Đạo Mộ Bút Ký
Chương 32 : Chuông lục giác
Ngày đăng: 13:30 19/04/20
Editor: Biển
Beta: Thanh Du
*****
Tôi chồm qua nhìn cho rõ, ánh mắt lập tức bị vật đó cuốn hút. Tôi còn kéo vành tai hắn đến trước mặt để xem cho
kỹ, vừa nhìn rõ, không khỏi hít vào một hơi khí lạnh. Chiếc khuyên tai
kia lớn bằng ngón tay út, hình dạng vuông vức nhìn sơ qua có lẽ ai cũng
tưởng đó chỉ là loại khuyên tai rẻ tiền một đồng hai đôi mua ở quán ven
đường; tôi phải nhìn kỹ mới phát hiện ra đây thực chất là một cái chuông lục giác.
Dù là hình dạng hay màu sắc, ngoại trừ
chuyện cái này hơi nhỏ một chút ra thì khá giống với loại chuông tôi đã
nhìn thấy trong động xác và trong ngôi mộ dưới đáy biển, có điều hoa văn trên đó hình như có hơi khác một chút.
Tôi lập tức tỉnh rượu đến quá nửa, hỏi hắn: “Cậu tìm đâu ra thứ đồ chơi này vậy?”
Hắn bị tôi kéo đến méo miệng, nổi sùng:
“Mẹ nó, cậu… cậu… cậu uống nhiều quá rồi! Cậu có biết tôi… ghét nhất bị
người khác kéo tai không, cậu còn… còn kéo nữa tôi sẽ xử cậu luôn đó!”
Tôi thấy mình có chút men rượu vào người thì ra tay cũng hơi thô bạo thật, vội thả tai hắn ra.
Hắn xoa xoa cái tai bị tôi kéo đến đỏ
hồng, khóe miệng co giật: “Khỉ thật, cậu đúng là đồ thô lỗ, nhìn thấy đồ tốt cũng đâu cần phải mạnh tay như vậy, ôi cái lỗ tai đáng thương của
tôi.”
Tôi không hơi đâu tranh luận với hắn, chỉ hỏi: “Nói mau, thứ này là sao, kiếm được từ đâu?”
Hắn cười hì
hì, đắc ý nói: “Chưa từng thấy chứ gì, tôi nói cho cậu biết mà tức chết, thứ này tôi tìm được trong hố hiến tế đó, lấy từ trên người một cái
bánh tông, sao nào? Cậu nhìn đi, sắc xanh lại pha đen, chính là đồ thanh đồng cổ thượng hạng, đảng cấp cao hơn hẳn mấy món đồ giả mà cậu đang
bán.”
Tôi càng nghe càng rối: “Bánh tông cái
gì? Chẳng phải cậu nói là chỉ đào ra được mấy cái nồi bát gáo chậu gì đó thôi sao? Sao lại lòi đâu ra một cái bánh tông nữa?”
Lão Dương còn tưởng tôi đang nghen tị với hắn, lại càng đắc ý: “Cái bánh tông kia quấn kín trong dây thừng, trông như cái kén tằm. Tôi đào ra được ở một hố đất khác, đại khái là người
này lúc còn sống thân phận cũng khá cao, thứ này đeo… đeo trên tai cái
bánh tông đó, tôi thấy vừa mắt bèn tháo xuống. Sao hả, cậu mắc chứng gì
mà căng thẳng dữ vậy? Thứ này có lai… lai lịch thế nào? Có đáng tiền
không?”
Đầu tôi rối tung, trăm ngàn ý nghĩ cùng
nảy sinh một lượt. Tôi cau mày, thầm hỏi đó rốt cuộc là nơi nào? Loại
chuông này xuất hiện ở đó, chẳng lẽ cái hố đá mà hắn kể có mối liên hệ
với những chuyện mà tôi từng trải qua?
Lúc này lão Dương mới phát hiện ra điểm
bất thường, kỳ quái hỏi: “Sao mặt mũi cậu nhăn nhó khó coi vậy? Dù thấy
tôi có đồ tốt cũng đâu cần tỏ thái độ đó, nếu cậu thực sự thích thứ này
thì để tôi tặng cậu luôn.”
