Đại Đường Song Long Truyện

Chương 749 : Lấy đêm làm ngày

Ngày đăng: 13:21 19/04/20


Dưới ánh mặt trời chiều, quần thể kiến trúc Lăng Yên các lặng thinh không một tiếng người. Tĩnh mịch tới bất thường. Mái dát vàng mỏng cùng cửa chính trạm trổ hoa văn bằng vàng của căn lầu chính lấp lánh dưới ánh nắng, khiến ngọn lầu cao chọc trời được trang trí hoa lệ này tăng thêm mấy phần khí phái phú quý đường bệ.



Tiếng cá quẫy dưới nước, tiếng chim hót trong bụi cây, chẳng những không tổn hại tới bầu không khí cách biệt khỏi thế gian, mà còn làm tăng thêm cảm giác tĩnh lặng thần thánh.



Gió khẽ thổi qua, cây lá trong vườn rung lên xào xạc, sóng gợn lăn tăn trên mặt hồ rộng lớn, trong xuân ý lại pha lẫn tư vị uể oải biếng nhác.



Tiếng chân bước trên chiếc cầu bằng gỗ cây hạnh xem ra chính là sự nhiễu loạn không cần thiết đối với Lăng Yên các cách biệt bên ngoài này.



Trong lòng Khấu Trọng lại đang mang tâm sự khác, dung mạo xinh đẹp tuyệt trần của Thượng Tú Phương hiện lên, còn khúc hát thiên hạ vô song của nàng cứ phảng phất đâu đây.



Từ Tử Lăng thì đang nghĩ tới Phó Dịch Lâm từ phương xa tới. Bởi mối quan hệ với Phó Quân Sước, bất kể Phó Dịch Lâm đối xử với bọn gã thế nào cũng đành tuân theo mà thôi. Trong tình huống bất lợi như vậy, sư công Phó Dịch Lâm đã trở thành người khiến bọn gã phải đau đầu nhất.



Bước qua bậc đá lên trước cánh cửa rộng mở, Vi công công cung kính nói:



-Mời Thiếu Soái đợi ở đây một lát, tiểu nhân đi thông báo.



Vi công công bước vào cửa rồi, ba gã mới nhìn vào sảnh chính. Bị ánh sáng phản xạ từ một tấm bình phong làm bằng đá Vân Mẫu ngăn cản tầm nhìn, song vẫn có thể trông thấy được chiếc thảm Ba Tư mềm mại trải trên sàn lát gỗ đỏ tía, không chỉ làm tăng thêm vẻ đặc trưng của dị quốc, mà càng khiến bầu không khí của nơi Phó Dịch Lâm cư ngụ thêm thần bí.



Khấu Trọng cười khổ:



-Cái này gọi là con dâu xấu trước sau gì cũng phải ra mắt bố chồng, cũng như Liệt tiểu tử đã nói hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Tới lúc sư công muốn chấp hành gia pháp đòi lại võ công của bọn ta, phải làm sao đây?



Bạt Phong Hàn vẫn ngạo nghễ mỉm cười đáp:



-Đây mới chính là nguyên nhân Bạt mỗ khăng khăng đòi đi cùng. Văn do các ngươi phụ trách, võ tất cả do Bạt mỗ tiếp nhận. Thế chẳng phải mọi vấn đề đều có thể giải quyết sao? Bạt mỗ đang muốn tìm hiểu xem... Ồ!



Khấu Trọng và Từ Tử Lăng giật mình kinh ngạc. Một mỹ nhân xuất hiện, bước theo sau Vi công công. Không chỉ Bạt Phong Hàn chấn động, nghẹn lời, cả Khấu Từ đều ngây ra nhìn, trong lòng dấy lên cảm xúc như thể ruột gan đứt đoạn, khó nói thành lời.



Người trước mặt là Phó Quân Du đã lâu không gặp. Thần thái khí chất của nàng y như Phó Quân Sước. Trước đây, dẫu nhan sắc diễm lệ bị che phủ phần nào bởi bộ trang phục võ sĩ, nhưng nàng vẫn khiến Khấu Trọng và Từ Tử Lăng liên tưởng tới dáng vẻ của người mẹ nuôi. Giờ đây, trong trang phục trắng như tuyết, trang điểm lại càng giống Phó Quân Sước khi xưa, tựa như Phó Quân Sước sống lại, sao không khơi dậy nỗi niềm vĩnh viễn giấu tận đáy lòng hai gã.



Nàng đã gầy hơn hồi trở về Cao Lệ. Đôi mắt huyền thấp thoáng nét buồn bình tĩnh dò xét ba gã. Bước tới ba bước trước mặt ba gã, nàng dừng lại, khẽ nói:



-Xin công công đợi một lát, Quân Du có vài lời muốn nói cùng bọn họ.



Vi công công vốn đã quen xu nịnh Lý Uyên, vội đáp:



-Vậy tiểu nhân đợi ở bên ngoài cửa viện!



Nói rồi lão bước qua cầu rời khỏi.



Đợi bóng Vi công công khuất trong đám cây sau hành lang, Phó Quân Du nhìn sang Bạt Phong Hàn, chậm rãi hỏi:



-Tại sao người đưa ta về nước không phải Bạt Phong Hàn mà là Tống Sư Đạo?



Bạt Phong Hàn ngạc nhiên rùng mình, nhất thời không đáp được nửa lời.



