Đại Mạc Thương Lang
Chương 134 : Bủa vây
Ngày đăng: 17:42 19/04/20
Rất khó hình dung cảm giác mà đám sương mù mang lại lúc đó, đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa
thấy đám sương mù nào có hình dạng giống như vậy, điều khiến tôi ấn
tượng nhất là màu khói xám của nó, sắc màu ấy khiến người ta cảm thấy
vừa nặng trĩu, lại vừa nhẹ nhàng, bay bổng.
Làn khói xám nhanh
chóng lan tỏa vào trong qua cánh cửa chưa đóng, với tốc độ đều đều, tạo
cảm giác như thể nó rất ung dung tự tại. Do điều kiện thiếu ánh sáng,
nên tôi không thể nhìn rõ mọi thứ. Chúng tôi giúp cậu lính đặt đội phó
xuống, đến khi quay đầu lại nhìn, thấy cả phòng chờ đã tràn ngập làn khí đen kịt, ánh sáng trong phòng cũng bị thứ khói mù mịt kia làm cho tối
sầm lại.
May mà, cánh cửa kín hơi phía trong đã chặn được đám
sương mù lại. Thiết kế của cánh cửa “ba chống” cũ kĩ này ưu việt vượt xa sức tưởng tượng của chúng tôi, tuy vậy tôi vẫn ý thức cần tránh xa cánh cửa kia, chỉ sợ lỡ đâu đám khói chui qua khe cửa lọt vào thì nguy.
Tôi sợ cứng cả lưỡi, bụng nghĩ thầm nếu giờ này mình vẫn còn ở bên ngoài
thì không biết hậu quả sẽ ra sao. Có khi đã giống xác chết mà lúc trước
chúng tôi tìm được dưới hố rồi.
Trần Lạc Hộ đứng bên cạnh gọi tôi đến giúp đỡ, chúng tôi dìu đội phó về phía bàn, đầu đội phó dính đầy
máu, cậu lính thở hổn hển, chân tay luống ca luống cuống kiểm tra vết
thương cho anh ấy.
Tôi hỏi cậu lính đã tìm thấy đội phó ở đâu?
Cậu ta bảo tìm thấy ở đoạn dưới một chút, nơi lối thoát nước ngay giữa
đập, phía trên chỗ ấy có các thanh giảm va chạm bằng xi măng, chúng có
tác dụng ngăn không để người ngã xuống đập. Đội phó không may mắn như
tôi, anh trượt mãi xuống dưới, cho đến khi bị mắc vào thanh ma sát mới
dừng lại được. Lúc được tìm thấy, anh đã ngất đi. Từ phòng kĩ thuật có
thể trượt xuống dưới đó, cậu lính cứ thế trượt xuôi, khi ấy lớp sương mù đã mấp mé ngay dưới chân, cũng may đội phó vẫn giữ chắc đèn pin trong
tay, nên cậu lính mơi dễ dàng phát hiện ra anh, cậu ta vội vàng cõng anh lên đây. Lớp sương mù như thể bám theo chân họ bò vào tận phòng, cậu ta vội quá nên không kịp đóng cửa lại.
Chúng tôi đều là những người có chút kinh nghiệm cấp cứu, bởi công việc khảo sát bên ngoài rừng núi
thường xuyên gặp phải tai nạn, đặc biệt là tai nạn rơi xuống núi. Lúc đó tay của tôi vẫn còn rất đau, dường như không nhấc lên được, nhưng tôi
cắn răng nén đau cố gắng giúp đội phó cởi áo ra.
Kiểm tra sơ bộ,
tôi thấy tim đội phó vẫn đập, mũi vẫn còn thở, nhưng người thì mê man
bất tỉnh, toàn thân đã mềm nhũn, trên đầu có vết thương, có thể là do cú va chạm cuối cùng đã gây hôn mê. Vấn đề này xem ra cũng bình thường,
tôi đã từng thấy có người ngã từ trên cây cao, bị đập đầu xuống máu chảy đầy đầu, thế mà ngày hôm sau băng bó xong xuôi lại leo cây như thường,
nhưng tôi cũng thấy có người đi hái quả óc chó, bị ngã đập đầu vào hòn
đá chỉ to bằng nắm tay thôi nhưng vẫn chết. Cậu lính xem ra rất nhanh
nhẹn, thấy đội phó hôn mê như thế, cậu ta cứ nghẹn ngào. Tôi vỗ vai cậu
ấy bảo đừng quá lo lắng, lúc đó mới thấy cánh tay của mình đau buốt tận
xương.
Tôi giơ tay mình lên kiểm tra, có thể xác định là không bị gãy xương, hoặc không gãy nặng lắm, nhưng cổ tay bị sưng lên một cục,
đau chết đi được, khả năng là bị trật khớp. Có điều bây giờ cũng không
biết xử lý thế nào, đành cắn răng chịu đựng vậy.
Chúng tôi cầm
máu cho đội phó, rồi để anh nằm nghỉ. Tôi hỏi thăm cậu lính xem mọi
người đã đến đây như thế nào, làm sao mọi người tìm được căn phòng “ba
chống” này.
Mặt cậu ta bỗng trở nên ngơ ngác không hiểu, cậu bảo không phải do cậu tìm ra mà là Viên Hỷ Lạc đã đưa họ tới đây.
