Đại Đường Song Long Truyện
Chương 626 : Thiếu Soái tinh binh
Ngày đăng: 13:20 19/04/20
Năm ngày sau khi Từ Tử Lăng đến Bắc Lang Sơn gặp Lý Thế Dân, Khấu Trọng cũng về tới Lương Đô. Thủ hạ binh tướng thấy chủ soái đột nhiên không báo mà xuất hiện đều vui mừng như điên.
Lương Đô cũng như là kinh thành của phe Khấu Trọng, quy mô tuy nhỏ hơn nhiều lần những đô hội lớn như Lạc Dương và Trường An nhưng lại là trung tâm kinh tế và quân sự của Thiếu Soái quân. Khu doanh địa giáo trường dùng huấn luyện binh lính đặt ở vùng đồi núi phía Tây tòa thành, bảo lũy thạch trại được xây dựng ở nơi đất cao nên có sức phòng thủ nhất định, có thể trở thành uy hiếp đối với địch nhân từ hai bờ Vận Hà theo đường thủy đánh tới.
Khấu Trọng vốn luôn nghĩ rằng mình tay trắng, nay trông thấy những thành tựu mà mọi người nỗ lực tạo dựng được, đương nhiên gã vô cùng vui mừng.
Lưu lại ở Lương Đô là Tuyên Vĩnh, Cao Chiếm Đạo, Hư Hành Chi và Trần Lão Mưu. Những tướng lĩnh khác như Bạch Văn Nguyên, Tiêu Hoành Tiến, Bốc Thiên Chí, Trần Gia Phong, Lạc Kỳ Phi, Ngưu Phụng Nghĩa, Tra Kiệt, Trần Trường Lâm và Nhâm Mỵ Mỵ đều đang chia nhau đi giúp những thành thị trong phạm vi thế lực của Thiếu Soái quân, chuẩn bị sẵn sàng cho việc tranh bá thiên hạ của Khấu Trọng.
Ngồi trên ái mã do Tuyên Vĩnh dắt tới, Khấu Trọng hùng dũng vào thành. Cư dân đứng hai bên đường hoan nghênh nhiệt liệt. Chỉ một việc này đủ thấy Hư Hành Chi đã không phụ sự ủy thác của gã, quản lý Thiếu Soái quốc rất quy củ trật tự, ngay cả trong lòng dân chúng cũng đã sớm lưu lại hình tượng tốt đẹp của Khấu Trọng.
Trên đường đến Thiếu Soái phủ ở chính giữa thành, Khấu Trọng không nhịn được hỏi tả hữu:
- Dương công không đến sao?
Tuyên Vĩnh đáp:
- Thiếu Soái yên tâm! Dương công sai người đến báo tin giờ vẫn chưa phải lúc để bỏ đi. Khi Hổ Lao bị phá ông ấy sẽ lập tức đến đây.
Cao Chiếm Đạo tiếp lời:
- Dương công sợ nếu mình bỏ đi thì lòng quân Trịnh bất ổn sẽ đẩy nhanh thất bại của Vương Thế Sung. Ông ấy lưu lại bên Vương Thế Sung là để tranh thủ thời gian cho chúng ta chuẩn bị.
Hư Hành Chi nói:
- Nhưng thủ hạ và quyến thuộc của Dương công đang lục tục kéo về đây. Chúng ta đã phái người tiếp đón, sau khi đến đây bọn họ sẽ được an trí ổn thoả.
Khấu Trọng bắt đầu cảm thấy gánh nặng đè lên vai gã. Nếu Bành Lương bị phá thì người chịu khổ chính là quân dân của mình. Kể cả Lý Thế Dân có đối đãi tốt với bách tính thì rất nhiều trai tráng trong quân ngũ cũng khó tránh tử trận, đại bộ phận các gia đình đều phải chịu sự thống khổ bi thương khi mất đi người thân.
Trần Lão Mưu lên tiếng:
- Kể cả khi Thiếu Soái không có mặt ở đây thì ta cũng khẳng định rằng không một ai dám lười nhác. Chẳng những Bành Lương từ một tòa thành hoang phế đã trở nên một thành thị quy mô, mà quân đội vốn là một đám ô hợp cũng đã trở thành một đoàn quân được huấn luyện có bản sắc rồi.
Khấu Trọng vui vẻ nói:
- Đó chính là việc mà ta quan tâm nhất sau khi về đây.
