Đàn Hương Hình
Chương 40 :
Ngày đăng: 18:10 19/04/20
Bọn tui nghe thấy Viên Thế Khải lệnh cho quan huyện:
-Mau cử người kiểm tra nhà giam xem có phạn nào trốn không?
Bọn tui thấy quan huyện kinh hoảng đứng bật dậy, dẫn bọn nha dịch chạy về
phía nhà giam. Bọn tui nín thở, chỉ tiếc không thể độn thổ. Nghe thấy
tiếng ông Tư hò hét ở sân nhà giam, nghe rõ tiếng rít của cánh cửa. Bọn
tui chờ dịp thuận tiện là chạy, nhưng Viên Thế Khải án ngữ ngay trên
dũng đạo trước Nghi môn, không chịu đi. Cuối cùng, bọn tui thấy quan
huyện chạy tới trước mặt Viên Thế Khải, lại khuỵu một chân, bẩm báo:
-Bẩm đại nhân, giám thị đã điểm danh, không thiếu phạm nào.
-Tôn Bính thế nào rồi?
-Xích cột vào đá, chắc chắn lắm ạ!
-Tôn Bính là trọng phạm của triều đình, ngày mai hành quyết, nếu để sai sót, các ông liệu giữ lấy cái đầu!
Viên Thế Khải đi về phía bãi tập. Quan huyện vội đứng dậy, lom khom vái
theo. Bọn tui thở hắt hơi, như cất được gánh nặng. Nhưng đúng lúc đó,
cha tui, người cha chết tiệt, tỉnh lại. Ông lảo đảo đứng lên, cằn nhằn:
-Đây là đâu? Các người định đưa ta đi đâu?
Chú Quậy nắm cổ chân ông giật mạnh. Ông ngã lăn mấy vòng, rồi dừng lại ngay dưới ánh trăng. Quậy và Uùt Liên mỗi người nắm một chân kéo cha tui vào chỗ tối. Ông quẫy đạp dữ dội, quát to:
-Bỏ ta ra, đồ đốn mạt! Ta không đi đâu hết, bỏ ta ra!
Bọn lính nghe tiếng kêu, lập tức ập đến, súng ống loang loáng, cúc đồng trên áo tỏa hào quang. Tám Chu nói nhỏ:
-Các con, chạy thôi!…
Quậy và Uùt Liên bỏ tay, thẫn thờ nhìn cha tui một thoáng, rồi chạy ngược về phía bọn lính. Súng nổ ran, có tiếng thét: Thích khách!… Tám Chu như
con diều hâu chồm lên người cha tui. Từ tiếng kêu vọng lại, tui biết,
ông đang bóp cổ cha tui bằng những ngón tay như móc sắt. Tui hiểu ý ông, ông bóp chết cha tui, để phá cuộc hành hình ngày mai. Hầu Tiểu Thất dắt tui chạy vào con đường phía tây. Trước mặt bọn tui, đám thơ lại của
huyện đang chạy tới. Hầu Tiểu Thất tung con khỉ lên. Con khỉ kêu một
tiếng chói tai, quặp chặt gáy một tên thơ lại, lập tức vang lên tiếng rú thất thanh. Hầu Tiểu Thất kéo tui qua phòng thơ lại sang trước cửa đại
đường, lại trông thấy một đám nha dịch từ sảnh Hai chạy tới. Tui nghe
thấy tiếng súng, tiếng lửa cháy, tiếng gào thét quyện vào nhau trong sân lớn. Mùi máu, mùi khói lửa xộc vào mũi. Aùnh trăng màu nhũ bạc cũng đã
biến thành màu máu.
Bọn tui chạy lên hướng bắc theo con đường
nội bộ. Tiếng chân phía sau ngày càng nhiều, đạn rít trên đầu chíu chíu. Khi chạy đến chỗ nhà bếp ở Đông Hoa sảnh, chợt Hầu Tiểu Thất dướn liền
mấy cái, tay anh nhũn ra, tuột khỏi tay tui. Một dòng màu xanh đen chảy
ra từ sau lưng như người ta ép dầu.
Giữa lúc tui đang không biết xoay sở ra sao thì một bàn tay kéo tui tạt ngang vào bên trong. Bọn lính ào ào chạy qua.
