Đại Tình Hiệp
Chương 6 : Chỉ phấn diêm la
Ngày đăng: 14:37 18/04/20
Tiêu Lộng Ngọc cười nói :
- Ngọc đệ nếu thấy khó...
Tư Đồ Ngọc vội vàng gượng cười đỡ lời :
- Xin Ngọc tỷ thứ lỗi không phải là tiểu đệ có gì khó nói đâu bởi vì chính tiểu đệ cũng không biết việc ân oán của ân sư với Mạnh tiên tử tại sao hai người đang yêu nhau lại đâm ra oán hận nhau như vậy, tiểu đệ chỉ biết...
Lộng Ngọc dựng ngược cặp mày liễu lên hỏi :
- Ngọc đệ chỉ biết cái gì?
Mắt Tư Đồ Ngọc tia ra những luồng ánh sáng kỳ lạ, chàng cao giọng đáp :
- Tiểu đệ chỉ biết ân sư mang một nỗi oan khuất vô cùng to tát. Sư phụ của tiểu đệ vốn là người nhân từ tánh tình hiền hậu, quyết không thể nào nhúng tay vào những việc tàn độc để cho cả người lẫn trời đều oán hận.
Lộng Ngọc gật đầu cười nói :
- Ta cũng tin là sư phụ của Ngọc đệ là cao nhân hiệp nghĩa võ học thâm ảo khôn lường, nhất định không thể nào làm những việc xấu xa. Nhưng người đời thường nói. “Lưỡi không xương nhiều đường lắc lẻo”, lưỡi kẻ khác đưa đẩy thực là sâu độc. Nếu không tìm được người có uy tín thế lực làm chứng...
Tư Đồ Ngọc gật đầu nói :
- Ngọc tỷ nói rất phải, ý của tiểu đệ tham dự Thiên Trì kỳ hội chính là để mời cho được Thần Châu tứ dật làm chứng cho ân sư để giải thích điều hiểu lầm ấy.
Lộng Ngọc cười nói :
- Hay lắm, có chí thì nên, tỷ tỷ chúc cho Ngọc đệ dù có gặp bao nhiêu hiểm nghèo thì cuối cùng cũng hoàn thành được nhiệm vụ đạt được mục đích.
Tư Đồ Ngọc vòng tay vái chào, mỉm cười nói :
- Đa tạ lời vàng của Ngọc tỷ. Tiểu đệ vì việc báo đáp ân sư và làm sáng tỏ chính nghĩa của võ lâm, tất phải đem hết sức bình sinh ra cáng đáng, dù có gặp trở ngại lớn lao đến đâu cũng không dám từ nan.
Hai người vừa đi vừa trò chuyện suốt dọc đường, nhân đó đều hiểu biết nhau rất tường tận. Cả hai đều tinh thông cả văn lẫn võ, phẩm cách hơn người. Do đó hai người đều kính phục lẫn nhau, tình cảm càng thêm khắng khít.
Hai người đi thật mau, chỉ trong có mấy ngày đã tới cử Song Môn cốc ở núi Lao Sơn.
Tiêu Lộng Ngọc đưa tay chỉ hòn núi cao chót vót ở trước mặt, nơi có sơn cốc mà cười nói với Tư Đồ Ngọc :
- Ngọc đệ hãy nhìn, đó là Song Môn cốc. Chúng ta vào cốc độ hơn trượng thì tạm thời phải chia tay nhau, ngu tỷ theo phía bên tay mặt mà vào cửa Thiên Đường, còn Ngọc đệ thì theo phía bên trái mà vào cửa Địa Ngục.
Tư Đồ Ngọc gật đầu cười nói :
- Sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ, chúng ta hẹn gặp nhau ở đâu?
Tiêu Lộng Ngọc cười đáp :
- Tất nhiên là chúng mình sẽ gặp nhau ở cửa Cốc. Hai ta nếu chưa gặp nhau thì sẽ không bỏ đi.
Tư Đồ Ngọc gật đầu cười, cặp lưỡi kiếm dựng ngược, chàng bước nhanh tới trước, đi vào trong Song Môn cốc.
