Đại Đường Song Long Truyện

Chương 646 : Lòng người hiểm ác

Ngày đăng: 13:20 19/04/20


Màn đêm buông xuống, Khấu Trọng và Từ Tử Lăng trèo lên đỉnh một ngọn núi nhỏ bên cạnh sơn cốc mà cả bọn ẩn thân để quan sát tình hình xa gần.



Sáng nay sau khi thoát thân, bọn gã lao vào trong một khu rừng rậm ở bờ bắc Đại Hà, mượn cây cối yểm hộ chạy một mạch về hướng Đông Bắc. Đến chỗ này họ mới dám ngồi xuống trị thương.



Trải qua hai canh giờ nghỉ ngơi hành khí, Khấu Trọng và Từ Tử Lăng hồi phục lại trước. Tuy hai gã vẫn cảm thấy thân thể hư nhược do mất máu quá nhiều, nhưng không còn cảm thấy sức tàn lực kiệt, tinh thần suy sụp như lúc chạy thục mạng không hề nghỉ ngơi nữa.



Bạt Phong Hàn liều lĩnh hơn bọn gã nhiều nên thương thế cũng nặng hơn, vì vậy hắn vẫn ở lại trong sơn cốc điều dưỡng.



Nhìn kỹ bầu trời, Khấu Trọng nói:



- Thật là kỳ quái! Sau khi vượt sông thì chẳng hề trông thấy bóng dáng con ưng của Khang Sao Lợi nữa. Lý Thế Dân không phải là người dễ dàng bỏ cuộc như vậy chứ?



Từ Tử Lăng cười khổ:



- Đằng nào bọn ta cũng phải quay lại Lạc Dương, sớm muộn cũng không chạy thoát khỏi tay Lý Thế Dân, hắn phí sức đuổi theo làm gì? Nói không chừng Lý tiểu tử còn tức giận nếu bọn ta không kéo được Đậu quân đến, để hắn có thể thu thập một lần toàn bộ ba đại kình địch là Vương Thế Sung, Đậu Kiến Đức và Thiếu Soái ngươi đó.



Khấu Trọng lắc đầu:



- Đậu Kiến Đức sẽ không thua đâu. Chỉ cần lão đồng ý đến cứu viện thì ta sẽ động viên toàn bộ Thiếu Soái quân, cùng với lão chia binh làm hai đường đánh phá các thành của Hổ Lao. Nếu Lý Thế Dân đến phòng thủ Hổ Lao, ta sẽ cho hắn một trận đại bại bình sinh chưa từng có.



Từ Tử Lăng nhíu mày hỏi:



- Nếu ngươi đến đánh Hổ Lao thì ai sẽ giúp Vương Thế Sung phòng thủ Lạc Dương?



Khấu Trọng thở dài đáp:



- Đó chính là việc khiến ta đau đầu nhất. Nhưng lương thực của Lạc Dương tối đa cũng chỉ chống chọi được nửa tháng nữa nên nếu trong thời gian đó không chiếm được Hổ Lao thì Lạc Dương nguy mất. Vì thế nếu ta vẫn cố giữ Lạc Dương thì thật không thông minh cho lắm. Chi bằng giúp Đậu Kiến Đức toàn lực đánh chiếm Hổ Lao, đây cũng là phương pháp duy nhất để cứu viện Lạc Dương. Giống như khi đánh cờ vây, hai cửa sinh hợp lại thì có thể sống còn, biết đâu có thể quay lại cắn con rồng lớn là Lý Thế Dân một miếng.



Từ Tử Lăng lại hỏi:



- Ngươi nắm chắc trong vòng nửa tháng sẽ đánh chiếm được Hổ Lao sao? Đường thủy nối liền các thành phía đông Lạc Dương đều nằm dưới sự khống chế của Lý Thế Dân. Ngươi không có cách nào cô lập Hổ Lao hết.



