Điền Duyên

Chương 103 : Thiếu niên

Ngày đăng: 12:55 30/04/20


Mấy mẹ con nói tới chiên bánh trôi, làm mì phở, làm bột khoai núi, Hoàng Ly nghe xong hưng phấn không thôi, nằm không yên, dựng thẳng hai chân lên tường, còn muốn dùng sức đưa lưng dựng đứng lên ép vào tường, chổng ngược trồng chuối, làm ván giường ván tường kêu vang "thùng thùng".



Làm như vậy, ống quần nàng trượt xuống lộ ra hai đoạn cẳng chân trắng nõn rắn chắc.



Đỗ Quyên vội vàng chặn lại nói: "Đừng làm trật cổ."



Hoàng Tước Nhi đồng thanh nói: "Cẩn thận bị lạnh."



Phùng Thị lại chồm người ra cho tiểu khuê nữ một bàn tay, mắng: "Ngủ cũng không thành thật, tác yêu tác quái! Làm hỏng giường, coi ta không lột da của ngươi."



Hoàng Ly vội vàng đem chân thả xuống, chui vào ổ chăn.



Đỗ Quyên liền chuyển đề tài, hỏi tới tình hình nhà ông ngoại, ở đó có món gì ngon, có chỗ nào chơi vui.



Phùng Thị ôm đầu gối nói: "Có cái gì mà chơi vui, còn không phải cũng nghèo như chúng ta vậy. Cũng là núi nhiều, chỉ là người đông hơn chút, cách vài dặm đường có một thôn trang. Núi cũng thấp hơn rất nhiều, đường dễ đi hơn, có thị trấn..."



Đỗ Quyên hiểu, bởi vì đường dễ đi nên người ở đông hơn.



Người đông, sản vật trên núi sẽ không phong phú như ở đây, dĩ nhiên bị tàn phá hết.



Hoàng Ly mới nằm một hồi lại không thành thật, ngóc đầu hỏi: "Nương, thị trấn bán những gì?"



Phùng Thị nói: "Cái gì cũng có bán."



Hoàng Ly nghe xong chưa từ bỏ ý định, hỏi tới: "Cái gì cũng bán, vậy là bán cái gì?"



Phùng Thị cười nói: "Cho ngươi nghiến răng! Ăn, mặc, chơi, đều có bán."



Hoàng Ly nghe xong hai mắt tỏa sáng, bám riết không tha hỏi tới: "Ăn, mặc, chơi, là những gì?"



Đỗ Quyên và Hoàng Tước Nhi ha hả cười rộ lên.



Phùng Thị cũng sẵng giọng: "Ăn thì có đủ màu sắc kiểu dáng điểm tâm và trái cây chiên dầu. Mặc có đủ loại vải bông đầy màu sắc, chơi... Ai nha! dù sao có thật nhiều rất nhiều."



Từ ngữ của nàng không nhiều, không thể ứng phó sự "ham học hỏi" của tiểu khuê nữ, đành nói cho qua.



Hiển nhiên Hoàng Ly không hài lòng câu trả lời của nàng, cảm thấy không đủ chi tiết, bởi vậy oán giận nói "Cũng không mang ta đi. Thật là! Ta đã năm tuổi, ngày trước ta còn lên núi nhặt nấm kìa."



Đỗ Quyên vạch trần nói: "Ngươi gọi đó là nhặt nấm à? Là ta và tỷ tỷ mang ngươi lên núi chơi có được không? Chúng ta tìm được nấm, sau đó kêu ngươi nhặt, còn phải phòng ngừa sói đến cắn ngươi, còn phải coi chừng rắn cắn ngươi. Lúc trở về ngươi đi không được, chúng ta phải cõng ngươi..."




Đang nói, Thu Sinh đi tới.



Năm nay hắn mười bốn tuổi, nhìn giống người lớn.



