Đạo Mộ Bút Ký
Chương 35 : Nghe lén
Ngày đăng: 13:30 19/04/20
Edit: Dứa
Beta: Thanh Du
*****
Đám người kia im lặng hồi lâu mới nghe
ông chủ Lý lên tiếng: “Chuyện này đáng ra tôi không nên kể cho người
khác, có điều mọi người đã theo tôi lâu như vậy, cũng coi như là người
một nhà rồi. Nếu mọi người muốn biết, tôi nghĩ có nói ra cũng không
sao.”
Thanh niên kia trở nên hưng phấn: “Có khí khái lắm! Không giấu gì ông, chúng tôi quả thực vẫn còn đoán già đoán
non, không biết ông có tuyệt kĩ gì mà một phát tìm được ngay cổ mộ đấy.”
Ông chủ Lý ngừng một chút, miễn cưỡng trả lời: “Chuyện đó cũng không phải bí mật gì, mọi sự tính ra đều liên quan tới tổ tiên tôi. Trong gia phả tôi có ghi lại một chuyện thế này, mọi
người trước hết hãy nghe tôi kể qua đã.”
Ông chủ Lý bắt đầu kể một câu chuyện li kì:
Vào thời Bắc Ngụy, chiến tranh loạn lạc
liên miên, một ngày không biết phải đánh bao nhiêu trận. Người lớn chết
trận gần hết, ông tổ của lão mới sáu tuổi đã phải đi chăn trâu thuê,
kiếm kế sinh nhai.
Năm ấy thôn bên phát sinh bạo loạn, triều đình phái quan binh đến trấn áp, mọi người trong thôn đều chạy nạn hết
cả. Nhà họ không kịp chạy đi, đành nấp kín trong phòng. Bên ngoài chém
chém giết giết đến mờ mịt đất trời, phải ba ngày sau mới hết.
Ông tổ của lão nơm nớp lo sợ, len lén ra
ngoài xem sao, thấy xác người chất đầy mặt đất, lại có rất nhiều người
vẫn còn thoi thóp. Bị dọa đến ngẩn cả người, ông vội chạy đi tìm trâu
nhà mình, kết quả là trong chuồng trâu đâu chẳng thấy, lại thấy lù lù
một người bị thương nằm lăn lóc trong đám rơm.
Kẻ kia vừa câm vừa điếc, vết thương đã
nặng lắm rồi. Ông tổ lúc ấy tuổi còn nhỏ, làm sao phân biệt được đây là
binh lính hay quân tạo phản, chỉ thấy người này sao mà đáng thương, mới
mang nước cho hắn uống, còn lấy vải thô băng bó để cầm máu. Có điều hắn
ta bị thương quá nặng, thành ra cầm cự chẳng được bao lâu. Trước khi
chết người đó lấy ra một cuộn vải bố chi chít chữ, ra hiệu cho ông tổ
của lão phải cất giữ thật cẩn thận.
Đáng tiếc nhà lão lúc ấy từ trên xuống
dưới đều thất học, không ai hiểu được chữ viết trên đó. Qua tiết Đại Hàn năm ấy, lại thêm rất nhiều người chết cóng, người nhà liền mang súc vải ấy ra may áo bông.
Đến tuổi trưởng thành, ông tổ của lão
tòng quân, chiến đấu dưới thời Nam Bắc triều đạt được những chiến công
hiển hách, về sau được cất nhắc tới chức giáo úy. Nhưng vì nhiều năm
sống trong nghèo đói mà thời cuộc lại thay đổi quá nhanh nên khi ông tổ
lão về già thì gia thế nhà lão bắt đầu lụn bại. Đến khi ông tổ lão qua
đời, chỉ còn sót lại chiếc áo bông bồi táng.
Về sau gia tộc nhà lão còn trải qua nhiều phen thăng trầm, cho đến cuối triều nhà Thanh đã trở thành hào phú một
vùng. Trong một lần di dời mộ tổ, do mấy người công nhân không cẩn thận nên quan tài bị nghiêng làm thi cốt bên trong rơi xuống đất. Khi tẩy
rửa hài cốt, ông nội lão phát hiện mọi thứ bên trong đều đã rữa nát hết, chỉ có mảnh vải bố bên trong chiếc áo bông chôn cùng là vẫn còn nguyên
vẹn như cũ.
