Đại Đường Song Long Truyện
Chương 627 : Tin xấu truyền đến
Ngày đăng: 13:20 19/04/20
Hơn mười ngày tiếp theo, Khấu Trọng bận rộn đến mức không có thời gian mà ngủ. Chẳng những gã phải tìm cách nắm bắt được các vấn đề trên phương diện hành chính và kinh tế của Thiếu Soái quốc, mà còn phải cố gắng huấn luyện Thiếu Soái quân trở thành một đội quân toàn năng như mong ước. Gã còn muốn tài bồi cho năm trăm chiến sỹ thân binh trở thành những dũng sĩ giống như Huyền Giáp tinh kỵ của Lý Thế Dân, vì thế mà bận rộn thế nào không nói cũng biết.
Năm trăm thân binh này được lựa chọn không chỉ dựa vào thể hình có cường tráng hay không, mà trước tiên là phải hoàn toàn không có vấn đề về lòng trung thành. Vì vậy đại bộ phận đều được chọn ra từ bộ thuộc cũ của Song Long bang, Cự Kình bang của Bốc Thiên Chí và những thủ hạ đã nhiều năm đi theo Tuyên Vĩnh. Không những có căn cơ võ công rất tốt, những người này còn tinh thông đường lối giang hồ.
Những thủ hạ tuyển ra từ Song Long bang đều đã từng được Khấu Trọng và Từ Tử Lăng chỉ điểm võ công tâm pháp, sau khi trà trộn vào Trường An chưa lúc nào nơi lỏng việc luyện tập, thành ra đều có võ công cao cường, về mặt trung thành không thể hoài nghi, coi như đã là tử đệ chi binh của Khấu Trọng.
Toàn bộ người của Tuyên Vĩnh đều xuất thân từ quân Ngõa Cương, là binh sĩ thuộc phe Trác Nhượng. Bọn họ hơn người ở chỗ kinh nghiệm chiến đấu phong phú, dạn dày trận mạc. Còn những chiến sỹ chọn từ Cự Kình bang thì đều đã nhiều năm thành thạo thuật điều khiển thuyền và thuỷ chiến.
Thân binh đoàn được tạo thành từ ba cánh quân đó bao quát toàn bộ các loại hình binh chủng khác nhau, lại thêm được Khấu Trọng toàn tâm bồi dưỡng, quân số tuy ít nhưng không thể đánh giá thấp thực lực của họ. Gã đặt tên cho cánh thân binh này là Phi Vân Kỵ.
Khấu Trọng là người không có tư tâm nên đã đem tất cả những gì học hỏi được ở Tái Ngoại truyền lại hết cho thủ hạ các tướng. Từ những bí quyết của thuật luyện ngựa, cưỡi ngựa, xem sắc trời… tới chiến thuật hành quân của người Đột Quyết cũng không giấu giếm mà nói hết ra để bọn họ tự lĩnh ngộ bằng tài sức bản thân. Đương nhiên các tướng đều được lợi không ít, tố chất huấn luyện quân đội của họ được củng cố rất nhiều.
Những người chia nhau đi các nơi để nỗ lực xây dựng cho Thiếu Soái quốc như Bạch Văn Nguyên, Tiêu Hoành, Nhậm My My, Trần Trường Lâm, Lạc Kỳ Phi, Ngưu Phụng Nghĩa, Tra Kiệt, Trần Gia Phong, Tạ Giác… đều lần lượt trở về Lương Đô gặp Khấu Trọng. Bọn họ có một lòng tin và sự sùng bái gần như mù quáng đối với gã nên tuy biết tình thế hiểm ác mà vẫn tin tưởng sâu sắc rằng Khấu Trọng có khả năng xoay chuyển tình thế. Tất cả đều không biết Khấu Trọng đang rất lo lắng tới sự tồn vong của Thiếu Soái quân.
Sau khi trở lại Bành Lương, một việc làm Khấu Trọng đặc biệt vui mừng là dưới sự đốc thúc của Trần Trường Lâm, những thợ đóng thuyền chiêu mộ từ Giang Nam tới và những thợ lành nghề do Tống gia phái đến đã theo đúng đồ án trong bí quyển của Lỗ Diệu Tử mà chế ra hai chục chiếc chiến thuyền có tốc độ cực nhanh vận hành bằng phi luân (bánh xe). Mỗi chiếc Phi Luân thuyền có thể chứa được năm mươi chiến sỹ, dùng sức chân đạp để quay những bánh xe nước lớn đặt ở đuôi thuyền làm tốc độ vượt hơn nhiều những khoái đĩnh dùng buồm truyền thống, lại có thể vận hành linh hoạt tự nhiên trong những đoạn sông chật hẹp. Khả năng tác chiến trên mặt nước của Thiếu Soái quân đã mạnh hơn hẳn.