Tiêu Lộng Ngọc cũng uyển chuyển bước theo. Quả nhiên vào cốc không xa, hai người phải rẽ bước. Trước mặt họ là vách đá cao chót vót chắn ngang lối đi. Trên vách đá cửa gọi là Thiên Đường với Địa Ngục thật ra không phải là cửa cao lớn khác nhau, mà chỉ là một cửa thì ở bên phải, còn một cửa thì ở bên trái. Hai miệng động đen ngòm, nằm kế bên nhau.
Tư Đồ Ngọc đi đến trước cửa động đen ngòm ở bên tay trái, quay lại cười nói với Tiêu Lộng Ngọc :
- Ngọc tỷ đừng có nhầm lẫn nhé? Ngoài hai cửa động này không có mô nốc gì phân biệt với nhau cả, có thể lẫn cái nọ sang cái kia, tỷ tỷ đừng có nhầm lẫn đấy nhé?
Tiêu Lộng Ngọc tươi cười đáp :
- Không nhầm được Ngọc đệ không lo cho ngu tỷ, vì Ngọc đệ nên nhớ kỹ, nếu đi về bên tay mặt thì là Thiên Đường, còn đi về bên tay trái là Địa Ngục.
Lời vừa dứt, nàng cúi mình phóng vào trong cửa động đen ngòm trên vách đá cheo leo mất dạng. Tư Đồ Ngọc thấy Tiêu Lộng Ngọc đã vào trước, nên không dám chần chừ, cũng phóng mình vào trong động bên tay trái.
Ai ngờ trong cái động đen ngòm ấy không những tối đen đến nỗi giơ tay ra trông không thấy năm ngón, lại còn có mùi người chết xông lên nồng nặc rất khó ngửi.
Tư Đồ Ngọc tuy phải cau mày, nhưng chàng vốn hiểu rằng mình đơn thân đi vào nơi nguy hiểm thì sự nguy hiểm ắt là phải nhiều rồi cho nên trước quang cảnh tối đen và hôi thối ghê rợn kia, chàng không coi vào đâu hết. Đường đi ở trong động không những tối như mực, mà lại còn quanh co và càng lúc càng xuống dốc như thế càng ngày chàng càng đi sâu vào trong lòng đất.
Tư Đồ Ngọc vừa đi vừa nhẩm trong bụng. Chàng thấy chỗ địa thế mà chàng đang đi tất phải thấp hơn thế đất ở bên ngoài động đến mấy trượng. Giữa lúc ấy, bỗng trong màng u tối có tiếng động vang lên.
Lúc mới bước vào động, Tư Đồ Ngọc đã sớm ngừng xử dụng Tiên Thiên Nhất Khí mà xử dụng Vô Hình cương khí che lấy trước ngực, cho nên khi nghe thấy tiếng động, chàng liền dừng bước, lớn tiếng hỏi :
- Ai đó?
Vút... vút, hai tiếng, trong bóng tối, ở hai bên tả hữu, xông ra hai bạch cốt khô lâu chắn ngang lối đi của Tư Đồ Ngọc. Tư Đồ Ngọc biết đấy không phải là quỷ quái mà đó là hai người mặc đồ phản quang bạch cốt, liền đứng sừng sững như núi, quát hỏi :
- Bằng hữu nghe đây. Tại hạ vì có việc cần đặc biệt tới thăm Chỉ Phấn Diêm La Vu Mộng Tương có việc lĩnh giáo.
Khô Lâu bên tay trái nghe nói quả nhiên lên tiếng đáp :
- Người mới tới đã định gặp Điện chủ của tôi vậy có biết quy củ không?
Tư Đồ Ngọc cười hỏi lại :
- Quy củ gì? Xin Tôn giá đừng ngại cứ cho biết?
- Tại hạ đã một kiếm xông lên Nghi Sơn, mượn cái đầu của Thiết Toán Tú Tài Ngô Hồng Liệt để mang về thành Thai An tế trước mộ phần Thuần Vu tiền bối.
Vu Mộng Tương đưa mắt nhìn chàng, rồi vòng tay nói :
- Lão đệ thật là người anh hùng. Vu Mộng Tương này rất kính phục.
Tư Đồ Ngọc vòng tay đáp lễ, từ tốn nói :
- Vu điện chủ bất tất phải quá khen như vậy. Nay Đăng Lâu Tửu Khách Thuần Vu tiền bối đã mất, Điện chủ tính tham dự Thiên Trì kỳ hội bằng cách nào?
