Đông Chu Liệt Quốc

Chương 104 : Cam la còn bé làm quan lớn lao ái gian dâm loạn cung tần

Ngày đăng: 01:56 20/04/20


Lại nói Vương Tiễn đóng quân ở núi Phục long, Phàn Ô Kỳ luôn mấy ngày

đều đem hết quân tinh nhụê đến khiêu chiến, nhưng Vương Tiễn bền giữ

không ra. Ô Kỳ cho là Vương Tiễn nhát, toan chia quân đi cứu Trường Tử,

Hồ Quan, thì được tin hai thành ấy đã thất thủ, sợ quá, bèn lập đồn ở

ngoài thành để Trường An quân được yên long. Vương Tiễn đã lấy được hai

thành Trường tử và Hồ quan, chắc thành Đồn lưu cô thế, định kéo đại binh đi đánh, thì vua Tần sai sứ đến, một là để khoa thưởng quân sĩ, hai là

báo cho Vương Tiễn biết về vua Tần rất căm giận Ô Kỳ cần phải bắt sống

giải về để tự tay vua Tần chém chết mới hả lòng. Vương Tiễn dẫn đại binh đến đánh Đồn lưu. Thành Kiệu nghe tin mất hai thành, sai người kíp đòi

Phàn Ô Kỳ vào bàn. Ô Kỳ nói:



- Chỉ trong sớm tối là ta sẽ đánh một trận quyết định. Nếu đánh không

được, tôi xin cùng vương tử chạy sang nước Yên, nước Triệu, lien hợp chư hầu cùng giết vua Tần để yên xã tắc.



Nói xong, Ô Kỳ lại trở về bản dinh. Được tin tướng Tần là Tần Thắng đến

khiêu chiến, Ô Kỳ liền mang quân ra đón đánh. Chừng vài hợp, Tần Thắng

bỏ chạy. Ô Kỳ cậy khỏe đuổi theo, được chừng năm dặm, gặp hai toán phục

binh xong ra đánh. Ô Kỳ thua to, vội thu quân về, thì Vương Tiễn đã giàn khắp dưới thành. Ô Kỳ hăng hái ra oai, mở một con đường máu để vào

trong thành. Vương Tiễn liền hợp quân lại bổ vây bốn mặt, đánh phá rất

gấp. Ô Kỳ tự than đi tuần thành, luôn ngày đêm không biết mỏi mệt. Dương Đoan Hòa ở trong thành thấy sự thế đã nguy lắm rồi, nhân ban đêm liền

xin vào yết kiến Thành Kiệu, nói rõ lẽ lợi hại, thế mạnh yếu của Thành

Kiệu đối với vua Tần và nói Thành Kiệu nghe Phàn Ô Kỳ mà đánh lại vua

Tần là đã làm một việc rất nguy hiểm. Thành Kiệu tỏ ý hối hận và hỏi nên làm thế nào. Đoan Hòa liền đưa ra bức mật thư của Vương Tiễn. Thành

Kiệu mở ra xem, đại ý nói rằng:



- “Như ngài, kể thân thì em vua, kể quí thì là phong hầu, cớ sao lại

nghe lời nói không đâu ,làm cái việc bất trắc, tự gây cái chết cho mình, há chẳng đáng tiếc lắm ru? kẻ thủ xướnglà Phàn Ô Kỳ, nếu ngài chém lấy

đầu nó đem nộp, rồi bó tay chịu tội, thì tôi xin bảo tấu và nhà vua tất

sẽ tha ngài. Nếu còn trù trừ không quyết thì hối không kịp nữa!”



Thành Kiệu xem xong, chảy nước mắt nói rằng:



- Phàn tướng quân là người trung nghĩa, sao ta nở long giết cho được?



