Đàn Hương Hình
Chương 45 : Tri huyện trăn trối
Ngày đăng: 18:10 19/04/20
Đàn hương chỉ mọc nơi rừng thẳm, hoa nở về thu tựa tuyết hồng. Sừng sững thân cao mười tám trượng. Đàn anh của loài cây, người hùng của rừng!
Sáo bằng gỗ đàn hương, tiếng oanh réo rắt. Dáng đàn hương, dáng vẻ anh hào. Phách đàn hương, rộn ràng sắc xảo. Xe đàn hương, chinh chiến gian lao!
Cây tì bà của Vũ hầu Gia Cát, thành không người mà địch phải lui! Gỗ đàn tạc tượng, làm hương án. Tích thiện – âm công để cho đời!
Nếu như, gỗ đàn làm cọc xiên tù phạm, là lúc cáo chung một Vương triều!
Miêu Xoang, “Đàn hương hình. Nhã điệu”
Đầu Uùt Sơn rụng xuống, mặt trời đang trắng biến thành màu đỏ. Triệu Giáp
xách cái đầu lên, cố ý làm ra vẻ nghiêm trang, thật kinh tởm, thật đáng
ghét! Tên súc sinh không bằng chó lợn ấy giơ cái đầu Uùt Sơn máu rỏ tong tỏng về phía ta, nói:
-Aùn đã thi hành, mời đại nhân xem xét!
Lòng ta rối bời, mắt nhòe màu đỏ, tai như có tiếng đại bác nổ rền, mùi tanh
của máu vương khắp đất trời này, mùi thối tắc mũi lan tràn đây đó này,
chứng tỏ vương triều Đại Thanh đã đến hồi mạt vận, ta bỏ Người hay ta
chết theo Người? Ngổn ngang trăm mối, do dự bàng hoàng; bơ vơ bốn cõi,
một màu thê lương. Theo nguồn tin đáng tin cậy, Hoàng Thái Hậu đã ép
Hoàng thượng bỏ chạy ra Thái Nguyên. Kinh thành Bắc Kinh lang sói hoành
hành, hoàng cung đại nội, thần thánh miếu đường đã trở thành nơi hành
lạc và doanh trại của liên quân tám nước. Một triều đại mà đã để thất
thủ quốc đô, thì chỉ còn là tồn tại trên danh nghĩa! Vậy mà Viên Thế
Khải đại nhân tiêu tốn hàng chục triệu lạng bạc để xây dựng đội quân
tinh nhuệ, cái đội quân ấy không bảo vệ thủ đô, không giết giặc bắt
tướng, lại quay sang tiếp tay cho giặc trấn áp con dân ta ở Sơn Đông. Dạ sói lòng lang của Tư Mã Chiêu ai mà chẳng biết? Ngay đến đám trẻ con
nơi hẻo lánh cũng truyền miệng nhau câu này: “(Triều) Thanh mà không
thanh (trong sạch), Viên (Thế Khải) mà không phải là Viên Thế Khải, là
Tào A Man!”. Ôi triều Thanh, Người nuôi ong tay áo; Viên Thế Khải, mưu
mô thâm hiểm! Ngươi tàn sát con dân của ta, bảo vệ con đường cho Tây.
Ngươi lấy máu của trăm họ để vui lòng liệt cường! Ngươi nắm quân đội
nhưng không hành động; ngươi nắm quyền chủ động như tiến thoái không lo. Số phận nhà Đại Thanh trong tay ngươi. Thái hậu Hoàng thượng ơi, Người
đã tỉnh ngộ chưa? Nếu các vị còn coi ông ta là cứu khốn phò nguy, thì cơ đồ ba trăm năm của nhà Đại Thanh chỉ còn một sớm một chiều! Tự vấn lòng mình, ta cũng không phải trung thần một lòng vì dân vì nước. Ta không
có cái trung dũng của kẻ xả thân vì nghĩa lớn, dù rằng ta văn võ song
toàn. Về dũng khí, ta không bằng kép hát Tôn Bính. Về nghĩa khí, ta
không bằng hành khất Uùt Sơn. Ta là một tên hèn chỉ biết vâng dạ, một
tên đần chỉ muốn yên thân. Cũng có lúc bừng bừng tráng khí, lại lắm khi
thui chột lòng son. Với dân chúng, ta dương oai diệu võ, với bề trên ta
nịnh bợ ôm chân, đồ vô liêm sỉ, sợ trên khinh dưới. Tên tri huyện Tiền
Đinh bị thịt kia, nhà ngươi tuy còn sống, nhưng thực ra chỉ còn là cái
xác biết đi. Ngay Uùt Sơn sợ chết vãi cứt ra quần, cũng còn hơn ngươi ba ngàn lần! Đã không có tráng khí đội trời đạp đất, thì ngươi đành sống
kiếp chó săn. Ngươi tự biến mình thành chó mà đảm nhiệm chức Giám hình
quan, ánh mắt phân tán của ta giờ tập trung vào cái đầu lâu trong tay
Triệu Giáp, hiểu rõ kiểu báo cáo như báo công của Giáp, mà hiểu rằng ta
phải làm gì? Ta rảo bước đến trước đài, phất tay rũ áo, quì xuống tâu
lên tên giặc và tên kẻ cướp:
-Aùn đã thi hành, mời đại nhân xem xét!
