Đại Mạc Thương Lang
Chương 13 : Bộ phim số không
Ngày đăng: 17:42 19/04/20
Cái tên “Bộ phim số
không” vốn là một tên gọi tắt, nguồn gốc của nó là một bộ phim làm về mỏ dầu Đại Khánh được Hãng phim Cáp Nhĩ Tân sản xuất vào đầu mùa xuân năm
1959, bộ phim này được đặt tên là “Phim số không”, chỉ có những vị quan
chức tầm cỡ trung ương mới được xem, nội dung của phim đề cập đủ những
chi tiết nhỏ nhất đến những sự kiên quan trọng của những ngày đầu thăm
dò, tìm kiếm, định vị, tổ chức kế hoạch khai thác mỏ dầu Đại Khánh. Về
sau, chúng tôi quen gọi những bộ phim cơ mật cho các vị quan chức cấp
trung ương xem là “Phim số không”. Sự thực bộ “phim số không” ấy đi đâu, về đâu chúng tôi cũng không ai rõ, có người trong số những người thông
hiểu tình hình của đơn vị tôi bảo rằng vì bộ phim đó có liên quan đến sự việc của Hoàng Cấp Thanh[1] và Lý Tứ Quang[2], nên nó đã bị tiêu hủy,
rồi sự việc cuối cùng cũng chỉ là một trong vô số những sự kiện bị chìm
xuống của đợt Cách mạng văn hóa.
[1] Hoàng Cấp Thanh (1904 - 1995): Viện sĩ, Kĩ sư trưởng của Cục Địa chất, dầu khí Trung Quốc.
[2] Lý Tứ Quang (1889 - 1971): Nhà địa chất học nổi tiếng của Trung Quốc.
Bộ phim chúng tôi được xem giới thiệu rất tóm tắt nhưng cũng rất rõ ràng
về mục đích của đợt điều động tạm thời này. Lúc này tôi chỉ có thể kể
tóm tắt một chút về nội dung của đoạn phim đó, nhưng cũng xin nói luôn
là, trong hoàn cảnh đó, chúng tôi đều chẳng mảy may nghi ngờ gì về tính
chân thực của những thước phim đó, nhưng giờ nghĩ lại, có một số chỗ
thật khó để khiến người ta tin tưởng hoàn toàn.
Sự việc đại thể như thế này:
Mùa đông năm 1959, trong một lần dập đám cháy rừng tại khu Nam Lộc ở dãy
Đại Hưng An Lĩnh, những người công nhân chặt cây đã tìm thấy một xác máy bay của quân Nhật trong một vũng bùn lầy. Nghe nói hồi đó lửa đã đốt
khô cạn cả đầm nước, khi nước trong đầm khô hết, hiện ra lớp bùn bên
dưới, chỗ đó lộ ra một cái cánh máy bay đã gãy.
Những người công
nhân chặt cây không hề biết đó là một xác máy bay nên họ đã chui vào
trong đó, lấy ra rất nhiều linh kiện, rồi sau đó những linh kiện ấy được chuyển tới chỗ một vị cán bộ cấp trên của nhóm công nhân cứu hỏa, tiếp
đó, nó được chuyển về huyện, một quan chức quân đội về hưu nhìn thấy,
cuối cùng sự việc này mới được thông báo rộng rãi khắp nơi.
Hồi
đó, giới lãnh đạo cấp cao đương nhiên rất quan tâm tới những tàn tích
máy móc quân sự, vì một mặt, nó có khá nhiều giá trị cho việc nghiên cứu quân sự, mặt khác có khả năng trong nó còn sót lại cả đạn dược sát
thương, cho nên các vị lãnh đạo trung ương đã lập tức phái người về địa
phương để xử lý việc này.
chấn có thể từ một mét đến mười ngàn mét.
Từ năm 1951, Trung Quốc đã bắt đầu nhập khẩu loại thiết bị này, cho đến nay cũng đã có những
kinh nghiệm sử dụng nhất định, loại thiết bị này thường được dùng cho
việc thăm dò khoáng sản ở tầng sâu, các dữ liệu phản hồi của việc thăm
dò đều là những dữ liệu ba chiều, vô cùng đáng giá, dĩ nhiên với những
người bình thường mà nói thì những tài liệu này chỉ là một mớ bong bong
với những đường ngoằn ngoèo trên mặt giấy.
Sau đó, thông qua việc giải mã đồ thị địa chấn, người ta có thể khôi phục lại những đường sóng kia thành phim âm bản đen trắng để đọc. Bây giờ, hoạt động thăm dò của
chúng ta đã có những máy móc phần mềm tiên tiến, có thể ngay lập tức
trực tiếp xem được hình ảnh, hồi đó, phải có một người chuyên bê máy móc đi theo để ghi chép lại. Những việc ngày đều do các nhà khoa học làm,
còn đối với dân kĩ thuật cơ sở như chúng tôi, việc đọc những tài liệu
này chẳng khác gì như đọc sách do người ngoài hành tinh viết. Trình độ
như chúng tôi thì chỉ có thể hiểu được những kí hiệu sau khi chúng đã
được khôi phục lại trên tấm phim âm bản mà thôi.
Thời gian cho
lần khảo sát dư chấn mất khoảng năm tháng, sau khi tổng hợp các dữ liệu
xong, quả thật đã có phát hiện mới, tuy nhiên những phát hiện đó khiến
người ta lúng túng, khó mà miêu tả rõ ràng nó là cái gì được.
Khảo sát cho thấy, dưới độ sâu một ngàn hai trăm mét tại khu vực này xuất
hiện những tín hiệu khúc xạ khác thường của dư chấn. Trên dải phim bỗng
dần hiện lên một hình ảnh trăng trắng bất thường, không rõ hình thù,
trông giống hình cây thánh giá, kích thước đo được khiến chúng tôi bỗng
chốc giật nảy mình, nó dài bốn mươi chín mét, rộng ba mươi tư mét, giống như một thỏi kim loại được đóng sâu vào lòng đất, dưới độ sâu một ngàn
hai trăm mét.
Xem tới đoạn này, chúng tôi thì nhau bàn luận râm
ran, cảm giác không thể tin nổi vào mắt mình, đến lúc người phụ trách
chiếu bóng phóng to hình ảnh lên, bốn bề bỗng đột ngột im lặng.
Cái bóng trắng hình cây thánh giá ấy sau khi được phóng to lên gấp hai trăm lần mới hiện rõ thêm ra các đường nét khác, tất cả chúng tôi đều nhận
đó là hình ảnh của một chiếc máy bay!
Phải mất khá nhiều thời
gian tôi mới hiểu ra vấn đề, có thể giải thích về chuyện này như sau:
tại khu vực người Nhật đã từng tiến hành thăm dò trước đây, ở độ sâu một ngàn hai trăm mét dưới tần vỏ núi rõ ràng hiện lên hình một chiếc máy
bay chiến đấu!