Đông Chu Liệt Quốc

Chương 10 : Ngôi nhà Châu , Hùng Thông tiếm vị Nơi nước Trịnh, TềTúc thay vua

Ngày đăng: 01:54 20/04/20


Trong lúc Châu hoàn-vương mượn binh đánh Trịnh , thì nước Trần sai Bá viên-chư làm tướng, nước Sái sai Sái-quý cầm binh.



Hai tướng nầy gặp nhau hỏi thăm qua tình hình hai nước.



Sái-quý hỏi Bá viên-chư :



- Tình hình nước Trần có chi khác chăng ?



Bá viên-chư đáp :



- Ngày nay nước tôi, Công-tử Ðà cướp ngôi, lòng dân không phục. Bởi thế quân lính rất hỗn độn, khó mà điều binh lắm !



Sái Quý nói :



- Thế sao không lo thu phục nhơn tâm, làm cho mọi người kính mến ?



Bá viên-chư, mỉm cười lắc đầu nói :



- Cướp ngôi đã là điều bất chánh, làm sao dân phục nổi ! Vả lại

Công tử Ðà lại không lo chính-sự, cứ ham-mê săn bắn. Tôi chắc nước Trần

sau nầy sẽ có biến.



Sái Quý nói :



- Ðã vậy thì cứ kể tội Công-tử Ðà mà giết quách đi để tránh tai hại về sau.



Bá viên-chư nói :



- Ðiều đó rất muốn , song vì sức đương không nổi.



Sau khi rút quân về nước, Sái Quý đem chuyện ấy thuật lại với Sái hầu.



Sái hầu nói :



- Công-tử Ðà là một đứa phản loạn, sao lại để nó được an-nhiên

ngồi hưởng quyền thế . Nay Thái-tử Vân bị giết thì cháu ngoại ta là

Công-tử Dược lên ngôi mới phải.



Sái-quý tâu :



- Muốn giết Công-tử Ðà cũng chẳng khó chi. Tánh Công-tử Ðà ưa săn bắn, ta chờ va ra đi, phục binh mà giết ắt xong.



Sái hầu cho là phải, bèn khiến Sái-quý đem một trărn cổ binh xa, phục nơi Giới-khẩu , rồi cho người đi thám thính.



Chẳng bao lâu quân sĩ về báo :



- Công-tử Ðà đi săn đã ba ngày rồi, nay còn đóng quân nơi Giới-khẩu nầy .



Sái-quý cả mừng, cải trang làm một người thợ săn , dẫn vài mươi tên quân lần tới .



Vừa gặp lúc Công-tử Ðà đang bắn hạ một con nai, Sái Quý xông vào cướp giựt, rồi cứ đường tắt chạy thẳng về hướng phục binh của mình .



Công-tử Ðà tức giận, giục ngựa đuổi theo.



Bỗng nghe hai bên bụi rậm, tiền quân ó vang dậy, rồi quân binh ào ra như kiến cỏ, bắt Công-tử Ðà trói lại.



Công-tử Ðà chưa hiểu nguyênđo, đang trố mắt nhìn thì Sái-Quý đã quay lại hét lớn :



- Phản tặc, ta đây là Sái-quý em ruột của Sái-hầu đến đây để trừ quân phản-loạn.



Nói xong, vung gươm chém Công-tử Ðà đứt làm hai đoạn.



Rồi kéo binh đến khu rừng chiêu dụ quân-sĩ của Công-tử Ðà rằng :



- Công-tử Ðà vốn là đứa nghịch thần phản phúc, nay ta muốn lập Công-tử Dược lên nối ngôi, các ngươi nghĩ sao ?



Quân sĩ nước Trần đều quỳ mọp xuống đất, nói lớn :



- Nếu được thế thật là hợp lý.



Sái-quý bèn tiến quân vào nước Trần, hiểu dụ nhân dân, rồi tôn Công-tử Dược lên ngôi, tức là trần lệ-công .



Từ đấy, Trần và Sái trở nên thân mật .