Ông nội lão cảm thấy chuyện này thật kì
lạ, mới đem áo bông nhờ một người làm nghề buôn đồ cổ xem giúp. Người
này vừa nhìn qua đã phát hiện áo bông này quả thực không phải vật tầm
thường, những chữ viết trên đó chính là “ách văn”, tương truyền chỉ có
người câm điếc mới hiểu được.
Ông chủ Lý nói tới đây thì ngừng lại, hỏi xung quanh: “Mọi người có biết tấm vài đó dùng để làm gì không?”
Mọi người im lặng suy nghĩ, rồi một giọng nói rất lạ vang lên: “Chuyện này tôi từng nghe qua, thời ấy Bắc Ngụy có một đội quân, tất cả đều là người câm điếc; đây hẳn là vật họ dùng để
truyền thông tin cơ mật, chữ bên trên gọi là ách văn, người bình thường
xem không hiểu được. Đây là tôi nghe người lớn trong nhà kể lại.”
Ông chủ Lý gật gù đáp: “Sư gia quả nhiên là sư gia, vậy chắc anh cũng biết nhiệm vụ của đội quân kia là gì chứ?”
Vị sư gia kia cười nói: “Tôi không biết
rõ, nhưng nghe nói đội quân câm điếc này của Bắc Ngụy là noi theo đội
quân Mô Kim hiệu úy của Tào Tháo, ngoài mặt là hộ vệ của hoàng đế, sau
lưng lại làm nghề đổ đấu… Do họ câm điếc, mà ách văn thì ngoài họ ra
không ai đọc được, thành ra những ngôi mộ họ từng khai phá chỉ có họ và
hoàng đế biết. Hành tung của những người này tới nay vẫn là bí ẩn lớn.”
lạc lắm. Chi bằng thế này, chúng tôi sang bên kia cắt cỏ, hai người nếu
không vội thì hãy chờ một lát, ngày mai hẵng theo chúng tôi về thôn. Đi
cùng chúng tôi thì yên tâm là không việc gì.” Nói rồi anh ta còn xách đỡ đồ đạc cho tôi.
Tôi thấy anh ta quả thực nhiệt tình, xem
ra không phải người xấu, trong lòng âm thầm tính toán. Nơi chúng tôi
muốn đến là một khe sâu nằm phía bên kia núi Xà Đầu, tìm được đến đây đã mất đến ba ngày. Sức người có hạn, lương khô chúng tôi mang chỉ đủ dùng trong mười ngày, vượt núi rồi chắc chắn còn phải mua thêm vật dụng ở
thôn bọn họ. Năm người đi trước đã mất dạng từ lâu, không chừng là rẽ đi ngả khác, khó khăn lắm mới gặp được mấy người này, không nên mạo hiểm
để rồi lại đi lạc.
Tôi liếc mắt ra hiệu cho lão Dương, vội
gật đầu đáp: “Người anh em, cảm ơn nhiều. Ta đi thôi!” rồi rút ra mấy
điếu thuốc lá mời bọn họ.
Người phụ nữ kia còn muốn nói gì đó, người đàn ông liền liếc mắt một cái, cô ta đành im lặng, quay sang ngấm nguýt chúng tôi.
Phong tục vùng núi thường để đàn ông làm
chủ nhà, phụ nữ không có địa vị gì đáng kể, chỉ cần ngoan ngoãn nghe lời đàn ông là được rồi, mấy người đàn bà này xem ra không làm gì được
chúng tôi. Tôi thấy vẻ mặt của cô ta, trong lòng cười thầm.
Chúng tôi nhập bọn với họ, người đàn ông
trung niên kia có vẻ là người lớn tuổi nhất, không cần làm nhiều. Lão
Dương ra sức làm thân với anh ta, anh ta mới nói mình là bí thư của thôn này. Thôn anh ta vốn lạc hậu, tuy đã có điện nhưng giao thông không
thuận lợi nên không phát triển nổi, giờ thanh niên đều ra ngoài tìm việc cả, việc nhà nông không ai đảm nhiệm, thành ra cán bộ như họ đều phải
lội bộ mấy chục dặm đường núi ra đây cắt cỏ. Lưng anh ta còn có tật, làm không bao lâu đã phải nghỉ lấy sức.