Cậu kể: chiếc xuồng cứ thế bị nước đây đi, đi mãi tới tận con đập; họ tìm
nơi bám để trèo lên, vừa mới leo lên tới nơi thì Viên Hỷ Lạc bỗng chạy
đi như điên, cậu ta và Trần Lạc Hộ vội vã đuổi theo, cứ thế đuổi đến nơi này, đến được đây thì Viên Hỷ Lạc bỗng nhiên chui tọt vào góc kia, ngồi không động đậy gì nữa.
nghĩ tới đó bỗng chốc người tôi cảm giác ngột ngạt khó chịu. Tôi thầm
nghĩ, mẹ nó chứ, mình đúng là đồ thối mồm, bây giờ thì sự thực báo ứng
rồi đây.
Lúc này, ống quần của chúng tôi cũng đã khô queo, bằng
không cũng cố mà vắt ra ít nước. Trong đầu tôi liên tục nảy ra bao nhiêu ý tưởng, nhưng rốt cuộc chẳng có tác đụng gì. Chỉ lát sau, tôi đã thấy
tuyệt vọng.
Trong kí ức của mình, những lần nguy nan như thế này
trên đường công tác không nhiều, lần nguy hiểm nhất là vào năm 1959 ở
đông Tứ Xuyên, hồi đó tôi mới tham gia công tác, tôi được phân đi khảo
sát trong một hang động, chúng tôi bị nước lũ nhốt trong động mất ba
ngày hai đêm, may mà cuối cùng nước lũ cũng rút đi. Khi đó, đội chúng
tôi có mười mấy người, lương thực và nước uống đều không thiếu, chỉ
thiếu mỗi kinh nghiệm, cho nên cả lũ đều khóc lóc sợ hãi, còn bây giờ
thì hay rồi, kinh nghiệm phong phú, chỉ thiếu mỗi nước, tình hình lúc
này còn khóc dở mếu dở hơn trước nhiều.
Mã Tại Hải nói, nếu cứ
ngồi trong cái hộp sắt này mà đợi sương tan, e rằng vận may phải lớn lắm mới cầu được ước thấy. Còn nếu đi chỗ khác, biết đâu lại tìm được cơ
may đổi vận, ví như tìm được đường dẫn nước hay ống thông hơi nưóc cũ kỹ nào đó, có thể bên trong vẫn còn nước cũng nên. Tại sao ta lại không
thử?
Tôi nghĩ thầm: nơi này tìm đâu ra đường dẫn nước. Tôi thấy
cậu ta ngồi xổm xuống, tay chỉ vào lỗ thông khí dưới chân tường, cậu ta
nói lỗ thông khí này chắc chắn thông với thiết bị lọc khí, đây là kĩ
thuật mà người Đức đã sử dụng trong thế chiến thứ hai, sau này người
Liên Xô học lỏm được. Trong các công trình ngầm dưới đất của nước ta
hiện nay, đại bộ phận là những trang thiết bị tương tự thế này nhưng đã
được cải tiến, vì vậy ở đây chắc cũng có ống thông khí.
Nghe cậu
ta nói, tôi như thể lại tìm thấy tia hi vọng sống, thế nhưng cái ống
thông khí bé thế này, chỉ chui lọt được đầu vào, chứ làm sao có thể chui được cả người qua.
Mã Tại Hải nói, người cậu ấy nhỏ, có lẽ không thành vấn đề, nói xong liền bước tới tháo tấm lưới chắn chuột ra, sau
đó thò người vào thử xem có chui lọt không.
Tôi cũng ngồi xuống,
vừa nhìn đã biết không thể chui qua được, kích cỡ của miệng ống nhỏ hơn
so với vai của Mã Tại Hải, dù sao cậu ta cũng là đàn ông, vóc dáng của
một quân nhân, làm sao có thể chui qua được. Hơn nữa xem đi xét lại thì
có cố nhét cũng không nhét nổi một người qua cái ống này được.
Mã Tại Hải nghiêng đi nghiêng lại, cố gắng lách người chui vào nhưng dường như không thể nhích được tí nào, cuối cùng cậu ta bị vẹo cổ, đành phải
chui ra.
Những người khác chắc chắn cũng không thể chui lọt. Trần Lạc Hộ có cái đầu rất to, thân hình của tôi vốn đã cao lớn, đội phó lại đang bị thương ở đầu, còn Viên Hỷ Lạc thì khỏi phải bàn, kế hoạch này
coi như phá sản.
Tôi ngồi phệt xuống đất, buồn bã. Chúng tôi
không ai nói với ai câu gì. Anh chàng Trần Lạc Hộ ngồi kế bên lại càng
dở hơi, cứ ôm khư khư lấy cái bi đông nước vào lòng, như thể sợ chúng
tôi giằng mất.
Tôi chẳng buồn đếm xỉa đến cậu ta, đầu óc tôi
trống. Đúng lúc đó, bỗng có tiếng động vang lên, đúng là họa vô đơn chí, đèn báo khẩn cấp trong khoang kín tự nhiên phụt tắt. Chúng tôi ngửi
thấy mùi khét lẹt, chắc đường dây điện cũ quá nên bị cháy đứt.