Đại Tranh Chi Thế
Chương 111 : Tiết tử
Ngày đăng: 01:15 20/04/20
"Dừng! Hôm nay chỉ quay tới đây, dọn dẹp thôi!" Đạo diễn Vương Tử Dã hài lòng hô to.
Mấy diễn viên đóng giả tử thi thoáng cái ào ào đứng dậy, nhất thời làm chim chóc bay tán loạn một vùng.
Nữ hiệp che mặt tay cầm kiếm đang trong tư thế diễn, lúc này mới dừng lại mà cười khanh khách, hạ khăn che mặt, lộ ra khuôn mặt quyến rũ.
"Này này này, kéo chúng tôi xuống đi chứ!" Phía trên có tiếng người la to.
Đó là một mảnh rừng trúc, một cỗ thi thể bị đầu cây trúc vót nhọn đâm xuyên qua máu me chảy đầm đìa, còn có một gã bị hai cây trúc kẹp ở giữa không trung. Lúc này gã bị đầu cây trúc đâm qua đang quay đầu xuống dưới hét to, tên võ sĩ giả chết ở giữa hai cây trúc cũng đã trợn tròn mắt.
Người của tổ phim vội dùng dây thừng cẩn thận kéo bọn họ xuống đất.
"Tiểu Tịch à, lại đây, lại đây!"
Nghe Vương đạo diễn gọi, tên thích khách máu chảy đầm đìa cả nửa người chạy tới: "Vương đạo diễn."
Vương đạo diễn dừng bước, hỏi: "Tiểu Tịch, cái ta nhờ cậu đi mượn thế nào rồi?"
Tịch Bân cười nói: "Đạo diễn, tôi chính là phải dùng sức chín trâu hai hổ mà nói rã cả nước bọt, cuối cùng cũng làm cho Đạt Khách Lạt Ma * gật đầu, đã mượn được vật đó đến đây rồi.” ( Lạt Ma: Danh từ dùng để gọi các vị Cao tăng Tây Tạng.)
Vương đạo diễn mừng rỡ, vỗ vai hắn một cái thật mạnh: "Tốt lắm, ngày mai sẽ quay cảnh tế bái Hoàn Nhan A Cốt Đả (1), có cái cổ vật này là gần như chuẩn bị xong xuôi rồi, cậu sắp xếp đâu vào đấy cả rồi chứ?"
"Yên tâm đi Vương đạo diễn, không có sự cố gì cả, lát nữa tôi sẽ đi kiểm tra lại."
(1) Hoàn Nhan A Cốt Đả: là tên thật của Kim Thái Tổ. Kim Thái Tổ (金太祖) là một vị hoàng đế của nhà Kim trong lịch sử Trung Hoa. Ông nổi tiếng là người dũng cảm và đã tham gia nhiều cuộc chiến chống lại Bộ lạc Nữ Chân dưới sự chỉ huy của nhà Liêu. Ông là người lập nên nhà Kim. Hoàn Nha A Cốt Đả trị vì từ năm 1115-1123.
(2) Tương Như nghèo khổ khảy bài Phượng cầu hoàng mà lấy được lòng Trác Văn Quân phú quý và cưới nàng về làm vợ, sống cuộc sống nghèo khổ qua ngày.
Sau đó Hán Vũ Đế lên ngôi, Tương Như được làm Tư Mã. Thời gian Tương Như lên Trường An làm quan chừng đã 5, 6 năm, Trác Văn Quân nhiều lần gửi thư nhưng không được hồi đáp. Tư Mã Tương Như từ ngày phú quý quên tình vợ quê, muốn cưới người con gái ở Mậu Lăng làm thiếp. Tương Như bèn gửi cho Văn Quân lá thư chỉ ghi một dãy số: "一、二、三、四、五、六、七、八、� �� ��、十、百、千、萬". Trong dãy số đếm này thiếu chữ 億, chữ này còn có nghĩa là nhớ. Ý của Tư mã như thế đã rõ, ông không muốn nhớ đến tình nghĩa vợ chồng nữa. Văn Quân hiểu được ý đó nên làm bài Bạch Đầu Ngâm gửi cho Tư Mã và kèm thêm phong thư Quyết Biệt.
Điều đáng nói là bài thơ của Văn Quân có thêm chữ ức (億), tức là vẫn nhớ đến tình nghĩa vợ chồng xưa. Tương Như đọc xong cảm được tình nghĩa ấy nên mới thôi cưới thiếp, sau đó rước Văn Quân lên Trường An.
Tìm hiểu thêm ở đây: http://my.opera.com/ngucatu/blog/show.dml/1677045
(3) Vào năm Trinh Nguyên đời Đường có Trương Sinh là người tuấn tú, hòa nhã đến chơi chùa Phổ Cứu gặp lúc Thôi phu nhân và con gái là Thôi Oanh Oanh cùng đến xin trọ ít ngày để đi Trường An, Thôi Oanh Oanh và Trương Sinh đôi trai tài gái sắc gặp nhau và đi lại ân ái với nhau ở mái tây chùa. Ít lâu sau, Sinh đi Trường An dự thi rồi ở lại kinh và quyết tuyệt tình với Oanh Oanh, lấy cớ tài đức mình kém trong khi Oanh Oanh vẫn nhớ mong chàng, ý tình rất thắm thiết…
Tìm hiểu thêm ở đây:
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2...6%A1ng_k%C3%BD
(4) Từ Chí Ma: Từ Chí Ma 徐志摩 (Xu Chimo, 15/1/1897-19/11/1931) là bút hiệu của Chương Tự, người Hải Ninh, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Từ Chí Ma là thi nhân kiệt xuất của văn học Trung Quốc, là người đầu tiên khởi xướng lối thơ bạch thoại và mở đầu cho thơ cận đại Trung Quốc, ông dung hoà luật thơ Âu Mỹ với phong cách thơ Trung Quốc để tạo thành thể thơ trữ tình mới, ý cảnh thâm hậu, bút lực bình đạm mà sâu xa.
(5) Lý Sư Sư: Lý Sư Sư nguyên vốn là kỹ nữ ở lầu xanh của Vương Dần ở Biện Kinh…
Tìm hiểu thêm ở đây: Lý Sư Sư - Người Mê Hoặc Tống Huy Tông
http://phongthuy.worldgoo.com/forum-f18/topic-t50.htm