đó tất nhiên cũng không làm khó được gã.



Trên chiếc bàn tròn để đầy các loại giấy tờ trong nghề như phiếu cầm đồ, phiếu tiền, sổ sách. Từ Tử Lăng nhìn đến hoa cả mắt. Trần Phủ ngồi bên kia bàn lên tiếng:



- Nghề cầm đồ của bọn ta có thể dùng bốn chữ để hình dung, đó là "tiền đẻ ra tiền". Đem tiền cho vay để lấy lời, kiếm tiền nhờ cho vay lãi cao. Có thể vay tiền theo kiểu tín chấp hoặc thế chấp. Vật thế chấp là những thứ có giá trị như trân bảo ngọc thạch, cho đến bất động sản như nhà cửa ruộng đất, thậm chí cả con người.



Từ Tử Lăng ngẩn người hỏi:



- Làm sao lấy người mà thế chấp được? Lỡ họ không có tiền trả chẳng lẽ đem người đi bán sao?



Trần Phủ cơ thể gầy đét, mặt dài như mặt ngựa, khoảng năm mươi tuổi, tóc hai bên thái dương đã điểm bạc, thái độ thân thiện nhiệt tình. Nghe Từ Tử Lăng hỏi vậy lão mỉm cười vẻ ám muội rồi nói nhỏ:



- Thiếu nợ trả tiền, không có tiền có thể bắt làm công để trả, nếu vật thế chấp là con gái đẹp thì có thể bán vào thanh lâu. Thế nhưng Vinh Đạt Trường An chúng ta tuyệt không làm mấy chuyện thất đức ấy, có điều ở những vùng xa xôi hẻo lánh, ta chẳng dám đảm bảo chuyện đó không xảy ra. Nếu người ta tình nguyện, quan phủ rất khó can thiệp. Huống hồ bọn ta khi khai trương tiệm trước tiên đã phải lo lót cửa quan, sau đó một bên duy trì cống nạp, một bên mắt nhắm mắt mở, mọi người đều bình an vô sự.



Từ Tử Lăng nghe thế lại càng thêm phần tin tưởng. Chỉ nội việc dùng người để thế chấp đối với Hương gia đã vô cùng hấp dẫn, việc này chẳng khác nào sau này có thể công nhiên buôn bán người. Gã chau mày hỏi:



- Nghề cầm đồ bắt đầu từ khi nào vậy?



Trần Phủ trả lời qua loa:



- Nghề cầm cố khởi nguồn từ chế độ tự khố của các chùa chiền, sau đó bắt đầu phát triển rộng rãi từ thời Nam Bắc triều.



Từ Tử Lăng ngạc nhiên hỏi:



- Vì sao lại liên quan đến chùa chiền? Nhà chùa sao có thể làm những việc vơ vét của cải như vậy, không phải là vi phạm giới luật tứ đại giai không của người xuất gia sao?



Trần Phủ mỉm cười đáp:



- Người xuất gia không phải ăn cơm à? Do các chùa chiền được nhiều tầng lớp bố thí nên đã tích lũy được một lượng tài sản rất lớn. Muốn duy trì sinh hoạt của chúng tăng lữ, tiến hành các loại hoạt động tôn giáo, trùng tu khuếch trương tự viện, không có tiền là không làm được. Vì vậy các cao tăng thời xưa mới nghĩ ra phương pháp cho vay để lấy lời.



Lão dừng lại một chút rồi nói tiếp:



- Còn về việc có vi phạm giới luật của Phật môn hay không thì ta chẳng biết được. Bất quá trong bộ kinh Vô Tận Tàng của Phật giáo có câu "Sinh lãi không ngừng, nguồn lợi vô tận" và câu "Nhiều hàng thì sẽ sinh lời, có thể giữ hoặc cho, hoặc để đó hoặc cầm cố"[1], khiến các tăng lữ có thể an tâm cho vay lấy lãi mà cung phụng Phật, Pháp, Tăng tam bảo.



Từ Tử Lăng như được đại khai nhĩ giới, lại cất tiếng hỏi:



- Nghề kinh doanh siêu lợi nhuận như vậy nhất định sẽ có cạnh tranh rất lớn, Tư Đồ Phúc Vinh làm sao có thể vượt trội trở thành ông chủ của hiệu cầm đồ lớn nhất thiên hạ?



Trần Phủ vui vẻ đáp:



- Về mặt này thì ai cũng phải bội phục đại lão bản. Ông ta có thể thành công như vậy bởi vì đã nghĩ ra hai cách thức mới, cho phép cầm cố thóc và phát hành ngân phiếu. Nói là cầm cố thóc nhưng thực ra không chỉ là lúa gạo mà bao gồm cả các loại lương thực khác. Việc này rất được các hương trấn ở nông thôn hoan nghênh. Thử nghĩ có thể đem lương thực cầm đổi lấy tiền, tuy giá so với mua bán trực tiếp thấp hơn rất nhiều, nhưng về mặt tiện lợi và nhanh chóng khi khẩn cấp thì các phương thức mậu dịch khác không thể so sánh được. Còn về ngân phiếu, đối với người làm kinh thương mà nói là một đặc ân. Ngân phiếu được phát hành thay cho hàng hóa tiền tệ lưu thông trên thị trường. Người sở hữu bất kỳ lúc nào cũng có thể mua hàng hay đổi thành tiền, còn chúng ta thì kiếm được một khoản lợi nhuận.



