Đại Mạc Thương Lang
Chương 146 : Thây nữ
Ngày đăng: 17:43 19/04/20
Sau chiến tranh, số
lượng lính Nhật còn lại không bao nhiêu, những tân binh dồn đến chiến
trường Nội Mông trong trận đánh cuối đều có tuổi đời rất trẻ. Vóc dáng
của người Nhật lúc đó khá thấp bé, nên người ta mới gọi là “giặc lùn”.
Căn cứ vào đó, thì vóc dáng của xác chết này cũng có thể coi là bình
thường.
Một cậu lính đứng cạnh kể: “Bên trong còn mấy cái xác
nữa, tấc cả đều bị buộc xung quanh ra-đa, ối mẹ ơi, đang đào lại thấy
bên dưới lớp băng thò lên một cái mặt đen sì làm em hết hồn, suýt thì bổ rìu vào đầu mình.”
Chúng tôi đều bật cười. Đội phó quay lại nhắc nhở: “Nhìn cậu to như gấu thế này mà yếu bóng vía, không mau thu dọn
rồi sang kia giúp mọi người đi!”
Cậu lính này có lẽ là thành viên trong nhóm của đội phó, nên có vẻ hơi sợ đội phó, cậu ta lập tức nín
thinh, cào gọn đống vụn băng sang một bên, rồi chạy đi. Tôi cũng muốn
giúp họ một tay, nhưng đội phó cản lại, bảo không cần, bên trong đó rất
lạnh, đến anh còn không chịu nổi, vừa ra đó đã phải vội vàng chui vào
đây ngay.
Chẳng bao lâu sau, anh Đường cũng quay lại, anh lắc lắc đầu rũ sương trên tóc, từng mảng lớn rơi lả tả theo động tác của anh.
Vừa đến nơi, anh lập tức ngồi ngay xuống cạnh đống lửa để sưởi. Mặt anh
lạnh cứng. Sau đó, mấy tảng băng to tiếp tục được khênh vào, rồi mấy
người lính lục tục quay trở về, đóng cửa hầm băng lại, sau đó chúng tôi
mới cảm giác nhiệt độ ở đó ấm lên được một chút. Anh Đường kể, bên trong còn mấy tử thi nữa, không thể đào hết lên được, nếu đào tiếp thì có khi mình cũng bị chết cóng mất.
Nhiệt độ ở bên ngoài dường như vẫn
tiếp tục hạ thấp, chúng tôi không hiểu vì sao lại vậy. Chúng tôi vứt
thêm những thứ có thể cháy được vào đống lửa cốt để lửa cháy đượm hơn,
mấy cậu lính lúc nãy phải uống mấy cốc trà nóng mới cảm giác người ấm
lên được một chút.
Vài cậu lính công trình vừa uống trà vừa vây
quanh xác chết. Bùi Thanh xem ra khá hứng thú với mấy cỗ tử thi, cậu ta
đi tới đi lui lật ngửa toàn bộ xác chết lên, để xem khuôn mặt của họ.
Làm xong mọi việc, cậu ta cũng mệt đến nỗi thở không ra hơi.
Tôi
đứng cạnh nhìn, không hiểu cậu ta có ý gì, bỗng nhiên tôi thấy cậu ta
đứng ngây người ra sau khi lật ngửa một xác chết lên, rồi cậu ta ngồi
sụp xuống.
Tôi vội cầm cả cốc trà chạy lại, hỏi xem cậu ta phát
hiện thấy gì. Bùi Thanh trả lời với vẻ ngạc nhiên tột độ: “Xác chết này
là một phụ nữ!”
Vừa dứt lời, mấy cậu lính đang vừa lật xác vừa nói chuyện ầm ĩ bỗng im bặt, họ đều quay lại chỗ chúng tôi.
Bầu không khí bỗng chốc chùng xuống, mọi người nhìn nhau, biểu cảm trên
gương mặt của những người lính công trình rất kì lạ, sau đó một người
đứng dậy, đi tới chỗ cái xác, những người khác cũng tới vây quanh.
