Đông Chu Liệt Quốc

Chương 15 : Ung Lẫm lập mưu giết tân chúa Lỗ công bại trận nơi Kiều thời

Ngày đăng: 01:54 20/04/20


Nói về Quản di-ngô tên chữ là Trọng, một người tướng mạo khôi ngô, thông minh xuất chúng, học rộng, mưu cao, đũ tài kinh thiên vĩ địa. Lúc còn

là hàn sĩ, làm bạn với Bảo thúc-Nha. Hai người thường đi buôn chung.

Nhưng mỗi khi kiếm được lời, Quản di-ngô bao giờ cũng nhận lấy phần hơn, chỉ chia cho Bảo thúc-nha chút ít mà thôi. Tuy-nhiên, Bảo thúc-nha

chẳng hề tỏ ý phàn-nàn.



Người ngoài thấy nói với Bảo thúc-nha :



- Cùng công cán như nhau, sao ông lại để cho Quản di-ngô hiếp mình như thế ?



Bảo thúc-nha đáp :



- Quản di-ngô đâu phải tham-lam, ấy chỉ vì nhà nghèo, tiêu không đủ, nên ta nhường cho va đó.



Sau đến lúc ra phò Tề tương-công giúp việc quân-vụ, mỗi lần ra

trận, Quản di-ngô đi sau, nhưng đến lúc lui binh về thì Quản di-Ngô lại

đi trước. Ai nấy cho Quản di-ngô là nhát gan.



Bảo thúc-nha nói :



- Không phải Quản di-ngô nhát gan đâu, chỉ vì va còn mẹ già nên muốn giữ lấy thân để phụng dưỡng mẹ.



Việc làm của Quản di-ngô phần nhiều bị thất bại. Ai nấy cho là kẻ bất trí.



Bảo thúc-nha nói :



- Đó là con người chưa gặp thời . Nếu lúc Quản di-ngô đã gặp thời , thì nói mười lời không sai một.



Quản di-ngô nghe Bảo thúc-nha nhận xét mình như thế, lòng rất khâm phục, than thầm :



- Sinh ra ta ấy là cha mẹ, mà hiểu biết ta thì trong đời chỉ có một Bảo thúc-nha mà thôi.



Từ lúc đó, hai người trở nên tương đắc.



Quản di-ngô cũng như Bảo thúc-nha được tiếng là học rộng , đều được Tề tương-công chọn làm Sư-phó.



Nguyên Tề tương-công có hai người con, người lớn là Công-tử Cả mẹ người nước Lỗ, người nhỏ là Tiểu-bạch, mẹ người nước Cư .



Hai vị Công-tử nầy tuy không phải con dòng đích, nhưng Tề tương-công thấy đã khôn lớn cần phải tìm thầy dạy dỗ.



Quản di-ngô nói với Bảo thúc-nha :



- Tề-hầu có hai người con tuy là dòng thứ mặc lòng, song không

có dòng đích thì ngày sau dòng thứ phải được nối ngôi. Bây giờ chúng ta

lãnh mỗi đứa một người mà dạy dỗ , sau nầy nếu người nào được nối ngôi

thì chúng ta tiến cử lẫn nhau để được trọng dụng.



Bảo thúc-nha khen phải.



Hai người vào triều yết kiến Tề tương-Công.



Bảo thúc-nha thì lãnh Công-tử Tiểu-bạch còn Quản di-Ngô lãnh Công-tử Củ, có Thiệu-hốt giúp đỡ.



Một thời gian sau Tề tương-công ham mê săn bắn , thường đến đất Chước để tư tình với Văn-khương .



Thúc-Nha mới tỏ ý với Tiểu-bạch rằng :



- Chúa-công dâm loạn, dân tình không phục, tôi e trong nước sanh biến chẳng lâu, Công-tử nên có lời can gián.



Tiểu-bạch y lời.



Một hôm vào tâu với Tề tương-công :



- Lỗ-hầu bị thác, thiên hạ dị-nghị rất nhiều, xin phụ thân nên tị hiềm, đừng đi săn bắn mà sinh hậu-hoạn.