Khấu Trọng chán nản nói:



- Thật ra ta không hề nắm chắc chút nào. Ài! Gặp Đậu Kiến Đức rồi hãy tính! Ta còn chưa có cơ hội hỏi Lăng thiếu gia là Thạch Thanh Tuyền đã tâm sự những gì với ngươi?



Từ Tử Lăng lắc đầu đáp:



- Ta không biết.



Khấu Trọng kêu lên thất thanh:



- Không biết? Đó là câu trả lời kiểu gì vậy? Chẳng phải ngươi từng bảo đã tâm sự cả đêm với nàng sao? Chẳng lẽ cả đêm ngươi và nàng chỉ nói đi nói lại câu “không biết” sao?



Từ Tử Lăng bực mình nói:




Một mưu thần khác của Đậu Kiến Đức là Lưu Bân cười rộ:



- Tài hùng biện lưu loát của Thiếu Soái thật làm người ta khâm phục. Nhưng sách lược vượt sông đánh phá Hổ Lao của ngài vẫn còn có chỗ cần tính toán lại. Hùng mạnh như quân binh Đại Hạ bọn ta mà thắng bại cũng thật khó dự liệu. Thượng sách chi bằng tránh mạnh đánh yếu, nhân lúc quân Đường vây thành Lạc Dương, Đại Hạ ta theo Tể Hà đánh chiếm Hoài Châu và Hà Dương, sau đó sai tướng giỏi phòng thủ rồi thiết lập đường vận lương. Đến khi trận cước ổn định sẽ vượt qua Thái Hành để vào Thượng Đảng, Tuẫn Phấn, Tấn, Xu Phố Tân. Làm như thế có ba điều lợi, trước hết là khu vực đó ít quân địch, có thể đảm bảo thắng lợi. Tiếp theo là mở rộng được đất đai, thu phục được nhân dân làm thanh thế nước Đại Hạ ta thêm mạnh. Cuối cùng là khi đó Quan Trung sẽ chấn động khiếp hãi, vòng vây nhà Trịnh sẽ tự được giải. Hiện nay không có sách lược nào hay hơn thế.



Khấu Trọng ngây người thốt:



- Lời của đại phu đúng là thượng sách, sẽ tạo thành sự kiềm chế cực lớn đối với quân Đường. Nhưng lại có hai vấn đề nghiêm trọng. Thứ nhất, đối thủ của chúng ta là Lý Thế Dân. Nếu biết đại vương không vượt sông mà kéo lên mặt Tây thì chắc chắn hắn sẽ gác lại tất cả những chuyện khác để toàn lực đánh phá Lạc Dương. Chỉ cần quân Đường phong tỏa được Đại Hà thì Đậu gia chỉ có thể tạm thời xưng hùng ở bờ Bắc mà thôi. Vấn đề thứ hai, Lạc Dương chỉ còn lương thực dùng cho nửa tháng, không chống chọi được bao lâu nữa. Nếu đại vương nhất quyết không vượt Đại Hà thì ta chỉ còn cách cùng thủ hạ rút khỏi Lạc Dương trở về Bành Lương xem có thể làm gì được không.



Mạnh Hải Công cất giọng nặng nề:



- Thiếu Soái lời lẽ đầy vẻ uy hiếp, thật là thiếu suy nghĩ.



Khấu Trọng trong đầu lửa giận bừng bừng, thầm nghĩ lần này đến cầu viện với tấm lòng vô tư, mục tiêu là giúp cho vạn dân thiên hạ. Các ngươi chẳng những không lượng tình mà còn liên tục bức bách làm người ta tức giận.



Lưu Hắc Thát lên tiếng giảng hòa:



- Thật ra Thiếu Soái chỉ có lòng cầu thị. Lưu Hắc Thát dám lấy tính mạng ra mà đảm bảo lần này Thiếu Soái đến Đại Hạ với mục đích trong sáng.



Cũng biết đắc tội với Khấu Trọng thì thật là bất trí, Đậu Kiến Đức bèn gật đầu nói:



- Đã từng kề vai tác chiến với nhau nên ta hiểu rõ mục đích của Thiếu Soái là vì dân. Hải Công lần đầu gặp Thiếu Soái nên mới hiểu lầm như thế.