Tôi vừa chuyện trò vừa cảm khái trong lòng, thì ra cuộc sống của họ cũng không dễ dàng.
Chúng tôi đi theo họ một đoạn, tới nơi
thì họ bắt tay vào làm việc. Chúng tôi quan sát địa hình xung quanh, có
điều nơi này thế núi không dốc lắm, không thể nhìn rõ cảnh tượng phía
bên kia, chỉ thấy núi non nối đuôi nhau trải dài tít tắp, xanh ngắt một
màu. Cái hố tuẫn táng theo lời lão Dương kể kia không biết nằm ở đâu
giữa vùng núi non trùng điệp này đây?
Cỏ cắt xong thì trời cũng đã tối mịt,
chúng tôi giúp họ cõng một bao cỏ lớn gần bằng thân người trên lưng, đi
dưới trời chiều được khoảng một giờ thì sắc trời cũng dần dần tối đen.
Đi thêm một quãng, bỗng tôi thấy nét mặt lão Dương biến đổi, mắt đảo bốn phía, liếc qua liếc lại.
Tôi hỏi hắn có chuyện gì, lão Dương nhỏ
giọng đáp: “Đường này tôi đã đi qua, nếu tôi nhớ không lầm thì phía
trước hẳn phải có chỗ trú chân.”
Quả nhiên đi một lúc nữa, phía trước xuất hiện một căn nhà gỗ do những người hái thuốc dựng nên. Lão Dương hưng
phấn hẳn lên, đánh mắt sang phía tôi, ý nói thấy chưa, tôi nói cấm có
sai. Người đàn ông kia đẩy cửa, quay đầu nói với chúng tôi: “Đêm nay
chúng ta sẽ nghỉ lại ở đây, chỗ này có cả bếp đun, hai người có thể tự
nấu nướng.”
Tôi theo họ vào bên trong, nhận ra căn
nhà này có hai tầng, có cầu thang lên xuống; bên trên là một căn gác
xép, không có vật dụng gia đình, chỉ trải đầy những mấy tấm ván lớn.
Chính giữa phòng có một cái hố đất, bên trong toàn bụi than, xem ra là
để nhóm lửa sưởi ấm. Chúng tôi đặt đồ đạc xuống, ra ngoài tìm củi khô,
nhanh chóng nhóm lửa lên. Sau đó chúng tôi lấy lương khô trong túi ra
nướng lên ăn, đến khi ăn xong ngoài trời đã tối đen như mực, đâu đây
văng vẳng tiếng dã thú vọng về.
Lão Dương châm thuốc, hỏi vị bí thư chi
bộ đó là tiếng con gì. Anh ta lắc đầu nói không rõ, nơi này từ lâu đã
không còn ai đi săn thú nữa, muốn biết phải tìm người già trong thôn.
Còn đế thêm: “Buổi tối đàn ông chỉ được ngủ nửa giấc, lúc nào cũng phải
có người canh chừng không cho lửa tắt, nếu không chỉ e dã thú bên ngoài
sẽ lọt vào.”
Tôi không có ý kiến gì, hôm nay đi đường
quả là mệt mỏi; cứ nghĩ trong vài tuần tới ngày nào cũng phải khổ sở thế này, tôi không khỏi hối hận vì sao lúc trước lại dại dột đồng ý đi với
lão Dương, bèn quay sang hắn nói: “Để tôi gác ca cuối cùng cho, giờ cứ
đánh một giấc đã, nửa đêm cậu nhớ gọi tôi thay ca.” Hắn nghe thế liền
giãy nảy lên phản đối, nhưng tôi vì quá mệt đã nhanh chóng chìm vào mộng đẹp, chẳng nghe thấy gì nữa.
Tôi ngủ không sâu, cứ lăn qua lăn lại,
đến hơn nửa đêm thì bỗng có ai đó lay lay người tôi. Tôi mở mắt, thấy
mọi người đều đang ngủ, lão Dương nhìn quanh rồi khều nhẹ tôi một cái,
nói khẽ: “Dậy, dậy mau.”