Trần lệ-công được lòng dân mến phục, trong nước hưởng cảnh thái-bình.



Lúc bấy giờ tại nước Sở , có vua Hùng-thông là một người cường

bạo, tánh hiếu chiến, lại có ý muốn xưng Vương hiệu, nhưng vì thấy chư

hầu đều tùng phục nhà Châu, nên không dám. Kế đó , nghe tin nhà Châu vừa thua nước Trịnh, nên có ý dễ ngươi, triệu các quan cận-thần đến bàn

tính.



Quan Lịnhđoãn là Ðấu bá-tỷ nói :



- Nước Sỡ bỏ Vương hiệu đã lâu, nếu nay xưng lại e chư-hầu không phục. Xin Chúa-công phải tính kế làrn cho các chư-hầu khiếp oai trước

đã.



Hùng-thông hỏi :



- Muốn được vậy phải làm cách nào ?



Ðấu bá Tỷ tâu :



- Các nước Hớn- đông chỉ có nước Tùy là lớn hơn hết. Chúa-Công

nên cất binh sang dọa nước Tùy rồi cho sứ sang cầu hòa. Hễ nước Tùy mà

đầu phục thì các chư-hầu khác phải nghe theo.



Hùng-thông khen phải, bèn bổn thân đem đại-binh sang đóng nơi đất Hà, rồi cho quan Ðại-phu Viễn-chương vào nước Tùy hòa-giải.



Lúc bây giờ nước Tùy có một tôi hiền là Quý-lương và một nịnh thần là Thiều-sư.



Hai người nầy luôn luôn có những ý-kiến chống đối nhau.



Tùy-hầu lại tin dùng kẻ nịnh, nên Thiều-sư rất được nhiều quyền thế.



Khi có sứ nước Sở đền giảng-hòa .




- Nếu tôi không lập Công-tử Ðột lên ngôi, xin đất trời tru diệt !



Hoa- đốc đem việc ấy tâu lại với Tống trang-công.



Hôm sau Tống trang-công cho vời Công-tử Ðột vào hậu cung, nói :



- Nay nước Trịnh đã lập Thế-tử Hốt lên ngôi , lại sai người đem

mật thư đến đây bảo ta ngầm giết Công-tử thì sẽ hiến ba thành mà tạ ơn.

Lòng ta không nỡ , muốn đưa Công-tử trở về Trịnh nối ngôi , ý Công-tử

như thế nào ?



Công-tử Ðột sụp lạy, tâu :



- Tâu Chúa-công , tôi mang thân sang đây, việc sống chết đều nhờ tay Chúa-công định liệu. Nếu tôi được nối ngôi , Chúa-công muốn gì mà

chẳng được, cần gì phải dâng ba thành .



Tống trang-công rất mừng, nói :



- Ta đã bắt Tế-Túc giam ở Quân-phủ, cốt dùng vào việc nầy .



Nói xong, đòi Tề-Túc và Ung-thị đến nói rõ ý muốn của mình.



Lại bắt Công-tử Ðột làm tờ cam kết nếu được lên ngôi phải dâng

ba thành, một trăm đôi bạch-bích, một vạn nén vàng-kim, và hàng năm phải nộp ba vạn hộc thóc.



Tuy vậy, Tống trang-công vẫn thấy chưa đũ bảo đảm sau nầy , bèn

bắt Tề-Túc phải gả con gái cho con trai Ung-thị là Ung-củ, rồi dẫn

Ung-củ về Trịnh phong cho chức Ðại-phu để coi sóc công việc làm của

Công-tử Ðột.



Trước tình thế đó Tề-Túc không dám cải lời, đành phải tuân theo.



Bấy giờ Công-tử Ðột cùng với Ung-củ giả dạng làm lái buôn theo Tề-Túc về nước Trịnh.



Về đến nơi, Tề-Túc dẫn hai người vào tưđinh, rồi cáo bịnh không vào chầu.



Lại khiến quân giáp-sĩ phục khắp nơi.



Các quan nghe tin Tề-Túc bị bịnh kéo đến vấn an.



