Đông Chu Liệt Quốc

Chương 102 : Đạo Hoa âm, Mông Ngao Bị Thua Sông Hồ Lư, Kịch Tân Tự Tử

Ngày đăng: 01:56 20/04/20


Lại nói Nhan An muốn yết kiến Tín Lăng quân mà không được vào, các tân

khách lại không ai nói giúp, đang vẫn vơ không biết làm thế nào, bỗng

gặp Mao công và Tiết công đến thăm Tín Lăn quân. Nhan An biết hai người

là thượng khách của Tín Lăng quân, liền khóc lóc kể lể sự tình. Hai

người hứa xin hết sức nói giúp. Hai người vào đến nơi trong thấy Tín

Lăng quân liền nói rằng:



- Nghe nói công tử sắp về nước chúng tôi đến tiễn đây.



Tín Lăng quân nói:



- Đâu có việc ấy.



Hai người nói:



- Quân Tần vây nước Ngụy gấp quá, công tử không nghe tin ư?



Tín Lăng quân nói:



- Tôi có nghe nói, nhưng tôi từ giả nước Ngụy đã mười năm rồi, nay đã

thành người Triệu, không muốn dự nghe đến việc nước Ngụy nữa.



Hai người đều nói rằng:



- Sao công tử lại nói thế? Công tử được trọng đãi ở Triệu tiếng khen

khắp chư hầu, là nhờ có nước Ngụy. Ngay như công tử mà nuôi được kẻ sĩ,

chiêu nạp tân khách trong thiên hạ là nhờ sức nước Ngụy. Nay Tần đánh

Ngụy gấp quá mà công tử không thương, nếu quân Tần phá được Đại lương,

hủy hoại tôn miếu của tiên vương thì sao? Công tử dù chẳng nghĩ đến nhà, há lại chẳng nghĩ đến sự cúng tế tổ tiên ru? Công tử còn mặt mũi nào mà cứ ăn nhờ nước Triệu này mãi?



Hai người nói chưa dứt lời, Tín Lăng quân đã toát mồ hôi, đứng dậy tạ rằng:



- Hai tiên sinh trách Vô Kỵ này là đáng lắm! Vô Kỵ xuýt nữa sẽ thành tội nhân trong thiên hạ vậy!



Lập tức sai tân khách sửa hành trang, rồi vào triều từ biệt vua Triệu.

Vua Triệu không muốn để cho về, cầm lấy cánh tay khóc mà nói rằng::



- Quả nhân từ khi mất Bình Nguyên quân, cậy có công tử làm bức tường

thành, nay bỗng công tử bỏ quả nhân mà đi, quả nhân biết cùng ai lo việc xã tắc?



Tín Lăng quân nói:



- Vô Kỵ này không nở để tôn miếu tiên vương bị phá hủy về tay quân Tần,

cho nên thế nào cũng phải về. Nếu nhờ phúc của đại vương mà xã tắc không mất, thì còn có ngày lại được thấy nhau.



Vua Triệu nói:



- Công tử trước đem quân Ngụy đến cứu sống được nước Triệu, nay công tử về nước cứu nạn, thì quả nhân dám xin hết sức giúp lại.



Vua Triệu bèn đem ấn thượng tướng trao cho Tí Lăng quân, sai tướng quân

Bàng Noãn là phó, đem mười vạn quân Triệu đi giúp. Tín Lăng quân đã làm

tướng quân Triệu, sai Nhan An về Ngụy báo tin trước, rồi sai tân khách

mang thư đến các nước cầu cứu. Ba nước Yên, Hàn, Sở đều vốn trọng nhân

phẩm của Tín Lăng quân, nghe biết Tín Lăng quân làm tướng, đều có ý vui

mừng, sai đại tướng mang quân đến Ngụy, chịu quyền tiết chế. (Tướng Yên

là Tương Cừ, tướng Hàn là Công Tôn Anh, tướng Sở là Cảnh Dương). Chỉ có

nước Tề là không chịu phát binh.



Lại nói vua Ngụy đang cơn nguy cấp, được Nhan An về báo là Tín Lăng quân đem quân bốn nước về cứu, vui mừng khôn xiết, sai Vệ Khánh đem hết quân trong nước ra tiếp ứng. Bấy giờ Mông Vụ vây Giáp châu, Vương Hạt vây

Hoa châi, Tín Lăng quân cùng chư tướng bàn định, sai Vệ Khánh đem quân

Ngụy hợp với quân Sở, đắp lũy để chống quân Mông Vụ, dựng hiệu cờ Tín

Lăng quân, giữ vững không ra đánh, còn mình mang mười vạn quân Triệu hợp với quân Yên, Hàn, đến cứu Hoa châu; một mặt sai tướng Triệu là Bàng

Noãn đem một đạo quân đến sông vị chẹn cướp thuyền lương của quân Tần.

Vương Hạt được tin, sợ tuyệt mất đường quân lương, bèn lưu một nữa quân ở lại vây Hoa châu, còn một nữa tự mình đốc suất đi cứu thuyền lương ở

sông Vị. Đi đến gần núi Thiếu hoa, đại quân Yên do Tương Cừ thống suúat

xông ra đánh. Vương Hạt cùng Tương Cừ đánh nhau được vài hợp lại có một

đội quân Hàn do Công Tôn Anh thống suất kéo đến. Vương Hạt phải chia

quân ra đối địch. Bỗng có tin báo là thuyền lương ở sông Vị bị tướng

Triệu cướp mất rồi. Biết thế sự đã nguy, Vương Hạt chỉ còn liều chết

chống đánh, từ giờ ngọ đến giờ dậu vẫn chưa thu quân. Tín Lăng quân liệu chừng quân Tần đã mõi mệt, liền đem phục binh xông ra đánh. Vương Hạt

dẫu là tướng quen đánh trận, nhưng có ba đầu sáu tay thì đối địch sau


Kịch Tân nói:



- Nhớ khi xưa tôi từ biệt ngài bỏ nước Triệu mà đi, thấm thoát đã hơn

bốn mươi năm rồi, tôi đã già yếu mà ngài cũng đã có tuổi, người ta ở đời cực ngắn ngủi chẳng được là bao!