Tôi nói: “Không phải, mẹ nó chứ, chẳng
giấu gì cậu, cái khuyên tai của cậu không phải vật tầm thường. Tuy tôi
không rõ lai lịch của nó nhưng đã từng thấy nó ở chỗ khác, chuyện là thế này…”
Tôi đem chuyện Lỗ Vương cung và chuyện
trong hải đấu ra kể tóm tắt lại cho hắn nghe, đặc biệt nhấn mạnh đến mấy cái chuông kia, chỉ thấy sắc mặt hắn lúc trắng lúc xanh, tóm lại là mờ
mịt.
Một lúc lâu sau hắn mới than: “Bà ngoại
con ơi, tôi còn tưởng ba năm ngồi tù của tôi cũng đủ ớn cả đời rồi, ai
ngờ đem ra so với chuyện của cậu thì chẳng là cái đinh gì hết. Cậu mà bị bắt thì chỉ có nước xử bắn thôi nha.”
Tôi thật không ngờ lại hắn lại hâm mộ
mình đến thế, bèn nói: “Chuyện này thì có gì mà hay ho, nếu sớm biết đổ
đấu phải khổ sở đến thế thì có đánh chết tôi cũng không bao giờ chui
xuống đó.”, rồi chỉ vào tai hắn: “Cái chuông của cậu mới quái gở, chỉ
cần rung lên lập tức khiến cho người nghe trở nên mê muội. Tôi không
hiểu sao cậu đeo nó ngay bên tai mà đến giờ vẫn không việc gì?”
“Không đến nỗi quái gở như cậu nói chứ, để tôi lấy xuống cho cậu xem thử!”, nói đoạn liền tháo khuyên tai xuống.
Tôi soi chiếc khuyên tai dưới đèn, lại
đưa lên mũi ngửi ngửi, lập tức hiểu rõ nguyên nhân, thì ra bên trong cái chuông này có rót nhựa thông nên không thể rung lên thành tiếng. Tôi
lại cẩn thận xem xét cả hai mặt, càng xem càng thấy nó giống y hệt với
cái tôi đã gặp trong cổ mộ.
Lão Dương thấy tôi lật qua lật lại xem
tới xem lui, tưởng tôi thích thứ này bèn đeo lại vào tai rồi nói với
báu vật vô giá.
Tôi nghe nói thứ này ít được biết đến,
trong lòng không khỏi hồi hộp. Nếu quả thật như vậy, cho dù chúng tôi có thể tìm đường vào cổ mộ đem đồ ra, chỉ sợ cũng không bán được giá cao,
chuyến đi này e rằng chỉ phí công thôi.
Ông Tề thấy vẻ mặt của tôi liền hỏi có
phải tôi gặp rắc rối gì không? Tôi biết ông là một thương nhân già dặn
kinh nghiệm, bèn kể cho ông về tình cảnh của mình.
Ông suy nghĩ một lát, đầu tiên là mắng
tôi một chặp, sau lại vỗ vỗ vai tôi, nói rằng nếu tôi muốn bán thứ này,
ông có thể giúp tôi tìm được người mua giá cao, bốn trăm vạn hoàn toàn
không thành vấn đề; có điều chuyện này tuyệt đối không được tiết lộ ra
ngoài.
Nghe xong, tôi cũng ngầm hiểu được đại
khái. Mẹ nó, ông già này xem ra cũng là dạng trùm trong đường dây ngầm,
có lẽ đã hoạt động bí mật từ trước giải phóng. Nhưng đã có ông ấy nhận
làm môi giới thì tôi cũng hoàn toàn yên tâm, vội gật đầu cảm ơn.
Trước khi rời khỏi chỗ ông Tề, tôi còn
mang theo không ít tư liệu về Xá Quốc. Tôi tranh thủ giở ra xem trên
taxi, thấy có rất nhiều hình chụp bích họa, trong số đó có một bức rất
kỳ lạ, đó là hình ảnh nhiều người quỳ lạy trước một thân cây, xem chú
giải bên cạnh thì hình như đây là hoạt động cúng tế vô cùng quan trọng
của Xá Quốc, cúng tế một loại “cây Xà Thần”, truyền thuyết nói rằng chỉ
cần hiến máu tươi cho loại cây này là có thể cầu được ước thấy, là một
loại cây ước nguyện.
Cái cây này nhìn rất giống với hình lão
Dương đã vẽ cho tôi xem, chẳng lẽ cây thanh đồng hắn đào thấy kia chính
là biểu tượng của loại cây Xà Thần này?