Đoan Hòa thấy Thành Kiệu không nghe lời, toan bỏ đi, Thành Kiệu cố lưu lại. Hôm sau Phàn Ô Kỳ vào yết kiến Thành Kiệu, nói rằng:



- Quân Tần thế mạnh, long người sợ hãi, thành này mất đến nơi rồi. Tôi

xin cùng vương tử chạy sang Yên, Triệu để tính cuộc sau này vậy.



Thành Kiệu nói:



- Họ hang tôi đều ở Hàm dương, nay đi nước khác biết người ta có nhận không?



Phàn Ô Kỳ nói:



- Các nước đều đang cay đắng về sự hung bạo của nước Tần, lo gì người ta chẳng nhận!



Đang nói, có tin báo là quân Tần khiêu chiến ở cử nam. Phàn Ô Kỳ thúc gịuc mấy lần bảo rằng:



- Bây giờ vương tử không đi, sau này không thể ra được nữa!



Thành Kiệu do dự không quyết, Phàn Ô Kỳ lại phải cầm đao lên xe đi ra

cửa nam đánh nhau với quân Tần. Dương Đoan Hòa bảo Thành Kiệu lên thành

xem đánh nhau, thì thấy Ô Kỳ không chống nổi, phải chạy về dưới thành,

và đang gọi to bảo mở cửa. Dương Đoan Hòa cầm kiếm đứng bên Thành Kiệu,

thét rằng:



- Trường An quân đã đem cả thành đầu hang rồi, Phàn Ô Kỳ đi đâu thì đi, đứa nào dám mở cửa thành thì sẽ chém đầu!



Nói rồi bèn lấy ở trong tay áo ra một lá cờ trên có chữ “hàng”. Những

người xung quanh đều là than thích với Đoan Hòa, liền dựng lá cờ “hang”

lên, không kể gì đến Thành Kiệu. Thành Kiệu chỉ biết chảy nước mắt mà

thôi. Ô Kỳ thở dài nói rằng:



- Thằng nhãy con này không bõ giúp!



Quân Tần vây Ô Kỳ mấy vòng, vì có lệnh của vua Tần bảo phải bắt sống Ô

Kỳ nên quân Tần không dám bắn tên ngầm. Ô Kỳ lại liều chết đánh lấy lối

ra, chạy sang nước Yên. Vương Tiễn đuổi theo không kịp. Dương Đoan Hòa

bảo Thành Kiệu mở cửa để đón quân vào thành. Vương Tiễn sai đem giam

Thành Kiệu vào công quán, khiến người về Hầm dương báo tiệp và xin nghị

xử Thành Kiệu như thế nào. Tần thái hậu xõa tóc xin tha chết cho Thành

Kiệu, và xin Lã Bất Vi nói hộ. ần Vương Chính giận nói rằng:



- Không giết đứa phản tặc đi, thì bọn cốt nhục chúng nó sẽ làm phản hết!



Rồi sai truyền lệnh cho Vương Tiễn chém Thành Kiệu bêu đầu ngay ở Đồn

lưu, phàm quân lính và quan lại theo Thành Kiệu đều bị chém cả. Nhân dân ở trong thành ấy đều dời đến Lâm thao; một mặt treo thưởng mua Phàn Ô

Kỳ, ai bắt được đem nộp thưởng cho năm thành. Sứ giả đến Đồn lưu truyền

mệnh vua Tần, Thành Kiệu nghe không được tha, tự thắt cổ chết ở quán xá. Vương Tiễn sai chặt đầu đem bêu ở cử thành, quân lính và quan lại bị

giết chết đến vài vạn người, nhân dân bị dời đi hết, trong thành sạch

không.



Lại nói Tần Vương Chính tuổi đã trưởng thành, mình dài tám thước năm
làm gì mặc ý; bất cứ công việc lớn nhỏ, đều do Lao Ái quyết định. Ái lại nuôi vài nghìn tên gia đồng; các tân khách cầu được tiến đạt, đến xin

làm xá nhân, cũng hơn nghìn người; Ái lại bỏ tiền giao kết với những

người có thế lực trong triều để gây bè phái; được những kẻ xu phụ quyền

thế thi nhau đến theo, thanh thế lại to hơn Văn Tín hầu Lã Bất Vi.



