Đông Chu Liệt Quốc

Chương 11 : Ỷ công lao , Tống Trang Công đòi của Giết rể Ung, Trịnh Tế Túc đuổi vua

Ngày đăng: 01:54 20/04/20


Sứ Tống sang Trịnh tuy là bề ngoài để chúc mừng, song bên trong cố đòi các lễ vật đã giao ước.



Trịnh lệ-công thấy vậy, kêu Tế-Túc hỏi :



- Trước kia, vì muốn nối ngôi nên vua Tống yêu-sách bao nhiêu ta cũng phải chịu. Nay mới vừa lên ngôi, chưa đặng bao lâu mà phải dâng ba thành, cùng các lễ vật cho Tống, thì các kho tàng sẽ trống rỗng, các

chư hầu sẽ cười ta, biết liệu làm sao .



Tế-Túc nói :



- Bây giờ phải trả lời với Tống trang-công là nhân-tâm chưa

định, nếu giao đất cát e có biến. Vậy xin đem sưu thuế ba thành mà nạp

còn ngọc-bích cùng vàng lụa thì ba phần trả một, số lúa hẹn năm tới sẽ

đong.



Trịnh lệ-công nghe theo, viết thư trả lời cho vua Tống, xin nạp

ba chục bích ngọc và ba nén vàng ròng, kỳ dư hẹn lại năm tới sẽ tính.



Sứ giả mang thư về .



Tống trang-công cả giận mắng :



- Kẻ đã chết đi, được ta cứu sống, đưa lên địa-vị, giầu sang, lẽ ra phải biết ơn ta mới phải, sao lại hẹp hòi ?



Nói rồi, sai sứ trở lại nước Trịnh, quyết đòi cho đủ số nợ mới nghe .



Lần nầy Trịnh lệ-công cũng lại bàn với Tế-Túc, rồi đem nạp hai vạn thùng thóc mà thôi .



Sứ giả trở về, Tống trang-công vẫn không bằng lòng, sai đi lần nữa, bảo Trịnh lệ-công rằng :



- Nếu không nộp đủ số tiền nợ đã giao ước, Tế-Túc phải qua thương-thuyết lại mới được.



Tế-Túc thấy Tống trang-công xử sự như thế, bèn nói với Trịnh lệ-công :



- Nước Tống vốn mang ơn Tiên-công ta nhiều lắm, thế mà ngày nay

cậy chút công lao quên điều nhân nghĩa . Vậy xin Chúa-công cho tôi sang

Tề và Lỗ nhờ hai nước ấy can thiệp giùm mới được.



Trịnh lệ-công nói :



- Biết Tề và Lỗ có vì ta mà can thiệp chăng ?



Tế-Túc nói :



- Trước kia Tiên-công ta đi đánh nước Hứa và Tống được Tề và Lỗ

giúp sức. Mối tình ấy chưa mờ phai . Lỗ-hầu được lên ngôi cũng nhờ

Tiên-công ta đó . Nếu Tề phụ bạc, thì Lỗ không lẽ chối từ .



Trịnh lệ-công nói :



- Muốn làm cho Tống trang-công khỏi ác cảm với ta thì phải dùng kế chi ?



Tế-Túc nói :



- Trước kia vua nước Tống bị giết, lập con vua là Công-tử Bằng,

Tiên-công ta cùng Tề với Lỗ đều giúp việc ấy . Sau đó, Tống có đem một

cái vạc lớn mà tặng cho Lỗ, lại đem một cái chén ngọc, tặng cho

Tiên-công để đền ơn. Nay tôi sang Tề và Lỗ, nhờ hai nước ấy thương

thuyết với Tống đem trả cái chén ngọc ấy, để Tống nhớ chuyện cũ mà thẹn , không đám kể công nữa.



Trịnh lệ-công nghe nói mừng rỡ khen Tế-Túc là mưu lược , vội sai sứ giả mang lễ vật rất hậu đến nước Tề và Lỗ để thương-thuyết việc ấy.



Sứ Trịnh qua Lỗ kể hết đầu đuôi sự việc.



Lỗ-hầu cười lớn, nói :



- Trước kia Chúa Tống chỉ đem đến cho ta một cái vạc, mà ta còn

giúp đỡ thay, huống chi nay Trịnh-hầu đem lễ vật rất nhiều , lẽ nào ta

lại làm lơ.



Bèn nhận lễ vật , hứa sẽ can thiệp.



Sứ Trịnh tạ ơn lui về.



Còn sứ-giả của Trịnh sang Tề cũng thuật lại đầu đuôi sự việc .



Tề hi-công vốn có cảm-tình với Thế-tử Hốt, song Tề hi-công nhớ

đến công trạng của Thế-tử Hốt giúp mình thắng giặc Bắc-nhung, nên lòng

không vui, hỏi sứ-giả :



- Thế-tử Hốt bị tội gì mà nước Trịnh lại phế đi lập Công-tử Ðột ? Ta nhất định hưng binh vấn tội, đừng hòng đem lễ vật đến nhờ ta !