Trong rất nhiều bức bích họa đều có hoa
văn rắn mặt người, rõ ràng chính là nét đặc thù của Xá Quốc. Tôi không
nhớ nổi loại chuông trong động xác gần Miếu Hạt Dưa và loại gặp trong
huyệt mộ dưới đáy biển có hoa văn rắn mặt người hai thân trên đó không,
nhưng xem hình dạng thì những cái chuông ở ba nơi này chắc hẳn có cùng
một nguồn gốc, mà Xá Quốc thần bí này có thể là điểm mấu chốt.
Hai ngày sau, trên chuyến xe giường nằm
đi Tây An, tôi và lão Dương nằm hai gường song song, vừa cắn hạt dưa vừa nói chuyện phiếm.
Tôi vốn định đi máy bay đến Tây An rồi
tính tiếp, nhưng khổ nỗi tôi không được nể mặt như chú Ba, một bao lớn
hàng cấm bị giữ lại ở cửa an ninh, cuối cùng đành phải ngồi ô tô, hơn
nữa cũng chỉ có thể ngồi xe hãng tư nhân.
Để tiết kiệm chi phí vận chuyển, xe chạy
lúc nhanh lúc chậm, ngoặt trái quẹo phải trên đường đèo, cứ lặp đi lặp
lại đến phát chán. Tôi với lão Dương tán dóc đủ chuyện, nào là chỗ kia
có thể có một ngôi mộ thời Hán, nơi nọ có thể có một cái lăng thời
Đường, khiến cho lão Dương hận không thể nhảy luôn khỏi xe mà đào.
Nói chuyện với nhau một hồi, lão Dương
hỏi tôi, sau khi vào xem cái hố ba năm trước hắn đã đến, có còn muốn đi
chỗ nào khác nữa không. Suy cho cùng vào núi đâu phải chuyện chơi, nếu
mang được nhiều đồ thì không nên lãng phí, nếu có thể tìm được lăng mộ
khác quanh đó lại càng tốt hơn.
Thực ra từ sớm tôi đã có tính toán, khu
vực phụ cận có khả năng nằm trong phạm vi Xà Quốc cổ đại, ngoài cổ mộ
gần hố tuẫn táng hẳn là còn có những di tích khác, nếu có thể tìm được
một hai cái, lấy vài món đồ đem về sẽ có ích rất nhiều đối với chuyện
tôi muốn điều tra. Tôi âm thầm tính toán, không nói ra miệng, còn hay
đùa với hắn: “Đừng có ham hố, mẹ nó chứ chưa chắc cậu còn nhớ đường, nếu không tìm thấy cái hố tuẫn táng kia, để xem cậu lo liệu thế nào.”
Lão Dương nhìn tôi cười mờ ám, nói hắn đã sớm để lại ký hiệu, tôi liền cười lớn: “Ba năm, ở cái nơi thâm sơn cùng cốc này thì ký hiệu nào lưu lại được ba năm chứ?”
Hắn cười ha hả đáp lời: “Cậu nhìn là biết ngay thôi, ký hiệu của tôi đừng nói là ba năm, có là ba mươi năm cũng vẫn còn nguyên.”
Tôi không biết hắn đánh dấu kiểu gì, cứ mặc kệ hắn, lại tán dóc một hồi rồi dần dần ngủ thiếp đi.
Sau khi đến Tây An, chúng tôi tìm một nhà khách nhỏ nghỉ qua đêm, dùng thử món cơm rang dưa chua ăn với canh phù
dung đặc sản của địa phương, nhân tiện đi dạo chợ đêm, đi đến tận mười
hai giờ, lão Dương lại thèm món cơm rang, gào rú đòi đến quầy bán hàng
ăn đêm. Chúng tôi tùy tiện tìm một quán nhỏ ven đường ngồi xuống, gọi
hai chai bia, vừa uống vừa ăn. Lúc này tôi cũng chẳng còn kiêng kỵ gì,
thầm nhủ chúng tôi dùng khẩu âm phương Nam, người ở đây có nghe cũng
không hiểu, mới vô tư bàn về chuyện đổ đấu ngày mai. Trò chuyện hăng say một hồi, chợt nghe ông già ngồi bên cạnh hỏi: “Hai cậu, muốn theo a đáp (*) đi buôn bán thổ sản không?”