Phó Quân Du nở nụ cười đầy sầu muộn, nói:



-Chuyện đã qua không cần phải bận tâm toan tính, cũng chẳng thể toan tính. Sư phụ đang nghỉ trưa, ta có thế sắp xếp cho các người gặp lão nhân gia vào giờ Tý đêm nay.



Khấu Trọng ngây ra hỏi:
-Tiểu tử này có ý đồ gì, làm thuyết khách sao lại nói năng như vậy?



Bạt Phong Hàn trầm giọng nói:



-Hắn đang đe dọa, dò xét xem phản ứng của chúng ta thế nào.



Khấu Trọng vươn vai nói:



-Dương tiểu tử là của Tử Lăng, Liệt Hà thuộc lão Bạt, còn Cái Tô Văn do ta hỏi han. Đây gọi là phân chia công bằng, mọi người không cần tranh dành.



Xe ngựa tới Hưng Khánh cung, đi vào cổng lớn. Giờ ba gã mới hiểu Hưng Khánh cung là nơi như thế nào, càng hiểu hơn tại sao Lý Uyên phải sắp đặt như vậy.



Diện tích mà Hưng Khánh cung chiếm tương đương với Đông thị. Tuy không có quy mô như Thái Cực cung, song tuyệt không kém Đông cung của Kiến Thành hay Dịch Đình cung của Lý Thế Dân, tuy vậy số lượng nhà cửa phòng ốc lại không bằng vì kênh Long Khẩu chảy từ Đông Bắc vào tới góc Tây Nam, tạo thành một hồ lớn chiếm một phần tư của cung, thêm kênh Thanh Minh lại chảy từ phía Tây Nam của hồ ra ngoài cung. Ven hồ cây cối xum xuê, như thể đem từ rừng cây bên ngoài đặt vào vậy, chẳng trách Lý Uyên tán tụng nơi đây có cảnh đẹp chốn sơn lâm.



Mặt Đông của Hưng Khánh cung sát với tường thành, chỉ cách một con đường để quân đội đi qua, nên không có cửa. Tường phía Bắc có ba cửa, Tây Nam mỗi bên hai cửa, cửa chính của Hưng Khánh cung nằm ở chính giữa tường thành Tây. Ở mỗi cửa đều có quân bảo vệ thâm nghiêm.



Ba gã nghĩ, chỉ cần Lý Uyên hạ lệnh một tiếng, phong tỏa hết các cửa, lại phái người vây kín, bọn gã chỉ còn cách dựa vào bản lĩnh chân thực của mình để tìm sinh lộ.



Đông thị nằm ở phía Tây Nam của Hưng Khánh cung, nằm ở hai góc, cách nhau một con đường.



Xe ngựa tiến vào cổng Hưng Khánh, dừng trước điện Hưng Khánh, rồi cấm vệ mở cửa, mời ba gã xuống xe.



Không ngờ người đón tiếp bọn gã lại là Lý Thần Thông và Lý Nam Thiên, hai nhân vật có cân lượng của Đại Đường. Thấy Lý Thần Thông, bọn Khấu Trọng nhất thời nhẹ nhõm một phần, trong lòng thầm nhủ trong rủi có may, xem ra là điều vạn hạnh trong bất hạnh.



Lý Uyên làm cách này thật là tuyệt diệu, khiến cho nhất cử nhất động của bọn gã đều nằm trong sự giám thị, lại không thể kháng nghị, còn phải cảm tạ Lý Uyên „tiếp đãi chu đáo“ nữa.



Ba gã quét mắt một vòng, cây cối đình viện gần xa vươn cao ngạo nghễ, cành lá che đi phần nào cung điện đền đài, hành lang tĩnh lặng. Không thể phủ nhận đây là chốn bình yên giữa chốn phồn hoa nhộn nhịp. Ánh mặt trời từ Tây Nam phản chiếu lên mặt hồ lấp lánh, sóng nước nhấp nhô, càng khiến mọi người tinh thần rung động, rửa sạch bụi trần.



Sau đôi lời khách khí, Khấu Trọng hỏi:



-Hồ này hẳn có cái tên rất đẹp.



Lý Nam Thiên đáp:



-Hồ này tên gọi Long Trì, Hưng Khánh cung được xây bởi vì có nó. Đây là hồ nước tự nhiên, không có nó thì cũng không thể có cây cối nhiều như vậy.



Lý Thần Thông tiếp lời:



-Cung này là nơi nghỉ của ta và hoàng thúc. Hoàng thúc ngụ ở Tân Xạ điện phiá Đông Bắc, chỗ ở của ta là Nam Huân điện nơi trung tâm. Tuy thế nếu so về cảnh sắc, Trầm Hương đình phía Đông và Hoa Ngạc lâu phía Tây Nam là đẹp nhất. Hoa Ngạc lâu còn là nơi hoàng huynh tránh nóng, giờ đây làm hành cung cho Thiếu Soái. Hoàng huynh đã phân phó chúng ta báo với Thiếu Soái, Hoa Ngạc lâu là nhà của Thiếu Soái ở Trường An, ra vào tùy theo ý của Thiếu Soái.



Lý Nam Thiên tiếp lời:



-Tùy tùng của Thiếu Soái cũng được bố trí ở Hoa Ngạc lâu. Hoa Ngạc lâu cao ba tầng, nhìn từ đỉnh lâu xuống có thể thu hết cảnh đẹp ở trong ngoài cung vào tầm mắt.



Khấu Trọng cười ha hả:



-Thì ra trong hoàng cung còn có một nơi tốt như thế này, ta phải tận dụng cơ hội hưởng thụ một phen mới được!



(