Mạnh Hải Công tuy thấy Lưu, Đậu hai người thay nhau nói tốt cho Khấu Trọng nhưng vẫn không chịu xin lỗi. Hắn mặt nặng mày nhẹ ngồi im không nói gì.



Đậu Kiến Đức nhìn Khấu Trọng một lát rồi trầm giọng:



- Hiện giờ tình thế khác trước, Thiếu Soái không phải đơn độc tác chiến. Tống Khuyết lại mới chiếm được Hải Nam, hạm đội của Tống gia bất cứ lúc nào cũng có thể kéo đến làm tình thế phương Bắc càng thêm phức tạp. Nếu như Đại Hạ bọn ta giằng co bất phân thắng bại với Lý Thế Dân ở Lạc Dương mà đại quân của Tống Khuyết đánh tới thì sẽ ra sao? Đại Hạ và nhà Đường có lợi, hay rốt cuộc chỉ có Tống Khuyết chiếm hết tiện nghi do được làm ngư ông? Thiếu Soái có thể giải tỏa mối nghi ngờ này của ta không?



Khấu Trọng giật mình tỉnh ngộ. Mấu chốt vẫn là ở nơi Tống Khuyết, người mà bất cứ ai trong thiên hạ cũng kính sợ. Lý Uyên vì thế mà ăn ngủ không ngon, Đậu Kiến Đức cũng vì thế mà sinh lòng úy kỵ. Trong tình hình này thì Thiếu Soái quân của gã đừng hòng có thể hợp tác một lòng với Hạ quân để đánh chiếm Hổ Lao.



Đậu Kiến Đức có thể là đối thủ của Lý Thế Dân sao? Bỗng nhiên tất cả sự lạc quan của gã tan thành mây khói. Tiền đồ mung lung mờ mịt, khả năng tử chiến ở Lạc Dương càng tăng, lại còn liên lụy đến hai vị hảo huynh đệ là Từ Tử Lăng và Bạt Phong Hàn nữa.



Thờ dài một hơi, Khấu Trọng đứng lên nghiêm mặt nói:



- Ta xin dùng danh dự và nhân cách của mình để bảo đảm, rằng khi Lạc Dương thắng bại còn chưa rõ, chỉ cần Khấu Trọng này còn một hơi thở thì Tống gia sẽ tuyệt không nhúng tay vào. Hơn nữa Lý Tử Thông và Trầm Pháp Hưng vẫn còn đó, trận cước của Tống gia ở Hải Nam chưa thể ổn định. Phải chờ tới mùa xuân hoa nở sang năm hạm đội của Tống gia mới có thể ngược Bắc. Chỉ cần Đậu gia đáp ứng xuất quân giải vây thì Khấu Trọng ta sẽ tử thủ Lạc Dương chờ đón đại giá. Giờ ta phải lập tức quay trở lại Lạc Dương, chỉ còn đợi một câu nói của ngài mà thôi.



Gã không còn nhẫn nại nữa nên muốn đánh bài ngửa.



Sảnh đường im phăng phắc, ánh mắt mọi người đều nhìn vào Đậu Kiến Đức. Đang ngồi trên Long ỷ tại đài cao phía Bắc sảnh đường, hai mắt Đậu Kiến Đức lấp loáng nhìn Khấu Trọng một lát, đoạn lão cười dài nói:



- Được! Thiếu Soái người mau lời lẹ, Đậu Kiến Đức này sao lại lề mề chậm chạp được. Trong vòng ba ngày, cánh quân tiên phong của ta sẽ vượt Đại Hà. Nếu ông trời cho rằng Đậu Kiến Đức này xứng đáng làm Hoàng đế thì trong vòng nửa tháng hai bên sẽ hội sư bên ngoài thành Lạc Dương. Khi đó hy vọng Thiếu Soái có thể cho ta một đáp án rõ ràng về phương hướng tương lai của mình. Hắc Thát hãy tiễn Thiếu Soái thay ta.



(