Nói xong, trả hết lễ vật, đuổi sứ về nước.



Sứ-giả trở về thuật.lại mọi việc.



Trịnh lệ Công thất kinh, nói với Tế-Túc :



- Nước Tề đã không nhận giúp , ắt nay mai kéo binh đến vấn tội . Ta phải lập mưu gì mà cự địch ?



Tế-Túc nói :



- Xin Chúa-công chớ lo. Tôi xin chỉnh tu binh mã để phòng cái ngày đó.



Trịnh lệ-công nơm-nớp lo âu, nhưng không biết làm sao hơn , đành lặng thinh mà chờ ngày binh biến.



Giữa lúc đó thì Lỗ hầu sai sứ sang mời Tống đến đất Phó-chung để phó hội mà bàn việc giúp Trịnh.



Trong cuộc hội kiến Lỗ hoàn-công đem việc Trịnh lệ-công nhờ mình mà nói lại.



Tống trang-công nói :



- Trịnh đột trước kia chỉ là một cái trứng, nhờ tôi ấp cho nở

ra, nay được làm chúa một cõi sơn-hà lại quên điều ước hẹn. Hiền-hầu bắt tôi ngồi yên được sao ?



Lỗ hoàn-công nói :



- Ngài đã gia ơn cho Trịnh, thì Trịnh nào dám quên. Ngặt vì nối

nghiệp chưa bao lâu, kho tàng thiếu hụt, chưa thể thanh-toán nổi cùng

một lúc. Vậy tôi xin bảo lãnh món nợ ấy cho.



Tống trang-công nói :



- Ðược ! Số vàng ngọc có thể nói là kho tàng thiếu thốn còn như

giao đất ba thành chỉ một lời là xong, thế mà Trịnh đột không nói đến

thật quả đứa bội nghĩa.



Lỗ hoàn Công nói :



- Ðất của tiền-nhân, nếu Trịnh lệ-công đem giao cho nước khác e

thiên hạ chê cười, lòng dân không phục, nên mới đem số thuế ba thành mà

nạp cho Hiền-hầu. Tôi nghe Trịnh đã đem đến mấy muôn hộc lúa nạp cho

nước ngài rồi mà !



Tống trang-công nói :



- So với điều ước thì có thấm vào đâu. Việc này tôi không thể nào bỏ qua được, xin Hiền-hầu chớ nhọc công.



Thấy Tống trang-công khăng khăng cố chấp, Lỗ hoàn-công tức giận

bỏ ra về, sai sứ sang nước Trịnh thuật lại cho Trịnh lệ-công hay.



Trịnh lệ-công liền khiến Ung-củ đem cái chén ngọc đến nhờ Lỗ-hầu thương lượng với Tống , trả thay vào việc nộp đất ba thành , lại đem

thêm ba mươi cặp bạch-bích, hai ngàn nén vàng kim nữa.



Thấy vậy Lỗ hoàn-công cũng nễ lòng thân hành sang trước Tống một phen nữa.



Lần nầy hai vua gặp nhau nơi đất Cốc-châu .



Lỗ hoàn-công nói :



- Hôm trước Hiền-hầu trách Trịnh không nạp đũ lễ vật , nên nay Trịnh lại cậy tôi đến nạp thêm.




- Dưng rượu để chúc thọ nhạc-gia việc gì tướng quân lại lo lắng

như vậy. Thiếp tưởng trong triều có điều chi rắc-rối mà tướng quân không muốn cho thiếp biết.



Ung-củ nói :



- Không có việc gì cả. Sai nhạc-phụ đến Ðông-giao, chi là mệnh-vua, phu-nhân chớ hỏi nhiều.



Thái độ và lời nói của Ung-củ làm cho Tế-thị càng nghi ngờ thêm, mới lập kế phục rượu cho Ung-củ uống thật say, rồi đợi lúc Ung-củ đang

ngủ mơ màng, đập mạnh vào vai hỏi lớn :



- Này, Chúa-công sai mày giết Tế-Túc mà mày lại quên rồi sao ?



Trong lúc đang ngũ, Ung-Củ giật mình đáp :



-



Tề thị đứng nhìn chồng mà đôi dòng nước mắt chảy ròng ròng .



Rồi nàng tự nghĩ :



- Có thể như thế được sao ? Hay chàng đã vì hoảng hốt mà nói sằng .



Sáng ngày, Tế-thị nói với Ung-củ :



- Tướng-quân có ý muốn giết phụ-thân, việc ấy tôi đã rõ .



Ung-củ giựt mình nhìn vợ nói :



- Ấy chết ! ta có bao giờ dám làm điều vô đạo ! Sao phu-nhân lại nghĩ thế .