Tuyên Vĩnh đỡ lời:
- Thiếu Soái dương uy ở Tái Ngoại, coi đại quân Đột Quyết như không. Việc làm của bọn thuộc hạ trong mắt Thiếu Soái chỉ sợ không khác gì kỹ thuật đùa bỡn của một tiểu hài nhi thôi.
Lúc này đoàn người đã tiến vào Thiếu Soái phủ. Dân chúng vây kín ngoài đại môn, tiếng hô “vạn tuế” rầm trời, khung cảnh vô cùng phấn khích.
Sau khi cùng mọi người xuống ngựa, Khấu Trọng nắm dây cương Thiên Lý Mộng cười nói:
- Tuyên đại tướng quân ngươi không cần khiêm tốn. Nói về luyện binh thì các ngươi còn giỏi hơn ta. Nhưng ta quả thực đã học được một chút từ người Đột Quyết. Sáng mai khi đến binh doanh sẽ để các ngươi tham khảo xem có dùng được không.
Chúng tướng hô vang đáp ứng.
Thiếu Soái quân vận giáp trụ sáng ngời xếp hàng nghiêm chỉnh từ đại môn qua quảng trường đến tận bậc thềm của tòa kiến trúc chính trong soái phủ. Trang phục lấy màu xanh lục và màu đỏ làm chủ đạo, người nào người nấy sỹ khí ngút trời, tay giơ cao binh khí tỏ lòng kính trọng, động tác chỉnh tề như một. So với trước đây trang bị không đều, giáp trụ cũ rách thật là một trời một vực.
Trần Lão Mưu bên cạnh gã cất giọng hóm hỉnh:
Cao Chiếm Đạo cũng nói:
- Lý Tử Thông biết rõ Thiếu Soái lợi hại nên việc phòng thủ cung cấm khẳng định đã được tăng cường rất nhiều, muốn ám sát hắn tuyệt không dễ dàng. Nghe nói gần đây tên này chiêu dụ được một đám đông bọn vong mạng, mục đích chính là ứng phó đòn đánh úp của chúng ta.
Khấu Trọng mỉm cười nói:
- Các ngươi đã tính sót Dương công và năm ngàn hùng binh của ông ta rồi. Sau nhiều năm cùng Trầm Pháp Hưng giao chiến, Lý Tử Thông giờ lại phải ứng phó với Phụ Công Hựu như mắt hổ rình mồi ở phía Tây. Nếu không có Giang Đô thành cao tường dày thì lão Lý đã sớm bị chém mất đầu rồi. Tên đó không hề có cốt khí, nhiều năm chuẩn bị thuyền đội là để khi thấy tình thế bất lợi là lập tức bỏ chạy hoặc đầu hàng. Hiện giờ hắn lại xưng thần với Lý gia. Con mẹ nó! Để sau khi ta nắm rõ tình hình sẽ nghĩ cách thu thập hắn.
Từ đầu đến giờ không nói lời nào, Chiêm Công Hiển lúc này mới thốt lên thán phục:
- Kể cả là những vấn đề khó khăn mà bọn thuộc hạ dù nghĩ vỡ đầu cũng không có phương pháp giải quyết, nhưng khi vào tay Thiếu Soái lập tức trở nên nhẹ nhàng đơn giản, chừng như không phí chút sức lực nào đã tính toán đâu vào đấy.
Khấu Trọng khoái chí cười rộ. Lúc này đã duyệt hết toàn quân, mọi người giật cương vòng ngựa phi về phía soái đài trên đỉnh đồi.
Bảy đội quân bắt đầu di chuyển, chuẩn bị diễn tập biến hoá trận pháp để thể hiện thành quả nhiều năm thao luyện.
Trong lòng Khấu Trọng dâng lên hào tình vạn trượng. Từ khi xuất đạo đến giờ, lúc nào gã cũng đặt mình vào thế yếu đầy nguy hiểm, cho tới lúc này vẫn là như vậy. Việc phải làm sao để cầu thắng trong bại, tìm sống trong nghịch cảnh đã giúp gã cảm nhận được ý nghĩa của sinh mệnh.
Khấu Trọng mỉm cười nói:
- Chúng ta cần huấn luyện binh mã có công năng linh hoạt xuất thần như người Đột Quyết, phòng thủ vững vàng chắc chắn như Lý Thế Dân, lại nhanh chóng chế tạo và trang bị khí giới công thủ cho thủy sư theo đúng như Lỗ đại sư thiết kế. Địch phân tán thì ta tập trung, địch co cụm thì ta tản ra, dùng kỳ binh khắc chế kỳ binh, lấy vững vàng chống lại vững vàng. Nếu chiếm được Giang Đô thì ít nhất một nửa thiên hạ đã rơi vào tay ta rồi. Khi đó Lý Thế Dân đừng hòng xưng hùng Trung Nguyên nữa.
