Đông Chu Liệt Quốc

Chương 14 : Trái lệnh, Châu Thiên Tử nổi xung Gặp ma, Tề Tương Công hoảng hốt

Ngày đăng: 01:54 20/04/20


Công-chúa Vương-cơ từ lúc về với Tề tuyên-công lòng sầu khôn xiết .

Vương-cơ vốn là một người thông-minh, tề-chỉnh nay gặp tánh nết Tề

tương-công lòng đã bất bình, lại biết được câu chuyện nàng Văn-khương

nên buồn bã mà thọ bệnh, chẳng bao lâu từ trần.



Từ ngày Vương-cơ thác rồi, Tề tương-công không còn kiêng nể ai

nữa, hễ lúc nào nhớ Văn-khương thì giả đi săn bắn nơi đất Chước rồi sai

người đến Chúc-khâu rước Văn-khương đến đó mà vui vầy . Tuy nhiên, lại

sợ Lỗ trang-công hay được mà sanh sự, bèn lấy việc binh đao ra hăm dọa .



Tề tương-Công cất binh sang đánh nước Kỷ lấy ba thành ở đất

Bình, đất Tư và đất Ngô, rồi kéo thẳng đến Hề-thành kêu Kỷ-hầu bảo rằng :



- Nếu muốn cho nước Kỷ còn , phải đầu hàng lập tức.



Ký-hầu đau đớn than thầm :



- Tề là một nước cựu thù, lẽ nào ta lại quên lấy thù mà cầu an sao !



Nghĩ rồi bèn khiến vợ là Bá-Cơ, con gái Lỗ huệ-công viết thư về nước cầu cứu viện binh.



Tề tương-công hay được tin ấy, dọa rằng :



- Nước nào đem binh cứu nước Kỷ, nước đó sẽ bị quân Tề kéo đến tàn phá ngay.



Lỗ-hầu nghe nói cũng sợ, cho sứ sang nước Trịnh yêu cầu nước Trịnh họp binh với mình cứu nước Kỷ.



Nhưng, Trịnh-nghi vì sợ Trịnh đột đem binh từ đất Lịch về cướp ngôi nên từ chối việc hợp tác.



Lỗ trang-công thấy mình cô thế không dám xuất quân.



Còn vua nước Kỷ thấy không ai cứu viện, bèn giao quyền lại cho em là Doanh-quý, rồi bõ trốn ra nước ngoài .



Doanh-quý họp triều-thần bàn rằng :



- Bây giờ chỉ có hai việc, một là liều chết giữ nước, hai là đầu làng để bảo vệ sinh linh. Vậy ta nên theo đàng nào ?



Các quan đều nói :



- Nay nước Kỷ bị cô thế, dầu có hy sinh đến đâu, cuối cùng cũng

chịu thảm bại chi bằng đầu hàng để cứu vớt mạng dân và giữ gìn tôn miếu

của tiên-quân.



Doanh-quý theo lời, viết thư sai sứ dâng cho Tề tương-công, cùng nạp các sổ sách dinh điền , cầu xin đầu hàng.



Tề tương-công chấp thuận, cho Doanh-quý được thâu thuế ba mươi bộ trong nước để phụng thờ tôn miếu.



Vợ vua Kỷ là Bá-Cơ, buồn bã nhuốm bịnh rồi chết.



Tề tương-Công an-táng rất trọng thể, mục đích để mua lòng nước Lỗ.



Trong thời gian đó, tại nước Sỡ, vua Hùng-thông lên kế vị, tự

xưng vương-hiệu là Sỡ võ-vương, trách Tùy không đến chầu mình nên cử

binh sang đánh. Song đi mới nữa đường mang bịnh mà thác.



Quan Lịnhđoãn là Đấu-kỳ, Mạc-ngao và Khuất-trọng giấu nhem việc ấy không phát tang, kéo quân thẳng đến vây thành của Tùy.



Tùy hầu sợ sệt, xin cầu hòa .



Khuất-trọng thay mặt đứng ra làm lễ chiêu an rồi kéo binh về

nước, tôn con Hùng-thông là Hùng-xi lên nối ngôi, lấy Vương-hiệu là Sở

văn-vương.



Còn Tề tương-công sau khi thắng được nước Kỷ kéo quân về ngang

đất Chúc-khâu, rước nàng Văn-khương qua đất Chước để vui câu tình tự.

Nào tiệc nào tùng, đờn ca hát xướng vui say ngày đêm trong hoan-lạc .