Mùa xuân năm thứ chin, có sao chổi mọc, đuôi dài khắp trời, thái sử xem

đoán trong nước sẽ có binh biến. Thái hậu ở Ung thành, vua Tần mỗi năm

đến kỳ giao tế, đến đó triều kiến và làm lễ tế giao nhận thể. Tại đó đã

có cung Kỳ niên để vua ở. Năm ấy vừa đến kỳ tế giao, nhân lại có biến

sao chổi, nên vua Tần khi ra đi, sai đại tướng Vương Tiễn diễn binh ở

Hàm dương ba ngày, và giao cho cùng Lã Bất Vi giữ kinh thành. Lại sai

Hoàn Xỉ dẫn ba vạn quân đóng ở Kỳ sơn, rồi mới đi. Bây giờ vua Tần đã

hai mươi sáu tuổi, còn chưa làm lễ đội mũ. Thái hậu sai làm lễ đội mũ

đeo gươm cho vua ở miếu Đức công, cho trăm quan uống rượu luôn năm ngày. Thái hậu cũng cùng vua Tần ăn yến ở cung Đại trịnh. Lao Ái cùng các tả

hữu quí thần đánh bạc uống rượu. Đến ngày thứ tư, Lao Ái cùng quant rung đại phu Nhan Tiết đánh bạc, Lao Ái bị thua luôn. Rượu say rồi, Lao Ái

lại đòi đánh nữa. Tiết say rượu không chịu đánh, Lao Ái chạy đến nắm lấy tay Nhan Tiết, tát vào má, Tiết không chịu, cũng giật lấy giải mũ của

Lao Ái. Ái giận lắm trợn mắt mắng rằng:



- Ta đây là giả phụ của vua, mày là con nhà hèn mạt, lại dám chống với ta à?



Nhan Tiết sợ chạy ra, thì gặp vua Tần, vừa uống rượu ở trong cung thái

hậu đi ra. Nhan Tiết phục xuống đát, đạp đàu kêu khóc xin chết. Vua Tần

là người có tâm cơ, không nói gì, dắt Tiết đến cung Kỳ niên rồi mới hỏi. Nhan Tiết đem việc Lao Ái tát mình và tự xưng là giả phụ, kể hết một

lượt, lại tâu Lao Ái không thực là hoạn quan, mà giả vờ bị tội thiến,

vào chầu riêng thái hậu, hiện đã có hai con nuôi ở trong cung, không bao lâu sẽ mưu cướp nước. Vua Tần nghe nói giận quá, mật lấy binh phù, sai

đi triệu Hoàn Xỉ lập tức đem quân đến.



Có viên nội sứ tên Tứ và viên tá dặc tên Kiệt vốn lấy nhiều tiền của

thái hậu và Lao Ái, cùng thề sống chết có nhau, biết việc nguy cấp chạy

vào báo Lao Ái. Bấy giờ Lao Ái đã tỉnh rượu, sợ quá, đêm vào gõ cử cung

Đại trịnh, yết kiến thái hậu, kể rõ sự tình và xin với thái hậu, nên

nhân lúc Hoàn Xỉ chưa đem quân đến, đem hết quân cung kỵ và tân khách xá nhân, đánh vào cung Kỳ niên, may mà phá được thì hai người còn có thể

có nhau. Thái hậu nói:



- Quân cung kỵ khi nào chịu nghe lệnh ta?



Lao Ái nói:



- Tôi xin mượn ấn ngọc của thái hậu, giả làm ngự bảo đem dung, nói dối

là cung Kỳ niên có giặc, vua đòi tất cả quân cung kỵ đến cứu giá, chắc

chúng nó phải nghe.



Thái hậu bấy giờ tâm thần bối rối bèn nói:



- Mặc chàng làm gì thì làm!