Tề tương-công nổi giận xách giày liệng Tiểu-bạch, hét :



- Mày là đứa con nít biết gì đến công việc ta mà nói .



Tiểu-bạch thất-kinh, bõ chạy về nói lại với Thúc Nha.



Thúc-Nha buồn bã nói :



- Đã không bỏ được lòng tà, ắt tai họa phải đến. Vậy Công-tử nên cùng tôi sang một nước khác lánh nạn, ngày sau sẽ tính.



Tiểu Bạch hỏi :



- Bây giờ phải qua nước nào ?



Thúc-nha nói :



- Nước lớn thường cậy thế cậy thần , tánh tình hay thay đổi. Còn nước nhỏ thủ phận, ít sinh chuyện lôi thôi . Vậy ta nên sang nước Cử,

gần gũi với nước Tề, sau nầy có trở về cũng dễ.



Tiểu bạch thuận tình. Hai người cùng trốn qua nước Cử.



Cách đó không lâu, Tề tương-công bị giết . Công-tôn Vô-tri nên

đoạt ngôi và sai người đến triệu Quản di-ngô vào triều nghị việc .



Quản di-ngô nói :



- Bọn ấy gươm đã sắp kề cổ mà không biết đến mình còn muốn làm phiền luỵ đến kẻ khác nữa sao ?



Nói rồi bàn với Thiệu-hốt phò Công tử Củ chạy sang nước Lỗ.



Nước Lỗ vốn là bên ngoại của Công-tử Củ , nên Công-tử Củ được Lỗ trang-công trọng đãi, cho ở nơi đất Sinhđậu .



Còn Vô-tri từ khi lên kế vị, quần thần không phục, Liên-xứng và

Quản chí-phủ được tin dùng nên mỗi lúc một làm cao, khiến ai nấy bất

bình ra mặt.



Ung Lẫm thấy tình trạng ấy, một hôm tìm cách thử lòng mọi ngươi, bèn phao lên một tin đồn, nói :



- Có người nước Lỗ cho biết Lỗ-hầu sắp đem quân phạt Tề . Tề đưa Công-tử Củ lên ngôi . Chẳng hay các ngài có ai nghe tin ấy chăng ?



Các quan đều ngơ ngơ ngác nhìn nhau thầm tỏ vẻ đắc ý.



Khi bãi triều, các quan lần lượt đến dinh Ung-lẫm để thăm dò.



Ung-lẫm hỏi :


Bảo thúc-nha biết Lỗ trang-công đã trốn thoát liền xua quân đuổi theo truy kích.



Quân sĩ la ó vang trời.



Lúc đó, Quản di-Ngô đang phòng thủ nơi hậu dinh, nghe tin báo

trung quân của Lỗ-hầu bị bại trận, liền khiến Thiệu-hốt ở lại phò

Công-tử Củ, còn mình xuất quân cứu ứng.



Vừa ra khỏi dinh đã gặp Lỗ trang-công hơ hải dẫn một số tàn-quân chạy về.



Lỗ trang-công nói :



- Quân ta đại bại, thế giặc rất hăng. Phải gấp gấp nhổ trại lui binh kẻo không kịp.



Quản di-ngô tuân lệnh , truyền nhổ trại tức khắc.



Ði chưa được bao xa, xảy thấy trước mặt có một đạo binh kéo đến.



Ấy là binh của Vương-tử Thành-phủ và Ðông Quách-nha vâng lệnh Bảo thúc-nha phục binh đón đường về.



Lỗ trang-công thất kinh than rằng :



- Ta đã lầm kế phục binh, trận nầy ắt khó thoát !



Tào-muội thấy thếm vội nói lớn :



- Chúa công hãy mau đi trước, để tôi liều thác đây mà cự với giặc.



Nói xong, quay qua hỏi Tần-Tử :



- Tướng-quân có vui lòng cùng tôi hy-sinh chăng ?



Tần-tử nói :



- Ðiểu đó ngài khỏi phải bận tâm.



Hai người giục ngựa tới trước, vung gươm cản Vương-tử Thành-phù và Ðông quách-nha lại.



