Đạo Mộ Bút Ký

Chương 330 : Lối cũ

Ngày đăng: 13:30 19/04/20


Edit: Dứa



Beta: Earl Panda



**********



Theo lý mà nói, muốn xem mặt bức tượng kia không khó, có điều chúng

tôi đang từ dưới nhìn lên, ở góc độ này dù có đứng chỗ nào đi nữa cũng

không thể thấy rõ được. Chuyện này khiến tôi thất vọng, cảm giác bất an

đối với pho tượng lại càng tăng lên.



Ông chủ Vương hình như cũng có chung cảm giác với tôi, càng muốn nhìn càng nhìn không rõ, sốt ruột tới độ mặt mũi xanh mét cả ra. Chúng tôi

đổi chỗ nhìn mấy lần đều không được, cuối cùng quyết định trước hết cứ

đi qua chỗ sạn đạo(*) sập xuống này đã. Vách đá nơi này toàn là rễ cây,

đứng trên đó không có mấy khó khăn, bên dưới còn có mấy lớp sạn đạo nữa, có rơi xuống cũng không chết được, chẳng việc gì phải sợ.



Chúng tôi quay lại rìa đoạn sạn đạo đã bị sập cạnh đó, ông chủ Vương

kiểm tra độ chắc của sợi rễ buông xuống gần đó, dùng cuốc đa năng móc

vào, nhanh nhẹn leo lên trên vách đá. Tôi một bên dùng đèn pin chiếu

sáng cho lão ta, một bên thầm nguyền rủa cho ổng lộn cổ xuống, có điều

nhìn lão ta thế mà thân thủ không xoàng chút nào, loáng cái đã sang đến

bên kia, bước lên sạn đạo.



Lão quay lại ném cuốc đa năng cho tôi, sau đó lật đật chạy tới trước, chắc là sốt ruột muốn xem thử bức tượng kia rốt cuộc là thứ gì. Tôi bật ngọn đèn gắn trên đầu, bắt chước ổng leo lên vách đá, một tay dùng cuốc đa năng làm điểm tựa, tay kia bám theo những sợi rễ mà tiến tới. Mấy

sợi rễ này không biết đã bao nhiêu năm tuổi, sờ lên cứng hệt như đá,

không giống thứ còn sống. Những đường vân bên trên giống như lớp vảy

trên thân động vật, nếu không nhìn kĩ rất dễ nhầm là hóa thạch sinh vật

cổ.



Tôi cẩn thận di chuyển từng chút một, mới được nửa đường đã nghe lão

già Vương bên kia kêu lên: “Nhanh sang đây mà xem, ở chỗ này nhìn rất

rõ, phía trong lớp rễ cây kia có một… một pho tượng! Không biết là tạc

thành hình thù gì nữa.”



Tôi nghe lão ta nói, cắn răng dùng cả tay lẫn chân bám vào một sợi

rễ, đu sang phía bên kia, sau đó bật đèn pin đuổi theo. Lão ta đã leo

đến tầng sạn đạo thứ ba, dùng ống nhòm xem xét đám rễ cây Thanh Đồng.

Tôi nhìn theo hướng ngắm của ổng, vì góc độ khác nhau nên mặc dù thấy

được bên trong đám rễ có thứ gì đó, nhưng cụ thể là gì thì không nhìn

rõ.



Tôi thở hồng hộc đuổi theo sau, nhận ống nhòm từ tay lão ta, lúc đó

mới quan sát rõ, bên trong đám rễ uốn éo như mãng xà kia lộ ra những

cánh tay bằng đồng đã rỉ sét. Xét số lượng, xem ra trong đó có ít nhất

bốn pho tượng quay về bốn hướng. Dựa vào phần lộ ra ngoài cũng không

cách nào phán đoán chuẩn xác được cái này có phải cùng một khuôn mẫu

khắc ra hay không, những bộ phận khác đều bị vùi sâu bên trong rễ cây,

nhìn sơ qua thì thấy kích thước của nó khá lớn, đại khái không hơn kém

mấy so với khối đá chúng tôi đã thấy trên sườn núi.