Bèn lấy ấn giao cho Lao Ái, Ái giả làm ngự thư của vua Tần lại thêm tỉ

văn của thái hậu, cho triệu tất cả quân cung kỵ, vệ tốt và các tân khách xá nhân đến. Đến giờ ngọ hôm sau mới hợp được đủ. Lao Ái cùng nội sử

Tứ, tá dặc Kiệt chia nhau thống suất, kéo đến vây cung Kỳ niên. Vua Tần

trèo lên đài hỏi quân sĩ vì cớ gì lại đến vây cung. Mọi người đều nói:



- Trường Tín hầu truyền nói là hành cung có giặc nên chúng tôi đến để cứu giá.



Vua Tần nói:



- Trường Tín hầu là giặc đó, chứ trong cung làm gì có giặc!



Cung kỵ, vệ tốt nghe nói. một nữa tan đi, còn một nữa ở lại dở giáo cùng bọn tân khách xá nhân đánh nhau. Vua Tần hạ lệnh, ai bắt sống được Lao

Ái, thưởng tiền trăm vạn, giết chết đem đầu nộp thưởng tiền năm mươi

vạn, chém được đầu một đứa phản nghịch cho tước một bậc. Được lệnh, bọn

hoạn quan và bọn chăn súc, chăn ngựa đều liều chết mà đánh. Nhân dân

nghe tin Lao Ái làm phản cũng cầm gậy đến giúp sức quân nhà vua. Bọn tân khách xá nhân bị giết chết đến vài trăm người. Lao Ái bị thua, đánh

tháo ra lối cửa đông chạy chốn, thì vừa gặp đại binh Hoàn Xỉ kéo đến,

bắt trói lại. Cả bọn nội sử Tứ, tá dặc Kiệt cũng đều bị bắt, giao cho

ngục quan tra hỏi. Chúng đều thú thực cả. Vua Tần bền tự đến cung Đại

trịnh sục tìm, bắt được hai đứa con gian sinh của Lao Ái ở trong nhà

kín, sai tả hữu bỏ vào túi vải đem quật chết. Thái hậu đau xót ngấm ngầm không dám ra cứu, chỉ đóng cử khóc lóc mà thôi. Vua Tần không vào triều yết mẹ, trở về cung Kỳ niên, cho là lời quan thái sử nói nghiệm, ban

cho mười vạn tiền. Ngục quan dâng lời cung của Lao Ái, nói việc giả

thiến vào cung đều là mưu kế của Văn Tín hầu Lã Bất Vi, bọn đồng đảng

như nội sử Tứ, tá dặc Kiệt tất cả hơn hai mươi người. Vua Tần sai dung

xe xé xác Lao Ái ở ngoài cửa đông, giết cả ba họ. Bọn Tứ, Kiệt đều bị

bêu đầu, bọn tân khách xá nhân của Lao Ái theo làm phản, đánh nhau với

quan quân đều bị giết, dù không dự vào việc làm loạn cũng bị dời ra xa

đất Thục, tất cả hơn bốn nghìn nhà. Thái hậu đưa ấn ngọc cho bọn nghịch, không đáng làm quốc mẫu, giảm bớt lộc nuôi, dời ra cung Hoắc dương, là

một li cung rất nhỏ, có ba trăm quân canh giữ, phàm có người ra vào đều

phải xét hỏi rất cẩn thận. Thái hậu bấy giờ không khác gì một người tù

vậy. Vua Tần dẹp yên loạn Lao Ái, trở về Hàm dương. Lã Bất Vi sợ tội,

giả cách xưng bệnh, không dám ra yết, vua Tần muốn giết nốt,bèn hỏi ý

quần thần. Nhiều người về cánh với Bất Vi, đều nói Bất Vi phù lập tiên

vương, có công lớn với xã tắc. Phương chi Lao Ái chưa từng được đem đối

chất, hư thực không bằng cớ, không nên bắt tội lây.