Viên Thế Khải và Caclôt trao đổi dăm câu, Caclôt cả cười. Hai tên đứng dậy bước xuống đài:
-Tri huyện Cao Mật, đứng lên đi!
Ta đứng lên đi theo hai người lên Thăng Thiên đài. Viên Thế Khải lưng eo
beo gấu, Caclôt cao như cây sào – một cặp cò vịt sánh vai nhau, chậm rãi bước lên đài cao. Ta cúi đầu mà bước, nhưng ánh mắt vẫn không rời hai
-Đổ sâm cho ông ta!
Lúc này ta mới ngửi thấy mùi đăng đắng của loại sâm hảo hạng bay ra từ cái
bát trên tay Giáp Con. Ta thật sự cảm phục sự tinh vi của Triệu Giáp
trong công việc. Trong cảnh nhốn nháo sau khi hành hình, lão vẫn nhớ sắc nước sâm. Có lẽ lão đã chuẩn bị từ trước? Lão tính toán đâu ra đấy,
lường trước cả những việc sẽ xảy ra.
Giáp Con nhích lên một
bước, một tay bê bát, tay kia cầm thìa múc từng thìa nước sâm đổ vào
miệng Tôn Bính. Khi thìa chạm môi, Tôn Bính đã vội há miệng, y hệt chó
con chưa mở mắt chạm vào bú mẹ. Giáp Con run tay, nước sâm rớt ra cằm –
nơi từng có bộ râu đẹp, Triệu Giáp không bằng lòng:
-Cẩn thận nào!
Nhưng Giáp Con là dân đồ tể, vai u thịt bắp, không làm bước những công việc
đòi hỏi khéo chân khéo tay. Thìa thứ hai đã rớt quá nửa xuống ngực.
-Con làm sao thế? – Triệu Giáp tiếc chỗ nước sâm, chuyển đèn cho Giáp Con, nói – Để ta!
Không đợi Giáp Con chuyển bát nước sâm cho bố, Mi Nương đã bước tới giằng lấy cái bát. Nàng dịu dàng bảo bố đẻ:
-Cha ơi, cha mắc tội tày đình nên mới nông nỗi này! Cha uống một chút là dễ chịu ngay…
Ta thấy Mi Nương nước mắt chạy quanh.
Triệu Giáp giơ cao đèn lồng, Giáp Con nâng cằm Tôn Bính lên, Mi Nương múc
từng thìa nhỏ nước sâm đổ vào miệng ông. Ông uống hết, không rớt ra
ngoài chút nào.
Ta quên bẵng nhịêm vụ canh chừng tội phạm, tưởng như đang chứng kiến cảnh chăm sóc người ốm trong một gia đình.
Uống hết bát nước sâm, Tôn Bính khá lên rõ rệt. Tiếng thở không nặng nữa, cổ đã đỡ nổi đầu, miệng không tiếp tục thổ huyết, mặt cũng bớt sưng. Mi
Nương đưa trả cái bát cho Giáp Con, tự tay cởi trói cho bố đẻ, vừa cởi
vừa dỗ:
-Cha đừng sợ, con sẽ đưa cha về nhà.
Đầu ta
trống rỗng, nhất thời không biết xử trí ra sao. Chỉ Triệu Giáp là tỉnh.
Lão đưa đèn cho Giáp Con, đứng án ngữ trước mặt Mi Nương, cười khẩy,
bảo:
-Dâu thảo của ta, hãy tỉnh mộng! Đây là trọng phạm của triều đình, tha lão là bị giết cả chín họ!
Mi Nương huơ tay trước mặt Triệu Giáp, rồi lại huơ tay trước mặt ta, quì
xuống lạy, buột miệng kêu mà như ca điệu Bi của Miêu Xoang.
-Tha cho cha tui… Tui van các người, hãy tha cho cha tui…
Ta trông thấy, dưới ánh trăng lồng lộng, tất cả dân chúng phía dưới nhất
loạt quì xuống, tiếng gào thì có thể pha tạp, nhưng câu chữ thì là một:
-Tha cho ông ấy… Tha cho ông ấy…