Tuyên Vĩnh nói:
- Tháng trước Tống Lỗ tiên sinh đích thân tới Lương Đô để truyền đạt khẩu lệnh của Tống phiệt chủ, rằng chỉ cần Thiếu Soái có thể thủ vững đến mùa xuân sắp tới khi trăm hoa đua nở thì đại quân của ông ta sẽ theo đường biển kéo đến.
Khấu Trọng trong lòng thầm than. Tuy biết rõ quân của Tống gia sớm nhất cũng phải đến mùa xuân sang năm mới tới được, nhưng gã vẫn nuôi hy vọng là Tống Khuyết có thể tới trước tháng mười. Giờ nghe tin do đích thân Tống Lỗ truyền tới thì ảo tưởng đó lập tức tan biến.
Tuy Khấu Trọng nói mười phần tin tưởng, nhưng thật ra có đến quá nửa là khoa trương để phấn chấn lòng quân. Kể cả khi gã đoạt được Giang Đô thì vẫn không thể giữ được cả một dải Bành Lương. Chỉ với bốn vạn quân thì giữ được vài tòa thành đã là tốt rồi. Một khi thế bại hình thành thì quân Lý Thế Dân sẽ ầm ầm theo Vận Hà kéo xuống phía Nam, cuối cùng gã cũng chỉ có thể giữ được một tòa thành cô độc là Giang Đô, lại bước vào con đường mà Vương Thế Sung đang đi.
Mấu chốt là chờ xem khi nào thành Lạc Dương bị hạ. Nếu Vương Thế Sung có thể giữ được đến mùa xuân sang năm thì lại là một chuyện khác. Giờ mới là tháng bảy. Nếu Hổ Lao bị phá thì Lý Thế Dân sẽ trực tiếp đánh thành Lạc Dương. Lúc đó chắc Vương Thế Sung chỉ có thể kéo dài thêm được một tháng là cùng.
Khấu Trọng xuống ngựa, bốn tướng tháp tùng gã bước lên soái đài. Cuộc diễn tập diễn ra trong tiếng trống trận hào hùng. Chỉ thấy quân đội lúc tiến lúc thoái, ung dung trật tự, phối hợp không kẽ hở.
Cao Chiếm Đạo chợt hỏi:
- Thiếu Soái! Ưu điểm của người Đột Quyết là gì?
Khấu Trọng đáp:
- Chiến binh Đột Quyết bất kỳ ai cũng là chuyên gia về tiễn, kỵ và đao. Chiến thuật dùng kỳ binh luôn nằm ngoài phán đoán của địch, di chuyển như gió, khi tấn công thì dũng mãnh hơn người Hán chúng ta, lúc chạy lại càng nhanh hơn nhiều, có thể vừa ngồi trên lưng ngựa hành quân vừa ngủ. Hà hà! Ta có chút phóng đại lên rồi, nhưng cũng rất gần với sự thật.
Gã vừa nói chuyện vừa quan sát những biến hoá theo cờ hiệu của toàn quân. Khởi đầu là năm mươi người một đội, khi hai lá cờ giao nhau thì năm đội hợp nhất trở thành một đội hai trăm năm mươi người, nếu năm lá cờ hợp lại thì mười đội kết thành một đội năm trăm người. Nhìn mà hoa mắt chóng mặt, nhưng bất kể là biến hoá thế nào, hình thế toàn trận vẫn được giữ vững hoàn chỉnh không rối loạn.
Có thể thấy bọn Tuyên Vĩnh đã tốn rất nhiều tâm huyết cho việc huấn luyện. Thiếu Soái quân không còn là một đám ô hợp tạp nhạp, đánh nhau toàn bằng vào đấu chí như trước nữa. Chỉ hận là so với quân Đường của Lý Thế Dân thì bất kể là về thực chiến hay kinh nghiệm đều vẫn thua rất xa. Tùy tiện chọn ra bất cứ ai trong đám tướng lĩnh thủ hạ của Lý Thế Dân thì những người ít kinh qua chiến trận như Cao Chiếm Đạo, Trần Trường Lâm đều không thể so bì được.
Khấu Trọng ngầm hạ quyết tâm sẽ hết sức luyện quân, thuộc hạ của gã khi ra chiến trường không phải để tìm chết mà là để giành chiến thắng.
(