Tề tương-công lại khiến Văn-khương viết thư mời Lỗ trang-công đến đó để phó hội.



Lỗ trang-công vốn sợ oai Tề, lại không dám trái lời mẹ, nên vội đến đất Chước mà ra mắt Văn-khương.



Văn-khương khiến Lỗ trang-công, theo lễ cậu cháu ra mắt Tề tương-công và tạ ơn Tề tương-công việc chôn cất Bá-Cơ.



Lỗ trang-công không vui, nhưng phải tuân lời mẹ.



Tề tương-công rất đẹp dạ , bày tiệc đãi đằng, say sưa tưởng như trời nghiêng đất ngửa .



Văn-khương nghe Tề tương-công mới sinh được một gái bèn nói với Lỗ trang-công :



- Con chưa định người nội-chủ , mà cậu con vừa sanh đặng một gái , mẹ tưởng đó cũng là dịp may, con nên đính ước đi .



Lỗ trang-công nhìn mẹ, ngơ ngác, nói :



- Con đã chừng nầy tuổi, còn con gái của cậu mới sanh, lẽ nào đính việc hôn nhân .



Văn-khương giận dữ nói :



- Con không muốn gần gũi với họ ngoại sao ?



Lỗ trang-công thưa :



- Thưa mẹ, con đâu có ý ấy , song tuổi tác cách biệt rất khó lòng làm cái chuyện đó được !



Văn-khương nói :



- Cứ đợi đến hai mươi năm nữa sẽ cưới không được sao ?



Lỗ trang-công nín lặng không dám cãi.



Tề tương-công cũng nễ lời , hai đàng cùng nhau uống ly rượu hứa hẹn cuộc hôn nhân ấy.



Đã cậu ruột mà lại là cha vợ nữa thì còn gì thân thiết bằng ! Có lẽ vì thế mà Tề và Lỗ càng thắt chặt mối dây thân mật hơn trước !



Ngày kia, Lỗ trang-công cùng Tề tương-công rủ nhau đi săn bắn.



Lỗ trang-công có tài thiện-xạ, bắn mười phát trúng cả mười, ai nầy đều khâm phục, riêng Tề tương-công lại càng đẹp lòng hơn.



Trong đám quân sĩ, ngoài những lời tấm tắc ngợi khen lại còn có cả lời châm biếm nữa.



Họ thì thào :



- Chàng rể hờ của Chúa-công ta đó.



Lỗ trang-công lấy làm hổ thẹn, truyền bắt những người đã thốt ra lời nói vô lễ ấy đem chém .



Nhưng Tề tương-Công vẫn thản-nhiên không trách cứ.


Đồ nhân-phí vừa khóc lóc, vừa bước ra cửa.



Bỗng gặp Liên-Xứng đi với hai người tùy tùng đến đó mà thám thính.



Thấy Đồ nhân-phí, Liên-xứng liền thộp ngực, hỏi :



- Hôn-quân hiện giờ ở đâu ?



Đồ nhân-phí ngạc nhiên không hiểu Liên-xứng đang trấn nơi biên thùy, sao lại đến đây tác-loạn, bèn hỏi :



- Sao tướng quân lại đến đây và có ý gì đó ?



Liên-xứng nói :



- Ta quyết giết đứa hôn quân để đem lại hạnh phúc cho bá tánh. Ngươi đừng có nhiều lời, hãy nói mau.



Liên-xứng vừa nói, vừa giơ đao muốn chém.



Đồ nhân-phí cả sợ nói :



- Tôi vừa bị hôn-quân đánh một trận, thịt còn sưng, máu còn chảy đây. Xin tướng-quân tha chết cho tôi để tôi làm nội ứng cho.



Liên-xứng xem lại thấy Đồ nhân-phí áo quần lem luốc những vệt máu, mới tin lời, và dặn :



- Hãy vào xem hôn quân ngủ ở đâu, rồi ra báo với ta lập tức .



Nói xong, quay lại gọi Quản chí-phủ bảo dẫn quân sĩ thẳng vào ly-cung.



Đồ nhân-phí vào khỏi cửa gặp Thạch-chi Phân-như liền kể lại chuyện Liên-xứng khởi loạn.



Hai người dắt nhau đến báo cho Tề tương-công hay.



Tề tương-công cả sợ, chưa biết tính lẽ nào, Đồ nhân-phí tâu :



- Việc đã quá gấp, xin Chúa-công cho một người giả Chúa-công ,

liều chết thay mạng nằm trên giường, còn Chúa-công lo ẩn núp sau cửa ,

may có cơ-hội thoát nạn.