Tế-thị nói :



- Ðem hôm qua tướng-quân say rượu đã nói rỏ thiếp rồi bây giờ còn giấu làm chi.



Ung-củ rướm mồ hôi trán, nhìn vợ, nói :



- Nếu quả có việc ấy thì phu-nhân nghĩ thế nào ?



Tế-thị ngao ngán thở dài. Rồi như để soi sáng tấm lòng ác hiểm của chồng, nàng giả vờ nói :



- Ðã lấy chồng thì theo chồng, tướng quân hỏi làm gì câu ấy !



Ung-củ nghe vợ nói mừng rỡ, đem đầu đuôi câu chuyện thuật lại một hồi.



Tế-thị nói :



- Phụ thân thiếp là một kẻ đa mưu, túc trí, e không dám đi, xin cho thiếp vào tưđinh xét thử tình ý như thế nào.



Ung-củ mừng rỡ nói :



- Nếu việc thành tôi được lên chức Thượng-khanh thì phu-nhân cũng được vinh hiển trọn đời.



Tối hôm ấy, Tế-thị ghé về tưđinh thăm mẹ.



Tế-Túc phu-nhân thấy con về, mừng rỡ hỏi :



- Lâu nay con vẫn được mạnh giỏi chứ ?



Tế-thị không đáp, buồn-bã hỏi mẹ :



- Chồng với cha nên trọng đàng nào hơn ?



Câu hỏi lạ lùng ấy làm cho Tế-Túc phu-nhân ngạc nhiên nói :



- Sao con lại hỏi vậy . Chồng với cha đàng nào mà chẳng trọng .



Tế-thị nói :



- Nhưng nếu gặp trường hợp giữa cha và chồng có điều mâu thuẩn nhau thì nên trọng đàng nào ?



Tế-Túc phu-nhân nói :



- Cha mẹ do trời định, vợ chồng do người định. Mất chồng có thể

lấy chồng khác, còn mất cha không thể tìm một người cha khác được.



Tế-Túc phu-nhân nói vừa dứt lời, Tế-thị khóc oà, bước tới ôm mẹ, nói :



- Hôm nay con quyết vì cha mà không vì chồng.



Đoạn đem hết chuyện Ung-củ kể lại cho mẹ nghe.



Tế-Túc phu nhân kinh-hãi lập tức đem nói lại với chồng.



Tế-Túc cau mày, nhìn con gái mình như đắn đo với bao ý nghĩ:



Qua một lúc, Tế-Túc nói :



- Việc nầy chớ tiết lậu ra ngoài, để mặc ta định liệu.



Sáng hôm sau, Trịnh lệ-vương sai Tế-Túc đến Ðông-giao, và Ung-củ bày tiệc tiễn hành, đưa đón rất trọng thể.



Tế-Túc về nhà sửa soạn hành-trang, rồi sai Công-tử Ất đem một trăm quân giáp-sĩ phục nơi quán địch, chờ Ung-củ đến.



Chẳng bao lâu, Ung-củ đem ba tên quân hầu đến đó.



Tế-Túc nói :



- Ta đi đây chỉ vì việc nước ngươi bày vẽ đưa đón làm gì ?



Ung-củ nói :



- Nhơn tiết xuân mát mẻ, con có chén rượu tiễn mừng, xin nhạc-phụ tường định con rể .



Tế-Túc một tay bưng chén rượu , một tay nắm lấy Ung-củ, nói :



- Ðây là ý vua hay tình của ngươi đối với ta ?



Ung-củ cúi đầu nói :



- Ðây là lòng thành kính của con mà chồng họp the của vua nữa .



Tế-Túc hét lên :



- Khốn nạn ! Dám phản-phúc với ta như thế sao ?



Liền hô quân giáp sĩ bắt Ung-Củ trói lại.



Ung-củ mặt mày biến sắc , kêu cứu ầm ĩ.



Trịnh lệ-Công sai một đoàn ngự lâm quân đến cưu ứng, nhưng bị Công-tử Ất đánh đuổi chạy dài.



Tế-Túc truyền đem Ung-củ ra chém lập tức.



Trịnh lệ-Công hay được tin, than rằng :



- Ôi thôi ! việc đã đến thế nầy, Tế-Túc ắt không dung ta !



Than rồi, liền thu xếp hành-trang, bỏ cả cung điện, giang sơn

lén trốn qua nước Sái tị-nạn , mà lòng vẫn thắc-mắc , chưa biết vì đâu

âm mưu bại lộ .



Mãi về sau, Trịnh lệ-công hay được chuyện Ung-củ nói với vợ, buồn bã than thầm :



- Việc lớn của nước mà đem cho đàn bà hay, tránh sao khỏi thất bại .



Sau khi giết được Ung-củ và nghe tin Trịnh đột bỏ trốn, Tế-Túc

cho người sang nước , Vệ rước Trịnh chiêu-công tức Thế-tử Hốt về nước

phục-nghiệp.