Thì ra phu nhân quan huyện kéo tui vào tư thất của ông huyện ở Đông Hoa
sảnh. Bà tự tay lột mũ, cởi áo dài cho tui, cuộn lại rồi ném qua cửa sổ
phía sau. Rồi bà lôi tôi lên giường, kéo chăn đắp cho tui, thả tấm rèm
xanh xuống, ngăn bà nằm phía ngoài. Tối như hũ nút, tui chẳng nhìn thấy
gì nữa.
Tui nghe thấy binh lính đã sục vào hậu viên, nghe thấy
trên đường đi dạo, sân trước, sân sau, đâu đâu cũng có lính. Cuối cùng,
giờ phút đáng sợ nhất đã đến: có tiếng chân bước trong Đông Hoa sảnh.
Tui nghe có tiếng nói: Bẩm Đô thống đại nhân, đây là tư dinh của quan
huyện. Tiếp theo là tiếng roi quật vào thân người. Tui thấy màn vén lên
rồi thả xuống ngay, một người đã chui vào, người này mặc đồ mỏng, nằm
sát tui. Tui nhận ra đây là phu nhân, người mà quan huyện từng ôm ấp.
Liền đó là tiếng gõ cửa, rồi từ gõ chuyển sang đập cửa. Tui và phu nhân
ôm nhau thật chặt, tui cảm thấy bà đang run, tui biết, tui còn run hơn
bà. Tui nghe thấy cánh cửa đã bật ra. Phu nhân vội tém chăn thật kỹ cho
tui, rồi bà vén một góc màn để lộ nửa người, chắc là khi đó phu nhân đầu tóc rũ rượi, áo xống xộc xệch, làm như vừa tỉnh giấc. Một giọng thô
lỗ:
-Phu nhân, theo lệnh Viên đại nhân, ti chức đến tìm thích khách!
Phu nhân cười nhạt, nói:
-Đô Thống đại nhân, ông ngoại Tăng Quốc Phiên của ta cầm quân đánh giặc. Để giữ nghiêm quân kỷ, tranh thủ nhân tâm, giữ vững cương thường, nên
đã ban hành kỷ luật sắc, đó là quân đội không được xông vào nhà riêng
trừ cụ Cử Đơn, những người khác đi líu ríu, như có dây nhợ vướng giữa
hai chân, như có keo dính dưới gót giày. Cụ Cử Đơn dần bứt lên trước một khoảng cách, như con chim đầu đàn. Cụ Cử Đơn đến cổng giáo hóa thì bọn
lính lên đạn rôm rốp, các hương thân phía sau co cụm lại, không dám tiến lên nữa. Cụ Cử cũng dừng lại bên lầu giáo hóa. Tui từ trong đám phụ nữ
chạy lên, quì sụp khoảng giữa sau lưng cụ Cử và trước các vị hương thân, cất tiếng khóc làm các cụ giật mình hốt hoảng. Tui kể như hát: Các cụ
các ông ơi, cháu là Mi Nương, con gái Tôn Bính, cháu lạy cá vị, xin các
vị hãy cứu cha cháu. Cha cháu tạo phản là có nguyên do, tục ngữ có câu,
chó cùng bứt giậu, huống hồ cha cháu thông hiểu lễ nghĩa, nam tính cương cường. Cha cháu nổi dậy cũng vì lợi ích mọi người! Các cụ các bác các
chú, các vị hương thân hãy cứu cha cháu!…
Trong tiếng gào khóc
của tui, cụ cử Đơn hất vạt áo quì xuống đất, ngay trước mặt bọn lính.
Tui biết, cụ không lạy bọn lính, mà cụ lạy huyện đường Cao Mật, quì lạy
quan huyện Tiền Đinh, cha nuôi của tui.
Oâi cha nuôi, trong bụng Mi Nương đang quẫy đạp, đứa con yêu quí của tui cũng là hạt giống lang
sói nhà ông, hương hỏa thờ cúng ông. Tục ngữ có câu: Đánh chó ngó chúa,
xin ông hãy vì con mà cứu cha!