Trong tay hắn cầm một khúc rễ cây đen thui, ước chừng nửa thước ngang, một thước dài, đưa đến trước mặt Đỗ Quyên, nói: "Đỗ Quyên, cái này cho ngươi. Ta thấy ngươi rất thích nhặt nhạnh những đồ rách nát lạ lùng gì đó. Cái này ngươi có thích không?"



Đỗ Quyên bật cười nói: "Đó không phải là rách nát, đó là... Di, có bị mục ở giữa không? Bên trong còn có một cây tùng nhỏ kia. Ái dà! cái này tốt. Ta thích!"



Thu Sinh cười, nói: "Thích thì tốt. Ta còn sợ không kiếm ra đồ."



Đỗ Quyên luôn miệng nói: "Không tốn công không. Cái này không cần tốn nhiều công phu tạo hình, để cây tùng bên trong lớn lên, làm bồn cảnh cũng được. Nếu không nuôi sống được cây tùng, thì thanh lý bên trong cho sạch sẽ làm bình hoa thiên nhiên cổ xưa, khác biệt rất nhiều với bình hoa sứ a."



Bên kia Nhậm Tam Hòa nghe xong nghi hoặc: nàng thấy qua đồ sứ sao?



Có lẽ thấy qua ở nhà Cửu Nhi. Lâm gia cũng có mấy món đồ sứ.



Cửu Nhi thấy Đỗ Quyên yêu thích không buông tay, cầm cái rễ cây rỗng ruột kia lên chăm chú nhìn, hỏi Thu Sinh: "Thu Sinh ca, ngươi nhặt thứ này lúc nào? Lúc đầu sao không thấy ngươi lấy ra?"



Lâm Xuân không lên tiếng, ánh mắt lòe lòe nhìn đại ca.



Thu Sinh sửng sốt một chút, sau đó mới cười nói: "Ta nhặt lúc đi cùng đại bá, để trong bao quần áo suýt quên. Lúc nãy nhìn thấy Đỗ Quyên mới nhớ tới."



Đỗ Quyên nâng rễ cây lên hỏi Lâm Xuân: "Ngươi nói, là đợi cây tùng bên trong trưởng thành làm bồn cảnh tốt, hay là lột hết vỏ cây làm thành bình hoa gỗ chạm khắc tốt?"



Lâm Xuân tiếp nhận rễ cây kia, vỗ nhè nhẹ, nói: "Bên trong rễ cây bị mục, bên ngoài thật rắn chắc, hẳn là sưong gió mấy năm cũng không mục. Trước nuôi đi, chờ thêm vài năm, ta giúp ngươi làm thành bình hoa gỗ chạm khắc."



Hiện tại, hắn còn chưa có tay nghề đó.



Đỗ Quyên nghe xong vội vàng gật đầu.



Tay nghề của ông nuôi tốt, nhưng nàng không thể vì chút chuyện nhỏ này phiền toái người ta. Nếu Lâm Xuân học thành tài, vậy thì khác.



Lâm Xuân chỉ vào mặt ngoài vỏ cây sần sùi như hình cái túi có ngạnh, nói: "Xem nơi này, có thể điêu khắc thành nham thạch, bên cạnh có một cây cổ tùng. bên này, khắc thành một dòng nước, phía trên là đám mây..."



Tuy tài nghệ hắn chưa thành, nhưng được thái gia gia hun đúc chỉ bảo mấy năm đầu, hơn nữa được Đỗ Quyên cố ý chỉ điểm, hắn lại có linh tính, cho nên có thể triển khai trí tưởng tượng.



Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu Lâm gia để Cửu Nhi học săn thú, lại tuyển hắn kế thừa nghề mộc. Nghề mộc Lâm gia không như những thợ mộc khác. Tư chất con cháu trong gia tộc bình thường không đủ giỏi cũng không cho học, nói là học ra tay nghề kém, từng thế hệ truyền xuống, một ngày nào đó tay nghề lão tổ tông lưu lại sẽ không còn.