Lúc đó, mọi người đều có cảm giác ngượng ngập, nhưng về sau nghĩ lại tôi
thấy đó là cảm xúc rất bình thường. Những cậu lính công trình đều đang ở độ tuổi thanh xuân phơi phới, nhưng quanh năm chỉ biết lê bước chân
trên những dặm đường rừng sâu núi thẳm dài dằng dặc, hết đồi núi lại khe suối quanh co, công việc của chúng tôi thực sự rất vất vả, gian khổ, và rất hiếm có cơ hội gặp phụ nữ, cho nên mỗi lần được gặp phụ nữ, đều là
một sự kiện khiến trái tim họ xôn xao loạn nhịp. Với độ tuổi này, tôi
biết tâm trạng họ luôn có một cảm giác mong ngóng được có cơ hội gặp
người khác giới, nên dù chỉ là một xác chết, cũng đủ khiến họ lúng túng
ngượng ngùng rồi.
Huống hồ ở thời đại chúng tôi, phụ nữ Nhật duy
nhất mà chúng tôi biết là công chúa Ngọc Phương Đông[1], mà đó hình như
chỉ là một danh xưng mà thôi. Nên lúc này tôi không hề phóng đại, những
cậu lính này tự nhiên bị xao động tâm hồn cũng là điều hết sức bình
thường. Chẳng phải có một câu tục ngữ “Tòng quân ba năm, lợn sề không
chê” hay sao.
[1] Công chúa “Ngọc Phương Đông” Kawashima Yoshiko (Xuyên Đảo Phương Tử), (1907-1948): là một nữ điệp viên Nhật, phản Trung Hoa.
Tôi cũng đến bên cái xác, nhiệt độ ở đây vẫn rất thấp, về cơ bản, không thể làm tan băng, chúng tôi có thể nhìn rõ cơ thể người phụ nữ bên trong
lớp băng nhưng cơ thể người phụ nữ đó rất nhỏ, điều giúp chúng tôi nhận
biết được đó là nữ giới có lẽ là do mái tóc.
Nữ quân nhân Trung
Quốc đa số đều để kiểu đầu học sinh, hoặc có người xuống tóc cắt luôn
kiểu con trai cho gọn, rất hiếm khi gặp người để tóc dài, dường như chỉ
có nữ quân nhân Nhật Bản mới để kiểu tóc dài.
Tất cả những gì lộ
tôi chờ đợi chừng chục phút, không nghe thấy âm thanh nào khác của đội
phó, cũng không thấy anh quay trở lại. Anh Đường vẫn yêu cầu chúng tôi
kiên trì chờ đợi, anh bảo đội phó mang theo súng, nếu chẳng may xảy ra
chuyện gì thì đã nổ súng rồi.
Lòng tôi lo lắng không yên, nhưng
tôi không muốn để người khác biết, tôi đành đến chỗ đặt mấy cỗ tử thi để quan sát. Bùi Thanh đang ngồi bên cạnh xác nữ, đăm đăm nhìn lớp băng
đang dần tan ra.
Tôi chìa thuốc lá ra trước mặt cậu ta, nhưng cậu ta không động đậy, tôi càng rầu hết cả người, nhìn quanh thấy mấy cậu
lính không để ý tới chúng tôi, tôi liền hỏi Bùi Thanh đang có chuyện gì?
Bùi Thanh không để ý đến lời nói của tôi, cậu ta liếc tôi một cái rồi lại
tiếp tục nhìn lớp băng, dường như không muốn nói chuyện với ai vậy. Tôi
đẩy người cậu ấy mấy cái, cậu ấy phủi tay tôi ra.
Không còn cách
nào khác, tôi đành đi tìm Vương Tứ Xuyên. Nhưng không rõ cậu ta đang ngủ thật hay ngủ giả vờ mà tôi lay mãi cũng không chịu tỉnh.
Tôi
thực sự hết cách, nghĩ bụng: vua không lo thì thôi sao thái giám phải
cuống?, rồi sau đó lại tự an ủi: Anh Đường dạn dày kinh nghiệm, hơn nữa
lại rất hiểu nhóm đội phó, anh ấy bảo không sao là không sao, hơn nữa
cũng không nghe thấy có tiếng súng nào vọng lại, có khi bọn họ đã gặp
chuyện gì đó tạm thời chưa quay lại được cũng nên. Tôi thấy những chuyện xung quanh khiến đầu mình căng lên như dây đàn.