Cụ Cử Đơn quì xuống trước, các
hương thân quì theo, một mảng đen thui những người quì trên đường phố.
Cụ Cử Đơn rút từ trong bọc một cuộn giấy, nâng lên ngang ngực mở ra. Chữ viết chân phương, ngang bằng sổ ngay. Cụ cao giọng đọc:
“… Tôn
Bính sinh sự, là có nguyên do. Vợ con bị hại, không ai làm ngơ! Giương
cờ tạo phản, để cho dân nhờ! Tội không đáng chết, rất mong trên tha. Tha cho Tôn Bính, vỗ yên mọi nhà…”.
Cụ Cử hai tay nâng tờ đơn cao
quá đầu, cứ quì không chịu đứng dậy, có ý đợi người ra nhận. Nhưng huyện đường đã bị quân lính bao vây chặt, vắng như chùa bà Đanh. Căn nhà bếp
hỏa hoạn đêm qua, đầu xà vẫn còn bốc khói. Đầu lâu đám ăn mày đã nặng
mùi.
Đêm qua, anh hùng hào kiệt phá huyện nha, lửa cháy ngất
trời, người huyên náo… Nếu tui không tận mắt trông thấy, dù đánh chết
tui cũng không dám tin chuyện động trời đã xảy ra. Nghĩ lại mà sợ. Lại
nghĩ không sợ gì hết!
Những kẻ ăn mày khẳng khái dấn thân vào
chỗ chết, coi rụng đầu chỉ là cái sẹo bằng miệng bát! Nhớ chuyện đêm
qua, căn bệnh điên của cha, nghĩ sao mà giận! Đổ bể tan tành một kế sách diệu kỳ. Cha chết còn là chuyện nhỏ, liên lụy bao người chuyện lớn hơn. Các vị cái bang đều chết sạch. Phu nhân không cứu, mạng của con cũng
không còn!… Sao cha lại điên khùng đến thế hở cha?
Thỉnh thoảng
một nha dịch hối hả chạy qua sân như con mèo hoang. Thời gian hút tànn
một tẩu thuốc đã trôi qua, cụ Cử Đơn vẫn nguyên tư thế cũ, bất động như
một pho tượng đất. Bên trong huyện đường vẫn k động tĩnh gì. Thời gian
hút tàn một tẩu thuốc lại đã trôi qua, huyện đường vẫn không động tĩnh,
trước cửa nha môn bọn lính mắt trợn trừng, súng lăm lăm như đang gặp
địch. Mồ hôi chảy ròng ròng trên cổ cụ Cử. Rồi thời gian một tẩu thuốc
nữa lại đã trôi qua, tay cụ Cử bắt đầu run, mồ hôi ướt đẫm lưng. Trong
huyện vẫn im ắng.
Bỗng bà cụ Tôn cất tiếng khóc:
-Xin rủ lòng thương mà tha cho!
Mọi người khóc theo:
-Xin rủ lòng thương mà tha cho!
Mắt tui nhòe đi. Qua màn nước mắt, tui thấy các hương thân dập đầu lạy đầy
đường, trước tui sau tui nhấp nhô như sóng, bên phải bên trái tiếng khóc não lòng, tiếng dập đầu bồm bộp không nghỉ không ngừng.
Mọi
người quì lạy trên đường cho đến gần trưa, ba lần thay gác, vẫn không có người trong huyện ra nhận đơn. Hai cánh tay giơ cao của cụ Cử từ từ hạ
xuống, cái lưng thẳng dần dần gập lại, cuối cùng, cụ Cử ngả lăn ra, ngất xỉu.
Giữa lúc ấy, chiêng trống vang trời, kèn đồng lanh lảnh,
đoàng đoàng đoàng ba phát súng thần công, cổng chính huyện Đào Hồng ken
két mở, thế trận bày ra trước Nghi môn. Tui không ngó đám vệ sĩ như beo
như hổ, cũng không nghi trượng oai phong. Tui nhìn cỗ xe tù chăm chăm,
hai chiếc lồng kê sát bên nhau, một chiếc cha tui Tôn Bính, chiếc thứ
hai Tôn Bính giả: Uùt Sơn. M… eo m… eo m… eo! Tui đau!