Vu Mộng Tương nhíu mày nói :
- Người ở cùng trong cốc nhưng khác động với tôi là Cửu Chỉ Tiên Cơ Long Tuyết Hồng hoặc giả có biết nơi cử hành Thiên Trì kỳ hội? Nhưng ta với nàng ấy lại bất hòa với nhau, nên ta không tiện hỏi thăm.
Tư Đồ Ngọc nói :
- Cũng không cần hỏi thăm nữa, bởi vì Long Tuyết Hồng cũng được Thuần Vu tiền bối tiến cử tham dự Thiên Trì kỳ hội, Long tiền bối cũng không biết gì hơn Vu điện chủ đâu.
Vu Mộng Tương vừa gật đầu vừa đưa mắt nhìn Tư Đồ Ngọc trừng trừng rồi mỉm cười nói :
- Tư Đồ lão đệ, ta đã nhận ra rồi. Chẳng qua lão đệ cũng được người tiến cử. Lão đệ là nhân vật mới được tham dự Thiên Trì kỳ hội, có phải vậy không?
Tư Đồ Ngọc gật đầu đáp :
- Vu điện chủ đoán rất đúng. Nếu tại hạ không phải là người tham dự Thiên Trì hội thì kỳ hội thì hà tất tại hạ phải tới đây hỏi thăm làm gì?
Vu Mộng Tương nghe nói, cúi đầu như thể đang suy nghĩ một điều gì vậy.
Tư Đồ Ngọc hỏi :
- Vu điện chủ nghỉ gì vậy?
Mộng Tương gượng cười đáp :
- Hiện nay chúng ta đã là những kẻ đồng cảnh ngộ, đồng bệnh tương lân. Ta đang nghĩ xem có cách nào có thể điều tra ra nơi hợp Thiên Trì kỳ hội?
Tư Đồ Ngọc vội vàng hỏi :
- Vu điện chủ có nghĩ ra diệu kế gì?
- Có nghĩ ra một kế, nhưng cũng không được hay cho lắm.
Tư Đồ Ngọc hấp tấp nói :
- Vu điện chủ nói cho tại hạ nghe với, họa may trong lúc chúng ta bàn bạc lại có thể nẩy ra ý hay cũng chưa biết chừng.
Ánh mắt của Vu Mộng Tương loang loáng, bà dựng ngược lông mày, nói :
- Lão đệ có biết Vô Song Quái Tẩu Đường Bách Hiểu ở trên Ti Nam phủ Thiên Phật sơn không?
Tư Đồ Ngọc gật đầu đáp :
- Dạ biết! Đường Bách Hiểu là vị tiền bối tuy công lực không cao cho lắm, nhưng lại là một quái khách biết rất nhiều chuyện trong võ lâm.
Vu Mộng Tương nói :
- Lão đầu nhi ấy kiến thức tuy rộng, nhưng tánh tình lại cổ quái lắm. Hơn nữa, xưa nay y không chịu nói chuyện với người sống...
Tư Đồ Ngọc đỡ lời :
- Vu điện chủ nói như vậy, phải chăng là muốn tại hạ tới thăm đường Bách Hiểu để biết nơi họp Thiên Trì kỳ hội?
Vu Mộng Tương gượng cười nói :
- Lão đệ ra đi chỉ sợ đường xa mệt nhọc mà lại còn bị lão quái không thông hiểu nhân tình thế thái ấy giả bộ ngây dại, trừ phi...
Tư Đồ Ngọc cười nói :
- Trừ phi cái gì? Sao Vu điện chủ không nói hết câu đi?
Vu Mộng Tương nói :
- Trừ phi ta dùng thủ đoạn không chính đáng, ra lệnh cho Ngũ quỷ dưới tay bắt cóc lão Vô Song Quái Tẩu Đường Bách Hiểu mang về Chuyển Luân đài.
Tư Đồ Ngọc xua tay cười nói :
- Khỏi cần! Khỏi cần! Dù cho lão Vô Song Quái Tẩu Đường Bách Hiểu tánh tình có cổ quái đến đâu, tại hạ cũng có thể dùng lời nói ngọt mà tìm được một vài tin tức.
Vu Mộng Tương cười nói :
- Nếu Tư Đồ lão đệ không tin thì hãy thử một phen cho biết, rồi lão đệ sẽ hiểu rằng trên đời này lại có hạng người không chịu uống rượu mời mà lại chuyên thích uống rượu phạt.