Trên Phi luân thuyền được trang bị những chiếc máy bắn tên do Trần Lão Mưu cải tiến thiết kế ra sau khi lĩnh ngộ được từ bí quyển của Lỗ Diệu Tử, có thể liên tục phát xạ những mũi hoả tiễn tới mục tiêu ở ngoài năm mươi trượng. Những máy bắn tên này do thợ lành nghề của Tống Khuyết điều tới phụ trách chế tạo. Nếu không có họ thì dù Lỗ Diệu Tử phục sinh cũng không thể trong thời gian ngắn ngủi một năm mà có thể chế tạo ra được những công cụ chiến tranh có uy lực kinh người như vậy.
Những khí giới để thủ thành, đánh ngoài đồng bằng và đánh phá tường thành kiên cố cũng không ngừng được chế tạo.
Chỗ sở trường nhất của Khấu Trọng là tuy hiểu rõ cái lợi của nhân hoà giống như Lý Thế Dân, nhưng khác ở chỗ họ Lý nơi nào cũng bị hạn chế còn Khấu Trọng thì có thể phóng tay thoải mái mà làm. Lại thêm tài lực hùng hậu, nhân tài vật tư được Tống Khuyết chi viện liên tục không ngừng. Gã còn có được nhiều nguồn giúp đỡ khác như Trác Kiều và Long Du bang hết sức hỗ trợ trên nhiều mặt.
Một hôm, Khấu Trọng đang ở trong đại đường của Thiếu Soái phủ thì nhận được tin hồi báo của Lạc Kỳ Phi. Đây chính là người đứng đầu hệ thống tình báo của Thiếu Soái quân, bản thân tinh thông việc dò xét địch tình. Võ công hắn tuy không giỏi lắm, nhưng công phu khinh thân lại là cao thủ nhất đẳng. Cùng ngồi trong đại đường với Khấu Trọng còn có Trần Trường Lâm, Trần Lão Mưu và Nhậm Mị Mị. Khấu Trọng thuận miệng liền hỏi về tình hình mạng lưới trinh sát.
Lạc Kỳ Phi đáp:
- Thủ đoạn trinh sát của thuộc hạ lấy ‘du dặc’ làm chủ, ‘thổ hà’ làm phụ.
Khấu Trọng vô cùng hứng thú hỏi:
- Về ‘du dặc’ thì ta có thể tưởng tượng ra được đại khái là thế nào, nhưng còn ‘thổ hà’ là cái gì? Tại sao lại có liên quan tới việc trinh sát?
Lạc Kỳ Phi đáp:
- ‘Thổ hà’ là tiếng lóng của thuật trinh sát. Nếu ‘du dặc’ là phương thức trinh sát cơ động, chủ động và linh hoạt không cố định thì ‘thổ hà’ là bộ máy trinh sát cố định, bị động và định trước thời gian. Thuộc hạ luôn lấy ‘du dặc’ làm chủ, ‘thổ hà’ làm phụ. Về tác dụng của thổ hà, thuộc hạ có thể đơn cử một ví dụ là Thiếu Soái có thể hiểu rõ. Giả thiết như tại những khúc đầu của các con đường trọng yếu chúng ta rải lớp cát mỏng nơi bằng phẳng, mỗi ngày đều kiểm nghiệm rồi lại san phẳng. Khi có người ngựa đi vào, chỉ cần quan sát dấu chân trên mặt cát là biết dấu chân nhiều hay ít, vì thế kể cả nếu địch nhân âm thầm hành động trong đêm tối thì cũng không thể giấu được tai mắt của thuộc hạ.
Trần Lão Mưu cười nói:
- Đó chính là thủ pháp trước đây Bành Lương bang hay dùng đối phó với những bang hội khác, giờ đến lượt Thiếu Soái quân chúng ta sử dụng.
Nhậm Mị Mị lườm Trần Lão Mưu một cái rồi nói:
- Những người xuất thân từ bang hội đều thế cả. Mị Mị chỉ không ngờ là giờ đây ta không ngừng trả tiền cho người ta chứ không phải làm tiền của người ta như trước.
Trong lòng Khấu Trọng cảm thấy ấm áp. Làm được việc tốt đều khiến người ta cảm thấy thoải mái. Gã mỉm cười:
Huệ Lăng đã xuất hiện trước mắt.