Từ Tử Lăng giờ đã hiểu rõ, chẳng trách người ta nói nghề cầm đồ quan trọng nhất là uy tín thương hiệu. Hương gia dù tài lực mạnh hơn Tư Đồ Phúc Vinh nhiều, nhưng do kinh doanh thanh lâu đổ quán, lại ngầm có những hoạt động buôn người, bất cứ lúc nào cũng có thể bị triều đình càn quét thậm chí là đóng cửa, ai dám tin ngân phiếu do bọn chúng phát hành.



Càng hiểu rõ ngành cầm đồ gã càng chắc chắn sẽ làm cho Hương gia cắn câu, bởi vì chúng đâu có bỏ lỡ cơ hội trời cho này để mà thi triển "biến thiên hoán nhật" đại pháp.



Trần Phủ nói:




- Ta còn tưởng Thiếu Soái có đề nghị gì bất ngờ, mấy điều này...hắc! Mấy điều này đều là sách lược mà chúng ta đã định trước.



Khấu Trọng chửi thầm trong lòng, chí ít liên minh với Đậu Kiến Đức cũng không phải là chủ trương của hắn. Gã nói:



- Sách lược lấy phòng thủ làm đầu nói thì dễ nhưng làm thì sẽ gặp phải khó khăn. Thứ hai là liên minh với Hạ quân, Thánh thượng cần phải hoãn xưng đế thì sự việc mới có thể thương lượng được.



Vương Huyền Ứng chờ mãi mới có được cơ hội phản kích, liền tỏ vẻ không vui:



- Danh bất chính, ngôn bất thuận. Hiện tại phế quân của cựu Tùy chính thức nhượng đế vị cho phụ hoàng, khiến cho quân tâm của Đại Trịnh ta được nâng cao, cái đó có liên quan gì đến Đậu Kiến Đức chứ? Nếu hắn thích thì cứ từ Hạ vương biến thành Hạ đế, đây chỉ là vấn đề danh hiệu. Nếu không phụ hoàng lại thấp hơn Lý Uyên một bậc sao?



Vương Thế Sung trầm mặc không nói gì, tựa như đồng ý, cũng có vẻ như đang đắn đo về vấn đề này.



Việc lão dùng thân phận Trịnh vương hay Trịnh đế đối thoại với Đậu Kiến Đức có khác biệt rất lớn. Nếu xưng Trịnh đế thì đôi bên rất khó hợp tác trên cơ sở ngang bằng được nữa.



Vương Huyền Thứ muốn nói gì đó nhưng lại thôi.



Khấu Trọng than:



- Đây là chuyện của Đại Trịnh, do các người quyết định. Có điều để mất chiến tuyến nào cũng được, nhưng không thể để mất Hổ Lao Yển Sư, chiến tuyến quan trọng nhất ở phía Đông. Đó không chỉ là tuyến đường để Đậu Kiến Đức đến chi viện, mà còn là đường để Thiếu Soái quân của ta có thể vận chuyển lương thảo, trang bị liên tục tiếp ứng. Ta có một đề nghị, Thánh thượng phải nhớ rằng Khấu Trọng này là người luôn giữ chữ tín, hãy hoàn toàn tin tưởng ta.



Vương Thế Sung giật mình nói:



- Thiếu Soái muốn thủ Hổ Lao cho ta sao?



Khấu Trọng nói dằn từng chữ:



- Cái đó tất nhiên là quá lý tưởng, nhưng như vậy thì làm khó cho Thánh thượng. Ta chỉ hi vọng có thể để Dương Công Khanh, Trương Chấn Chu hay Huyền Thứ công tử đóng vai chính, còn mình thì đi theo làm một tên thủ hạ thôi. Như vậy cho dù Lý Thế Dân có ba đầu sáu tay cũng không thể cô lập Lạc Dương, bọn ta có thể mười phần chắc chín đại thắng trận này.



Vương Huyền Ứng thất thanh:



- Vậy sao được chứ?



Vương Thế Sung giơ tay cản không cho vị quý tử nói tiếp, lão hạ giọng:



- Chuyện này để ta nghĩ kỹ càng đã.



Đoạn không để ý đến phản ứng của hắn, lão nhìn Vương Huyền Thứ nói:



- Chuyện ăn ở của Thiếu Soái tại đây do Huyền Thứ phụ trách. Sáng mai chúng ta có một hội nghị quân sự quan trọng, xin Thiếu Soái đến dự đúng giờ.



-----------------------



[1] Nhĩ thì lục chúng đương chủng, chủng xuất tức, hoặc thủ hoặc dữ, hoặc sanh hoặc chất.



(