Mạnhđương nói :



- Tôi mang ơn Chúa-công rất trọng, nay nguyện liều mình chết thế.



Nói rồi trèo lên giường, nằm ngoảnh mặt vào trong.



Tề tương-Công cởi áo cẩm-bào khoác lên mình Mạnhđương rồi lẻn ra phía sau mà trốn.



Thấy Đồ nhân-phí không theo mình, Tề tương-công hỏi :



- Ngươi không đi trốn sao ?



Đồ nhân-phí tâu :



- Tôi phải hiệp sức với Thạch-chi Phân-như để cự địch .



Tề tương-công nhìn Đồ nhân-phí nói :



- Lưng của ngươi đau như thế mà không ngại sao ?



- Dẫu chết còn chưa tiếc thì cái đau đó đâu đáng kẻ.



Tề tương-công than dài :



- Ôi ! ngươi quả là đấng trung thần, tiếc rằng ta đã không có con mắt nhận xét.



Đồ nhân-phí bảo Phân-như cầm dao đứng chận nơi cửa.



Lúc ấy Liên-xứng cũng vừa phá được cửa ngoài, ồ ạt bước vô.



Đồ nhân-phí xốc đến toan chém, nhưng Liên-xứng đã lẹ tay đâm một gươm lòi ruột, nhào xuống đất chết ngay.



Phân-như thấy vậy nhãy tới cũng bị Liên-Xứng vớt cho một gươm , đầu lìa khỏi cổ .



Giết xong hai viên cận-vệ , Liên-xứng bước đến bên giường ngủ

của Tề tương-công, không thấy bọn cận vệ đâu cả, chỉ thấy một người nằm

đắp cẩm bào sau bức màn thêu. Ngỡ đó là Tề tương-công, Liên-xứng liền

vung gươm chém một nhát, đầu văng ra khỏi gối.



Liên-xứng lượm đầu lên xem, thấy không râu, biết mình đã lầm, vội khiến quân lục lạo khắp nơi.



Khi ra đến phòng sau, Liên-xứng bắt gặp một chiếc giày thêu bỏ

nơi cửa hậu. Chiếc giày ấy chính là chiếc giày mà con quái-vật đã tha

đi. Vì vậy ai cũng tin là Công-tử Bành-sinh báo oán.



Trông thấy chiếc giày , Liên-xứng nghi Tề tương-công núp đâu đây vội phá cửa bước ra.



Quả thật, lúc đó Tề tương-công đang núp ở xó cửa.



Liên-xứng nắm cổ, đè xuống đất, hét lớn :



- Hôn quân dâm loạn ! Mi không kể đến sự nghiệp Tiên-quân , gây

nên nhiều tội ác, khiến dân chúng lầm than khổ sở. Không nghe lời cha

dạy khinh bỏ việc công ấy là bất hiếu, gian dâm với em gái mình, đó là

phi-nghĩa, bắt người đi đồn thú rồi sai ước, đó là bội-tín, cậy sức

mạnh, giết oan mọi người đó là bất nhân. Cả nhân nghĩa, hiếu, tín đều

phạm phải, dầu ta có phân thây mi làm mấy mảnh cũng vẫn chưa đền được

tội.



Nói xong, chặt Tề tương-công ra làm hai khúc, rồi cùng với Quản chí-phủ kéo quân trở về Tề đô.



Công-tôn Vô-tri hay tin mở cửa thành nghênh tiếp.



Hai tướng vào thành tôn Công-tôn Vô-Tri lên kế vị.



Công-tôn Vô-tri lập Liên-thị làm phu-nhân phong Liên-xứng làm

Chánh-Khanh, Quản chí-Phủ làm á-khanh còn các quan Đại phu đều giữ

nguyên chức.



Triều thần tuy không ai phản đối nhưng ít ai khâm phục.



Riêng có Ung-lẫm, trước kia vì có tội dành đi trước với Vô-tri

nên nay cúi lạy xin lỗi , còn Cao-quốc là người có thân thế nhất tại

triều, cáo bịnh không vào chầu.



Vô Tri lên ngôi được mấy hôm, thì Quản chí-phủ khuyên Vô-tri nên treo bảng cầu người hiền ra giúp nước, lại tiến cử người cháu họ của

mình là Quản di-ngô, yêu cầu Vô-tri thuđụng để chung lo việc triều-chính