Còn Quản di-ngô thì phò Lỗ trang-công, Thiệu-Hốt phò Công-tử Củ tìm đường tắt mà chạy về nước Lỗ.



Hai tướng Tề thấy Lỗ-hầu chạy thoát liền bỏ Tào-muội và Tần-tử, giục ngựa đuổi theo .



Lỗ trang-Công vội vàng rút cung tên bắn trở lại.



Quản di-ngô cũng tiếp tay .



Lỗ trang-công và Quản di-ngô là hai tay thiện-xạ , nên tướng Tề cả sợ chẳng dám tới gần.



Đến lúc Tào-muội và Tần-Tử theo kịp thì hai tướng Tề không dám đuổi theo nữa, quay lại đánh.



Tào-muội chống cự một lúc rồi mở huyết lộ thoát thân, còn Tần-tử thì bị chết giữa trận tiền.



Giết được tướng Lỗ, quân Tề đắc thắng trở về.



Bảo thúc-nha ra lệnh tập họp các toán binh sĩ, rồi cùng nhau hộ giá hồi loan.



Về đến Lâm-tri, Tề hoàn-công mở tiệc khao thưởng ba quân. Chúa tôi vui mừng hỉ-hạ.



Bảo thúc-nha nói :



- Công-tử Củ còn ở bên Lỗ, có Quản đi-Ngô và Thiệu-hốt phò tá

lại thêm Lỗ-hầu bị thất bại vừa rồi, hết tình giúp đỡ, như thế thì mầm

khởi loạn vẫn còn, chưa phải lúc chúng ta hoan-hỉ.



Tề hoàn-công hỏi :



- Vậy muốn trừ hậu-hoạn phải làm thế nào ?



Bảo thúc-nha nói :



- Nay nhân Lỗ-hầu vừa thất trận, quân sĩ kinh-hoàng, chúa tôi

thất đởm , ta nhơn cơ-hội nầy kéo binh đến đóng nơi biên-giới, ép Lỗ hầu phải nạp Công-tử Củ. Tôi chắc rằng Lỗ-hầu phải sợ mà tuân lời .



Tề hoàn-công nói :



- Mọi việc ta cũng ủy-thác cho khanh, vậy khanh hãy liệu-lượng .



Bảo thúc-nha được lệnh, kiểm điểm ba vạn binh ròng và hai trăm

cỗ chiến-xa, kéo đến đóng nơi mé sông Vạn-thủy . Rồi viết một phong thư

sai Công tôn Thấp-bằng đem dâng cho Lỗ trang-công .



Bức thư như sau :



Ngoại-thần Bảo thúc-nha kính đệ Lỗ-hầu ngự lãm. Thuở nay, nhà

không hai chủ, nước không thể để hai vua. Nay Chúa tôi đã thuận theo

lòng dân, lên tức vị, nối nghiệp Tiên-quân thế mà Công-tử vẫn còn tranh

lập là trái lẽ . Tuy nhiên, Chúa tôi vì tình ruột thịt không nỡ nhúng

tay trong việc cốt-nhục tương tàn, cho nên cậy tay hiền- hầu vì Chúa

tôi, mà giúp việc ấy. Còn Quản di-ngô và Thiệu-hốt là ngươi thù của Chúa tôi, xin hiền-hầu bắt nạp về cho Chúa tôi trị tội. Được thế, tình thân

của hai nước Tề và Lỗ sẽ bền vững muôn đời.



Khi Thấp-bằng lãnh thư ra đi, Thúc-nha lại dặn thêm :



- Quản di-ngô là người kỳ-tài trong thiên-hạ, tôi đã tâu với

Chúa-công xin đem va về dùng. Vậy tướng quân đến đó phải tùy cơ

ứng-biến, đừng để cho Quản di-ngô bị chết hoặc liều mình .



Thấp-bắng nói :



- Nếu Lỗ-hầu muốn giết , thì tôi biết lấy lời gì mà can đặng ?



Thúc-nha nói :



- Tướng-quản nhắc lại chuyện bắn Chúa-công, ắt Lỗ-hầu phải nghe theo.



Thấp-bằng tuân lệnh, lãnh thư ra đi.