Tôi đành quay
lại chỗ đống lửa, nằm xuống nghỉ ngơi, tôi nhìn lên mớ dây cáp điện
giăng chằng chịt như mạng nhiện và rủ xuống như thòng lọng trên trần nhà kho và nghĩ đến những chuyện vừa qua. Ánh lửa chập chờn phản chiếu lên
đó, bóng của mớ dây cáp không ngừng chuyển động, một lúc sau tôi liền
ngủ thiếp đi, tôi đánh một giấc chừng sáu tiếng đồng hồ. Lúc tỉnh dậy,
đội phó vẫn chưa về, anh Đường cũng không thấy đâu, xung quanh chỉ còn
Mã Tại Hải và mấy người lính tôi không quen biết.
Trực giác mách bảo tôi chắc đã xảy ra chuyện chẳng lành.
Tôi hỏi Mã Tại Hải là mọi người đi đâu hết? Cậu ta đáp: anh Đường không
thấy đội phó quay lại nên đã đích thân dẫn người đi tìm, đến bây giờ vẫn không thấy động tĩnh gì. Cậu ta không biết nên làm thế nào, đang định
vào đó tìm xem sao.
Tôi nghĩ bụng: cái nhà kho này nuốt người
được người hay sao, nghĩ đến đó tự nhiên tim đập thình thịch, sau đó,
tôi liền đánh thức Vương Tứ Xuyên dậy, bảo cậu ta sửa soạn, chúng tôi
nhất định phải làm gì đó.
Lúc tỉnh dậy, Vương Tứ Xuyên hãy còn
chưa biết chuyện gì xảy ra, cũng may cậu ta nhanh chóng hiểu ra vấn đề.
Vương Tứ Xuyên hút một điếu thuốc rồi đánh giá sự việc chắc đang tiến
triển theo chiều hướng xấu. Anh Miêu vốn là người làm việc rất khôn
ngoan, đi lâu như thế này, nếu có xảy ra chuyện gì chắc chắn đã cử người về báo rồi. Còn sự tình đã đến mức này thì ắt có vấn đề lớn rồi.
Tôi bảo cứ ngồi đó đoán mò thì được ích gì, vấn đề là bây giờ phải làm gì?
Vương Tứ Xuyên vò đầu bứt tai, rồi bảo hay chúng ta đi tìm thử xem? Vấn đề là lương thực và phương tiện vận chuyển các thiết bị của cả đội đều tập
trung ở đây, nếu họ không gặp chuyện gì thì chắc chắn sẽ quay lại đây
thôi. Nếu không thì cứ ngồi đây đợi, có điều là chẳng biết phải đợi đến
bao giờ.
Điều này có gì đáng phải do dự? Tôi nhìn quanh một lượt, phía xa Bùi Thanh đang say ngủ, ngoài ra còn ba cậu lính công binh khác nữa. Tôi bảo Mã Tại Hải đi cùng chúng tôi, Mã Tại Hải là một tay làm
việc khá linh hoạt, còn Bùi Thanh cứ để cậu ta ngủ cho lại sức, ba chúng tôi bật đèn pin đi sâu vào trong nhà kho.
Tôi vốn không nghĩ
rằng nhà kho này lại rộng lớn đến nhường ấy, tôi cứ nghĩ phía trong hốc
tối kia là bức tường, thế nhưng đi tiếp vào trong mới thấy không gian
bên trong thực sự rất rộng lớn, có thể chứa được lượng lớn các nguyên
vật liệu khác nhau.
Vương Tứ Xuyên cầm theo gậy phá băng, vừa đi
vừa gõ vào đống đồ đạc, âm thanh phát ra khá thu hút sự chú ý của người
khác. Bởi đồ vật chứa trong kho sắp xếp không theo quy tắc nào, nên chưa đi được bao lâu, chúng tôi đã không còn nhìn thấy ánh lửa phát ra từ
điểm nghỉ chân khi nãy, nhiệt độ bắt đầu xuống thấp, mặt đất toàn vụn
băng và rất trơn, khiến chúng tôi di chuyển vô cùng khó khan.
Chúng tôi cẩn thận dò dẫm từng bước tiến về phía trước, trên mặt đất đã thấy
dấu vết của nhóm người đi trước. Sau khi ngoặt qua vài ngã rẽ, ba chúng
tôi chợt sững người khi thấy phía trước xuất hiện một bức tường bê tông
cao lừng lững, bên trên còn treo một tấm biểu ngữ.