Điền Viên Cẩm Tú

Chương 174 : Nuôi cá ruộng lúa

Ngày đăng: 17:33 30/04/20


Tử Đào cũng nghĩ giống Tử La, nhưng mà ngoài ý nghĩ kiếm tiền, Tử Thụ, Tử Hiên và Tiểu Lục còn muốn cố gắng học tập, tương lai thi thể có công danh, khi đó mới có thể2trở thành chỗ dựa cho các tỷ muội.



***



Thu đi xuân tới, đảo mắt lại một mùa xuân nữa. Thế là Tử La đã đến triều đại này được ba năm rồi.



Từ nửa cuối năm ngoái đến giờ chỉ có8một chuyện đáng để nói, đó là Giang Đại Nha thành thân, cuộc sống sau khi kết hôn cũng vô cùng hạnh phúc.



Sau khi Giang Đại Nha kết hôn, nàng vẫn đến cửa hàng làm việc như cũ, không6khác gì trước kia.



Ngoài chuyện đó ra còn có một sự kiện nữa là nhà Cao Đại Sơn và nhà Trần thẩm dời đi, xây nhà ở cạnh nhà Tử La. Rốt cuộc Cao Đại Sơn cũng có được3gia nghiệp đầu tiên do chính mình kiếm được, thực hiện lời hứa năm đó.



Về nhà Tử La cũng có một chuyện mới, đáng kể đến là trong những ngày đông là nhà nàng đã mua một chiếc xe5ngựa. Bởi vì trời đông quá lạnh giá, Tử Thụ, Tử Hiên đi học ngồi xe trâu rất cực. Nếu có xe ngựa, Tử Thụ, Tử Hiên và mấy huynh muội Tử La đến cửa hàng sẽ không bị lạnh, còn nhanh hơn không ít.



Đối với việc nhà mình mua xe ngựa, người vui nhất phải kể đến là Tử Hiên. Sau khi học cưỡi ngựa xong, cậu luôn tâm tâm niệm niệm muốn có một chiếc xe ngựa thuộc về mình, giờ có thật đương nhiên là cậu rất vui rôi.



Thật ra không chỉ có Tử Hiên, mà chính tỷ muội Tử La cũng cảm thấy hân hoan, ai mà chẳng thích nhanh, ai mà chẳng thích đi xe ngựa hơn kia chứ. Chỉ là trước kia không thể để lộ trong nhà có bạc được, cho nên mới không thể mua xe ngựa được thôi. Bây giờ mọi người đều biết nhà nàng có một cửa hàng malatang kiếm được không ít tiền, giờ mua xe ngựa cũng không có gì quái lạ, đương nhiên huynh muội Tử La cũng không muốn tiếp tục khiến mình chịu khổ, cho nên sau khi thương lượng xong, cả nhà mới nhất trí mua xe ngựa này.



Ngoài việc mua xe ngựa ra, cả nhà còn mua thêm mười mẫu ruộng nước của một gia đình trong thôn. Gia đình họ Trần có con trai từ nhỏ đã vào huyện làm thuê, sau này thì ở lại làm chưởng quỹ. Hiện tại họ đã ra làm ăn riêng nên mới bán ruộng nước trong nhà đi, lấy tiền đó để đi làm vốn, cả nhà họ cùng dọn lên thị trấn
Vì mọi người không biết việc này có thành công hay không nên ngoài Cao Đại Sơn thả cá hết năm mẫu ruộng, nhà Trần thẩm chỉ thả một mẫu ruộng mà thôi, dù sao việc thả cá trong ruộng họ chưa từng nghe nói nên họ cũng sợ sẽ thất bại. Lúc nhà Tử La thả cá, có hai người lạ cũng tới xem, một đại thúc hơn bốn mươi tuổi và một tiểu tử hơn hai mươi tuổi. Tử La thấy mặc dù họ mặc áo quần vải thô đồ nông dân nhưng nàng lại có cảm giác họ không phải người bình thường. Bởi vì khí chất của họ rõ ràng không giống những thôn dân xung quanh, đặc biệt là người trung niên kia.



“Vị tiểu ca này, mọi người đang tính nuôi cá trong ruộng hả?” Người trung niên hỏi Tử Thụ.



Tử Thụ nghe vậy thì làm lễ rồi nói: “Vị đại bá này là...”



“À, ta nghe nói mọi người muốn nuôi cá trong ruộng, thấy lạ nên tới hỏi. Ta nghĩ khả năng thành công không cao lăm.” Người nọ đáp lời.



“Nếu không làm thì sao biết là không được kia chứ. Phải áp dụng thực tiễn mới biết kết quả chính xác mà!” Tử Thụ nói. “Tiểu ca nói có lý lắm.” Người trung niên nọ nghe vậy thì thoáng sững sờ, sau đó mới tán dương: “Vậy cậu nghĩ tại sao lại có thể thành công? Hoặc là tại sao cậu lại nảy ra ý tưởng đó.”



“Nuôi cá trong ruộng là phương pháp mà bọn cháu đọc được trong sách cổ, chúng cháu thấy có lý nên tính thử xem, vậy thì bọn cháu sẽ được mùa cả lúa nước cả cá rồi.” Tử Thụ đáp.



“Có thể cho ta xem quyển sách đó không?” “Trong quyển sách chỉ viết vài câu linh tinh vậy thôi ạ, là do bọn cháu căn cứ trên những lời nhắc nhở đó mà nghĩ ra phương pháp thả cá trong ruộng lúa. Trước kia bọn cháu không nghĩ quyển sách đó quan trọng như vậy nên giờ cũng không biết đã vất ở đâu rồi. Chúng cháu tìm mãi chưa ra.” Tử Thụ nói theo cách giải thích mà mọi người bàn nhau trước.



Người trung niên nghe vậy cũng thấy hơi tiếc nuối, nhưng biết trong sách không đề cập nhiều đến phương pháp này, mà lại là do huynh đệ họ nghĩ ra thì không quá bận tâm đến chuyện quyến sách nữa.



“Vậy các cháu nói ta nghe thử nguyên tắc và cách nuôi cá trong ruộng được không?” Người nọ hỏi tiếp như muốn học hỏi.