Nghĩ tới việc mình cùng với Lưu Bị chỉ cách một lớp đất, Từ Tử Lăng không khỏi sinh lòng cảm khái. Bất kể lúc sinh tiền ngạo thị thiên hạ và tung hoành vô địch ra sao, chết đi cũng chỉ là một nắm đất vàng chôn bộ xương tàn. Công tích vĩ đại thế nào, cuối cùng vẫn là mây tan khói tỏa không còn dấu tích gì nữa. Rồi sẽ có một ngày Từ Tử Lăng gã cũng biến thành một nắm xương khô giống như Lưu Bị từng thét ra lửa đang nằm dưới chân gã kia.
Tiếng Trịnh Thạch Như vang lên sau lưng:
- Tử Lăng có thích con người Lưu Bị không?
Từ Tử Lăng không hề kinh ngạc, nhún vai đáp:
- Ta chưa từng nghĩ thích hay không thích ông ấy. Trong lòng ta, hình tượng Lưu Bị rất mơ hồ, dường như ông ta là một người có tính cách không rõ ràng. Ngược lại, quân sư của nước Thục là Gia Cát Võ Hầu, đại tướng Quan Vân Trường, Trương Phi và Triệu Vân đều là những anh hùng chói ngời hào khí. Lưu Bị có thể khiến những nhân vật siêu phàm như thế làm việc cho mình thì bản thân ông ấy phải có chút cân lượng.
Vẫn cuồng dã phóng túng như trước, Trịnh Thạch Như đi đến bên trái gã hừ lạnh:
- Phải nói là Lưu Bị được hưởng hào quang của họ nên mới được người người yêu mến, không những được ưu ái coi là thuộc dòng chính thống đương thời, mà còn được sử gia tạo thành hình tượng một con người ‘tín nghĩa trùm bốn biển’. Thật ra, ông ta tuyệt không phải là người thích nói chuyện tín nghĩa. Lưu Chương một lòng hảo tâm muốn đón Lưu Bị vào đất Thục, ông ta lại thông đồng với thủ hạ của Lưu Chương là Pháp Chính và Trương Tùng để chiếm đứt lấy nơi này. Từ đó có thể suy ra Lưu Bị căn bản là một người tâm ngoan thủ lạt. Tín nghĩa chỉ là vật trang sức bên ngoài, khi lợi hại trước mắt thì còn hứng thú giảng giải nhân nghĩa gì nữa. Ngụy quân tử thật là đáng giận hơn so với chân tiểu nhân nhiều.
Từ Tử Lăng muốn nói lại thôi. Đối với việc này, gã có cảm nhận sâu sắc hơn những người khác.
Được làm vua, thua làm giặc! Trong cuộc đấu tranh giành thiên hạ, không ai nói đạo lý nhân tình. Nhân nghĩa chỉ là một thủ đoạn dùng để lung lạc nhân tâm mà thôi.
Trịnh Thạch Như than:
- Nhân vật nổi bật nhất thời Tam Quốc là Tào Tháo, nhưng lại bị mang ác danh khiến người đời sau vẫn tôn Lưu ức Tào. Ngươi xem! Lăng mộ của Lưu Bị sừng sững ngay trước mắt chúng ta, còn Tào Tháo thì đã sớm biến mất như chưa hề tồn tại. Lưu Bị được tiếng thơm, lăng mộ đẹp đẽ. Truyền thuyết nói trước khi lâm tử, Tào Tháo phân phó thuộc hạ xây dựng bảy mươi hai nấm mộ giả để làm kẻ thù không thể quật mộ phân thây ông ta được. Đó rõ ràng chỉ là một đoạn cố sự được hư cấu ra vì khi Tào Tháo chết là lúc binh quyền nước Ngụy cực thịnh, làm sao có người nào dám đến quấy nhiễu Hoàng lăng của ông ta chứ. Đời sau bịa chuyện như thế đủ thấy bị người ta thiên kiến thật đáng sợ biết bao.
Từ Tử Lăng nhíu mày hỏi:
- Tại sao Trịnh huynh giống như đang ôm một bụng buồn phiền vậy?
Trịnh Thạch Như nhăn nhó cười đáp:
- Ta đúng là đang vô cùng buồn phiền đây. Ba Thục một tháng gần đây sóng gió nổi lên. Thành Đô vốn vẫn yên bình đã không còn an tĩnh nữa, manh nha xuất hiện tình hình hỗn loạn tranh đấu giữa các bang phái.
Từ Tử Lăng ngạc nhiên hỏi:
- Rốt cuộc là đã phát sinh chuyện gì?
Trịnh Thạch Như chán nản đáp:
- Chẳng phải là vì một phong thư do Thiên Đao Tống Khuyết gửi tới sao?
Từ Tử Lăng chấn động trong lòng, gã biết cuộc chiến tranh bá thiên hạ cuối cùng do có Tống Khuyết tham gia đã cuốn võ lâm Ba Thục vào vòng xoáy đáng sợ của nó rồi.
(