“Chỗ tốt” mà lão Dương nói hẳn không phải là mớ rễ cây khủng bố kia

rồi, vậy hẳn phải là thứ được đám rễ ấy bao quanh. Nhưng dù cho mấy pho tượng đó có giá trị tới mấy thì chúng tôi cũng không tài nào mang đi

nổi, hẳn là bên kia phải có chuyện gì kì lạ mà chúng tôi không biết, có

đứng ở bên này tới Tết cũng không tài nào hiểu ra được, nhất định phải
này không phải lớn bình thường mà phải gần bằng một cái container di

động, trên nắp quan quách và lớp đồng trên cây có khắc một vòng song

thân xà(hình con rắn hai thân). Những nơi khác gần như đã dính liền vào lớp rễ, hoàn toàn không thấy được có gì trên đó.



Ông chủ Vương ở bên ngoài hét to hai tiếng, tôi đi là đi mất dạng,

chẳng thấy động tĩnh gì, lão ta cho là tôi đã vào được bên trong cây

đồng, hỏi qua bộ đàm: “Cậu thanh niên, bên trong có gì?”



“Có một cái quan quách!” Tôi trả lời, chật vật tìm một chỗ ngồi xuống, nằm úp sấp mãi thật là oải.



“Quan quách? Có nhận ra là của ai không?”



Tôi mắng: “Tôi biết thế quái nào được, có điều muốn đưa nó vào đây

không phải chuyện dễ, có thể huy động nhiều nhân lực như vậy, nhiều khả

năng nằm trong này chính là chủ nhân của cây thanh đồng.” Đặt quan quách của mình ở đây, phải chăng người này cho rằng lúc ra đi có thể an nghỉ gần thiên cung một chút? Không biết là ai mà lại bạo tay như thế.



Tôi xem đến phía sau, nắp và thân của quách dường như không được đóng chặt, có một sợi rễ len vào bên trong, nâng nắp quách lên một chút. Tôi thấy kì lạ, a lên một tiếng.



Ông chủ Vương nghe thấy, sốt ruột hỏi: “Có chuyện gì thế?”



“Quan quách này… nắp đóng không chặt.” Tôi nói, nhìn khe hở kia. Chẳng lẽ lúc nhập liệm không chu đáo, để cho rễ cây len vào?



Tôi nghĩ một hồi, cho rằng cũng có thể, ban đầu là rễ nhỏ len vào,

sau không ngừng sinh trưởng mới nâng nắp quách lên. Rễ cây chung quanh

đây mọc lổn ngổn, nói không chừng đã bọc kín quan quách này, từng lớp

từng lớp cứng như thế, chúng tôi hay bọn người kia dù có thể chém đứt,

cũng không biết tới ngày nào tháng nào mới moi ra được.



Tôi đến bên kẽ hở chiếu đèn vào dò xét, bên trong dường như trống

không, tối âm u, ánh sáng chiếu vào như bị màn đêm nuốt chửng lấy, không thấy gì hết.



Xưa nay giới khảo cổ vẫn cho rằng loại quan quách đặt ở giữa quách là phiền toái nhất. Quan quách chính quy đều là vách quan kê sát với vách quách, nhiều nhất cũng chỉ cách nhau độ một li. Quan quách này lại

không như thế, không gian bên trong tương đối lớn, vô cùng quái lạ,

không biết là vì điều gì. Theo tập tục mộ táng thời Tây Chu, cho dù là

hoàng thân quốc thích cũng không sử dụng hình thức khoa trương như thế

này. Xem ra trợ lý Lương nói đúng, đây hẳn là mộ của một vị phiên vương, hơn nữa thế lực quốc gia này không hề yếu, ít ra cũng phải ngang bằng

với Tây Chu thời đó.



Tôi cầm bộ đàm, nói: “Quan quách này trống không, bên trong không rõ

có thứ gì, đèn quan sát của tôi quá mờ so với đèn pin của ông, ông có

thể vào được, nơi này an toàn.” Tôi nói xong liền di chuyển tới cửa động lúc nãy, tự nhủ chỉ cần nhà ngươi thò đầu ra, ông đây sẽ khóa chặt lấy

luôn cái đầu của ngươi, xem ngươi xoay sở ra sao.



Bộ đàm phát ra vài tiếng nhiễu sóng, lẫn trong đó có vài tiếng nói, tôi nghe không rõ.



“Cái gì?” Tôi hỏi lại.



Xen lẫn giữa những tiếng nhiễu sóng rè rè là những âm thanh gì đó rất kỳ quái, rất ồn ào, hoàn toàn không thể nghe rõ.



————-



(*) Sạn đạo: là con đường nhỏ dùng bắc qua những nơi hiểm trở như vách núi, khe núi…, có thể làm bằng gỗ hoặc chỉ là đường đất.