Đông Chu Liệt Quốc

Chương 27 : Ly Cơ lập kế giết Thân Sinh Hiến công gần chết dặn Tuân Tức

Ngày đăng: 01:54 20/04/20


Tấn Hiến công từ khi lấy được cả nước Ngu và nước Quắc, các quan triều

thần đều vào chúc mừng, chỉ có Ly Cơ trong bụng không bằng lòng, bởi vì

bản tâm muốn cho Tấn Hiến công sai thế tử Thân Sinh đi đánh Quắc, không

ngờ lại hóa ra Lý Khắc đi thay, mả lại lập nên công trạng, chẳng còn

nghĩ kế gì để hại thế tử Thân Sinh được nữa ? Ly Cơ lại bàn riêng với ưu Thi rằng :



- Lý Khắc là người trong bè cánh Thân Sinh, bây giờ công to chức trọng như vậy thì ta còn làm gì nổi ! Ưu Thi nói :



- Tuân Tức đem một viên ngọc bích và một cỗ ngựa mà lập kế lấy

được nước Ngu và nước Quắc, thế thì tài còn gấp mấy Lý Khắc, mà công

trạng cũng chẳng kém gì Lý Khắc. Bây giờ phu nhân dùng Tuân Tức làm chức thái phó để dạy Hề Tề và Trác Tử thì mới có thể trị nổi Lý Khắc được.



Ly Cơ nói với Hiến công, dùng Tuân Tức lảm chức thái phó để dạy Hễ Tề vâ Trác Tử. Ly Cơ lại bảo Ưu Thi rằng :



- Nay Tuân Tức đã vào cánh với ta rồi ! Nhưng hễ Lý Khắc còn ở

trong triều thì mưu kế của ta khó lòng thành được. Bây giờ biết dùng kế

gì mà trừ được hắn đi ? Có trừ được Lý Khắc thì mới có thể hại nổi Thân

Sinh.



ưu Thi nói :



- Lý Khắc là người bề ngoài thì cương trực mà trong lòng hay lo

sợ, nếu đem sự lợì hại mà bảo hắn thì hắn tất có ý bắt cá hai tay, bấy

giờ ta sẽ dụ hắn phải theo ta. Lý Khắc vốn thích uống rượu, để tôi xin

bày một tiệc rượu mời hắn, rồi thử đem lời nói dò xem ý hắn thế nào, nếu hắn theo lời thì may cho phu nhân, mà nếu hắn không theo lời nữa thì

tôi đây là một người phường hát, chẳng qua cũng là sự nói đùa bỡn đó

thôi, có tội gì mà sợ.



Ly Cơ khen phải. Ưu Thi liền đến nói với Lý Khắc rằng :



Đại phu lâu nay đi đánh dẹp nước Ngu và nước Quắc, khó nhọc

nhiều lắm, tôi muốn đem chén rượu nhạt đến để ngồi hầu đại phu, gọi là

mua vui trong chốc lát, chẳng hay đại phu nghĩ thế nào ?



Lý Khắc thuận cho. ưu thi liễn mang rượu đến nhà lý Khắc để mời

Lý Khắc uống. Trong khi ăn tiệc, Lý Khắc và vợ là Mạnh Nương cùng ngồi.

Ưu Thi sụp lạy hai lạy, dùng chén rượu để chúc mừng, rồi ngồi hầu rượu ở bên cạnh chuyện trò, rất vui vẻ ! Rượu đă ngà ngà Ưu Thi đứng dậy múa

để chúc thợ, rồi nói với Mạnh Nương rằng :



Bà lớn cho tôi ăn uống, tôi xin ca một bài hát mới để bà lớn nghe.



Mạnh Nương rót chén rượu để thưởng cho ưu Thi, và đưa cho một món thịt dê mà hỏi rằng :



- Bài hát mới là bài gì ?



ưu Thi nói :



- Tên gọi là bài Hạ Dư ! Quan đại phu đây được nghe bài hát ấy thì mới có thể giữ được phú quý.



Nói xong, liền gõ nhịp hát. Hát rằng :



"Chim hạ dư ngô ngô hề.... chi cho bằng ô ô ! Người ta họp cả ở trong vườn hoa hề.... sao mày cứ đậu ở cành khô ?



Vườn hoa kia, tốt đẹp dường bao hề.... cành khó kia, tất có ngày bị lưỡi dao! Lưỡi dao sắp đến nơi hề.... cành khô kia biết làm thế nào ? " ưu Thi hát xong, Lý Khắc cười mà nói rằng :



- Thế nào là vườn hoa ? Thế nào là cành khô ?



Ưu Thi nói :



Thí dụ như người ta, mẹ đang làm phu nhân, con sắp sửa được nói

ngôi vua, tức là một cái cây tươi rườm rà, các giống chim nương tựa ở

đấy, thế gọi là vườn hoa ; còn như mẹ đã chết rồi, con lại bị người ta

dèm pha, chẳng bao lâu sẽ có tai vạ, tức là một cái cây gốc lay lá rụng, các giống chim còn nương tựa vào đâu, thế gọi là cành khô.



Nói xong, bèn cáo từ lui ra. Lý Khắc trong lòng áy náy, đứng dậy trở vào thư phòng, một mình lững thững, đi quanh trong nhà, vừa đi vừa

suy nghĩ, nghĩ quẩn nghĩ quanh, không thể ngủ được. Lý Khắc nghĩ thầm

trong lòng rằng :



- ưu Thi là một người yêu của chúa công và phu nhân bây giờ, vẫn được ra vào ở chