Đàn Hương Hình

Chương 31 :

Ngày đăng: 18:10 19/04/20


Sáng tinh mơ, quan huyện đến phủ Lai Châu. Cổng thành đóng, cầu treo kéo lên, không một bóng lính gác. Gà gáy ran ở các hộ nông dân. Hơi ẩm thấp đẫm cây cỏ. Lông mày lông mi Xuân Sinh và Lưu



Phác bám đầy băng, mặt mày đen nhẻm gió bụi đường trường. Ông nghĩ, chắc mặt mũi ông cũng vậy. Ông muốn để nguyên dáng vẻ phong trần này mà gặp



quan tri phủ, mong lưu lại một ấn tượng tốt đẹp ở ông ta. Ông nhớ bên



ngoài cổng thành có cây cầu đá, nhưng nay nó đã bị dỡ bỏ, thay vào đó là chiếc cầu treo, chắc để đối phó với phong trào Nghĩa hòa đoàn đang sôi



sục. Quan huyện cho rằng không cần phải đến như vậy, xưa nay ông không



tin nông dân dám tạo phản, trừ ngày hôm sau họ chết đói thì không kể.



Lúc mặt trời mọc thì cổng thành mở, cầu treo



ken két hạ xuống. Họ thông báo cho lính gác cổng, rồi cưỡi ngựa cưỡi la



vào trong thành, cá sắt nện trên mặt đường đá ròn tan. Đường phố rất



vắng, chỉ một số ít người dậy sớm múc nước bên giướng. Miệng giếng đầy



hơi nước, lan can bên bờ giếng băng bám trắng tinh. Aùnh nắng màu hồng,



những chỗ da thịt bị hở ngứa ngáy. Họ nghe thấy tiếng loảng xoảng vui



tai của móc sắt đòn gánh chạm vào quai thùng. Những người lấy nước nhìn



họ bằng cặp mắt kinh ngạc.



Phố nhỏ đối diện với phủ đường có một quán ăn



nhỏ, chủ yếu là bán thắng cố. Một chảo lớn kê ngay trước cửa, người phụ



nữ trắng trẻo, tay cầm gáo có cán dài đang khuất thắng cố sôi sùng sục,



mùi thịt bò, mùi thảo quả thơm điếc mũi. Họ đến trước cửa quán thì xuống ngựa, xuống la. Quan huyện vừa chạm đất, chân đã nhũn ra. Xuân Sinh và



Lưu Phác thì loạng choạng. Hai người dìu quan huyện ngồi xuống ghế đẩu



bên bếp. Đít to mà ghế nhỏ nên quan huyện bị chổng vó. Chiếc mũ quan



trên đầu không chịu yên, lăn ra chỗ nước bẩn. Xuân Sinh và Lưu Phác vội



chạy tới đỡ quan huyện dậy, mặt thuỗn ra vì không tròn chức trách. Quan



huyện lưng và bím tóc đều vấy bẩn. Sáng ra đã bị ngã, rơi mũ trên đầu,



là điềm bất thường nghiêm trọng. Quan huyện rất buồn, toan mắng hai tùy



tùng một trận, nhưng thấy vẻ sợ sệt của họ, ông lại thôi.



Xuân Sinh và Lưu Phác cố nhỏm dậy bằng cặp chân tê dại vì ngồi lâu trên yên, đỡ quan huyện đứng dậy. người đàn bà vội



bỏ gáo xuống, chạy ra chỗ mũ rơi, dùng vạt áo lau lấy lau để những chỗ



bẩn trên mũ rồi đưa trả quan huyện, ngỏ ý xin lỗi:



- Xin lỗi ông lớn.



Giọng trong và ấm, quan huyện cảm



thấy mát dạ, đón lầy chiếc mũ, đội lên đầu. Thoáng cái đã nhìn thấy



người đàn bà có cái nốt ruồi duyên bằng hạt đậu trên mép. Lưu Phác dùng



tay nải chùi bím tóc cho quan huyện, nó bẩn như cái đuôi con bò bị ỉa



chảy. Xuân Sinh trợn mắt mắng người đàn bà:



- Nhà chị mù hay sao mà thấy ông lớn lại không bê chiếc ghế tựa đến?



Quan huyện chấm dứt ngay sự vô lý của Xuân



Sinh, đồng thời xin lỗi người đàn bà. Người đàn bà mặt đỏ bừng, vội vào



trong nhà bê ra một chiếc ghế tựa dây đầy dầu mỡ, đặt phía sau quan



huyện.



Quan huyện ngồi lên ghế, cảm thấy gân cốt trên



người, không có chỗ nào không đau. Cái vật giữa hai chân, vừa lạnh vừa



tê cứng, bắp chân nóng như chèm lửa. Trái tim ông cảm động sâu sắc với




- Bẩm phu nhân – Xuân Sinh bạo dạn hẳn lên – Thực ra, Tôn Mi Nương rất tốt bụng…



- Lắm mồm! - Phu nhân đe – Chuyện này không được cho ông lớn biết. nếu ngươi dám rỉ tai ông lớn…



- Tiểu nhân không dám ạ…



Tin quan huyện ốm liệt giường đến tai Mi Nương. Ruột gan như lửa



đốt, nàng quên ăn quên ngủ, thậm chí còn buồn hơn khi nghe tin mẹ kế và



hai em ngộ nạn. Đã mấy lần nàng xách hoàng tửu, thịt chó đến nha môn,



nhưng bọn lính gác không cho vào. Ngày thường vẫn đàn đúm, vậy mà tên



nào cũng trở mặt, như không hề quen biết, chẳng khác huyện đã thay chủ



mới, cấm nàng vào huyện.



Mi Nương hồn vía lên mây, tâm thần bất định,



ngày nào cũng xách rượu và thịt chó lượn trước cổng huyện. Dân phố chỉ



trỏ bàn tán về nàng như bàn về một con quái vật. Nàng đã đi lễ tất cả



đình chùa miếu mạo trong huyện để cầu cho sức khỏe của ông lớn, ngay



miếu Bát Lạp chẳng liên quan gì đến tật bệnh, nàng cũng đến thắp hương.



Lúc nàng từ miếu Bát Lạp ra về, một đám trẻ xông tới hát bài ca dao mà



nàng đoán chắc rằng do người lớn sáng tác:



Cao Mật Huyện Lệnh, tương tư thành bệnh, ăn uống không ngon, khó toàn tính mệnh, miệng nôn ra huyết, trôn tháo ra tiết!



Cao Mật Huyện Lệnh, râu dài khác thường, ngày đêm tưởng nhớ, cô nàng Mi Nương! Hai con người ấy, thành đôi uyên ương.



Một đôi uyên ương, không được đoàn tụ, con đực ủ rũ, con gái khóc ròng. Xin được cùng khóc, phu nhân nói không!



Hình như quan huyện có ý nhắn tin qua miệng bọn trẻ, khiến trong lòng Mi Nương nổi cơn giông bão. Nước mắt tràn mi



khiến nàng được tin ông ốm nặng qua lời bọn trẻ. Nàng nhắc ngàn lần vạn



lần tên ông, tưởng tượng khuôn mặt vàng võ của ông cho ốm đau. Người ơi, trái tim nàng đang vẫy gọi, người vì em mà mang bệnh, nếu chẳng may có



mệnh hệ nào, em còn sống làm sao?… Em không đành lòng, dù trời sập em



cũng phải uống với người chung hoàng tửu cuối cùng, ăn với người một



miếng thịt chó cuối cùng. Dù em biết người không là người của em, nhưng



trái tim em đã coi người là người của em, gắn số phận của em với số phận của người. Em cũng biết người và em không giống nhau, những gì người



nghĩ và những gì em nghĩ cách nhau mười vạn tám nghìn dặm; em cũng biết, chưa chắc người đã yêu em thật sự, em chẳng qua chỉ là người đàn bà



xuất hiện trước mắt người khi người cần đàn bà nhất. Em biết người yêu



là yêu tấm thân em, ưa vẻ phong tình của em, khi em về già, người sẽ



quẳng em không thương tiếc! Em cũng biết, râu cha em chính là người vặt, dù người chối rằng không. Người hủy cuộc đời cha em, cũng là hủy kịch



hát Miêu Xoang! Em biết, người đang do dự trong việc bắt hay không cha



em. Nếu Viên đại nhân trên tỉnh bảo đảm, rằng bắt Tôn Bính người sẽ được phong quan tấn tước, người sẽ bắt Tôn Bính. Nếu nhà vua lệnh cho người



giết em, người sẽ giết; em cũng biết rằng, trước khi giết em người sẽ



xót xa, nhưng người vẫn giết bằng dao… Dù rằng em biết rất nhiều về



người như thế, gần như em biết tất cả, em biết mối tình si của em kết



cục sẽ bi thảm, nhưng em vẫn yêu người, si mê người. Thực ra, người cũng là người đàn ông khi em cần đàn ông nhất. em yêu là yêu dung mạo của



người, học vấn của người, mà không phải con tim của người. Em không hiểu con tim của người. Em hà tất phải hiểu con tim của người để làm gì? Em



chỉ là một dân nữ có những cuộc tình thủng trống long chiêng với người



đàn ông như người là đủ. Yêu người đến nỗi quên cả cha mẹ đẻ đang trong



cơn hoạn nạn nhà tan cửa nát; trong tim trong thịt trong xương em đâu



cũng có người. Người biết không, em cũng ốm đấy, ốm từ hôm gặp người, ốm nặng như người, chẳng nhẹ hơn chút nào.