Bàng Noãn nói:



- Tướng quân thấy Chiêu vương biết kính trọng kẻ sĩ, bỏ Triệu sang Yên,

nhất thời các tay hào kiệt theo về rất đông. Nhưng nay đền Hoàng kim cỏ

mọc đã dày, mộ Chiêu vương cây đã vừa ôm; Tô Đại, Trâu Diễn, cũng đã nối gót qua đời, Xương Quốc quân cùng về với nước tôi. Khí vận nước Yên,

coi đó cũng đủ biết. Lão tướng quân tuổi ngoại sáu mươi, cô quạnh ở

trong triều của một vị vua đã gần suy, thế mà còn tham luyến binh quyền, cầm hung khí mà làm việc nguy hiểm, để làm gì vậy?



Kịch Tân nói:



- Tôi chịu hậu ân ba đời vua Yên, dù thịt nát xương tan cũng khó báo

đền; nhân lúc tuổi thừa này, muốn vì nước nhà rửa cái thù Lật Phúc.



Bàng Noãn nói:



- Lật Phúc vô cớ, đánh ấp Cảo nước tôi, tự mua lấy cái thua, đó là tự Yên phạm Triệu chứ không phải Triệu phạm Yên.



Hai bên ngồi trong xe, kẻ nói đi người nói lại, Bàng Noãn bỗngnói to lên rằng:



- Ai lấy được đầu Kịch Tân, thì thưởng ba trăm lạng vàng!



Kịch Tân nói:



- Sao túc hạ khinh tôi quá thế? Tôi há lại không lấy được đầu túc hạ sao?



Rồi cầm lệnh tiễn vẫy một cái, Lật Nguyên dẫn quân xông ra đánh. Tức thì hai bên cùng ra sức đánh nhau. Quân Yên bị hại nhiều hơn quân Triệu.

Trời tối, hai bên cùng thu quân. Kịch Tân về dinh buồn bã không vui,

đang lo tính phân vân, bỗng thấy quân báo là Bàng Noãn sai người đến đưa thư. Kịch Tân sai người ra cầm vào, thấy bức thư phong kính hai ba lần, mở ra xem, đại lược nói:



- “Tướng giữ Đại châu là Lý Mục đem quân đánh úp Đốc cương, chẹn sau

lưng ngài, ngày nên về ngay, nếu không thì không kịp, tôi nghĩ đến chút

giao tình ngày trước, xin bảo thật để ngài biết”.



Kịch Tân nói:



- Bàng Noãn chỉ muốn làm nao lòng quân ta mà thôi, cho dù quân Lý Mục đến thật, ta có sợ gì?



Rồi viết thư trả lời nói ngày mai lại quyết chiến. Sứ Triệu về rồi, Lật Nguyên ngỏ lời rằng:



- Lời Bàng Noãn không nên không tin, Vạn nhất Lý Mục dẫn quân đánh úp

sau lưng, quân ta trước sau đều bị đánh thì phải làm thế nào?



Kịch Tân cười nói rằng:



- Ta cũng nghĩ đến điều đó. Vừa rồi ta nói là để cho vững lòng quân mà thôi.



Rồi bảo Lật Nguyên mật truyền quân lệnh, luôn ban đêm rút lui về. Còn

mình đi đoạn hậu, để chống quân đuổi theo. Không ngờ Bàng Noãn dò biết

việc ấy, cùng Nhạc Thừa, Nhạc Gian chia ba đường đuổi theo. Kịch Tân vừa đánh vừa chạy, đến song Long toàn, bỗng có thám tử báo là mặt trước có

quân Đại châu kéo đến, Kịch Tân sợ quá, cho là Bàng Noãn quả không nói

dối, bèn không dám đi về phía bắc, dẫn quân đi về phia đông, muốn theo

đường Phụ thành, chạy về Liên dương. Bàng Noãn đuổi kịp, hai bên lại đại chiến ở song Hồ lư. Kịch Tân bị thua than rằng:



- Ta còn mặt mũi nào làm tù nước Triệu nữa!



Rồi tự đâm cổ mà chết. Lật Nguyên bị Nhạc Gian chém chết, hơn ba vạn

quân bị giét, còn đều tan chạy hoặc đầu hang. Quân Triệu đại thắng. Bàng Noãn lại cùng Lý Mục hợp quân đánh lấy Vũ trại và Phương thành. Vua Yên phải than hành đến nhà Tương Cừ, cầu đứng làm sứ đi sang quân Triệu

nhận tội xin hòa. Bàng Noãn nễ Tương Cừ, cho hòa rồi kéo quân về, còn Lý Mục vẫn ở lại giữ Đại châu. Vua Triệu ra tận ngoài thành đón Bàng Noãn, khen rằng:



- Tướng quân vũ dũng như thế, thì cũng như Liêm Pha, Lạn Tương Như còn ở nước Triệu vậy.



Bàn Noãn nói:



- Người Yên đã phục, nhân lúc này nên hợp tung các nước để cùng chống Tần.