Nhưng khi vào nhà thấy Tề-túc vẫn khoẻ mạnh như thường, mặt mày tươi tắn, lấy làm lạ hỏi :



- Tướng-quân không có bịnh, cớ sao viện cớ không vào chầu ?



Tề-túc đáp :



- Thân ta không có bịnh mà nước ta đang có bịnh !



Các quan không hiểu đều ngơ ngác nhìn.



Tề-túc nói tiếp :



- Ngày trước Tiên-công đưa Công-tử Ðột sang trú-ngụ nơi

nướcTống, nay Tống sai tướng Nam-cung Trường-vạn đem quân đánh mà lập

Công-tử Ðột lên ngôi. Vậy các quan có kế gì chống lại chăng ?



Các quan đều ngơ ngác nhìn nhau, nín lặng.



Tề-Túc nói tiếp :



- Muốn tránh tai nạn cho nước Trịnh không gì hơn là phải lập

Công-tử Ðột lên ngôi . Hiện Công-tử Ðột đã có mặt nơi nhà tôi. Ý các

quan thế nào cho biết ?



Cao cừđi trước đây có bất bình Thế-tử Hốt về việc ngăn cản Trịnh trang-công không cho phong chức Thượng-khanh cho mình , nhơn cơ hội nầy liền đứng dậy rút gươm nói :



- Tướng-công định như thế thật là phúc cho nước Trịnh đó . Các

quan ngỡ Cao cừđi và Tề-Túc đã xếp đặt trước, ai nầy đều sợ sệt cuối đầu tuân theo.



Tề-túc liền mời Công-tử Ðột ra ngồi trên sập, rồi cùng Cao cừđi cúi lạy.



Các quan không biết làm thế nào cũng phải lạy theo .



Kế đó, Tề-Túc làm một tờ biểu lấy đũ chữ ký của các quan dâng lên cho Trịnh chiêu-công.



Trong biểu đại-khái nói : Nước Tống cất binh đưa Công-tử Ðột về Trịnh. Chúng tôi không thể phụng thờ Chúa-công được nữa.



Ðồng thời, Tề-Túc lại viết mật thư trao riêng cho Trịnh chiêu-công.



Trong thư nói :



Chúa công nối ngôi là điều không phải ý của Tiên-công. Ðó là do

tôi đã cán đán . Khi tôi đi sứ, nước Tống lại bắt giam tôi, ép lập

Công-tử Ðột lên kế vị. Tôi thiết nghĩ, nếu đem thân liều chết, e không

giúp ích được cho Chúa-công sau nầy. Vì vậy ép lòng phải nhận lời. Nay

các quan đều sợ nước Tống mà nghe theo, xin Chúa-công khá mau tìm nơi

lánh nạn để chờ cơ hội phục-nghiệp. Lòng tôi có trắc-ẩn xin Hoàng-thiên

tru diệt.



Trịnh chiêu-công xem tờ biểu-chương và bức mật thư xong xét thấy mình cô thế, không còn ai giúp đỡ nữa, bèn bỏ trốn sang nước Vệ .



Công-tử Ðột lên ngôi, xưng hiệu là Trịnh lệ-công.



Mọi việc quốc chính đều giao cho Tề-Túc.



Tề-Túc giữ lời, gả con gái cho Ung-Củ, và xin Trình lệ-công phong cho Ung-Củ làm chức Ðại-phu .



Khi còn ở bên Tống , Trịnh lệ-công chơi thân với Ung-củ, nên nay Ung-củ rất được tin dùng, không kém gì Tề-Túc.



Việc Trịnh lệ-công tiếm ngôi không làm cho dân-chúng phẫn uất

lắm. Duy có Công-tử Vĩ và Công-tử Nghi tỏ ý bất bình, lại sợ lâm hại đến bản thân nên Công-tử Vĩ trốn qua nước Sái, còn Công-tử Nghi trốn qua

nước Trần lánh nạn.



Tống trang-công hay được tin Trịnh lệ-công đã tức vị , vội sai sứ đến chúc mừng.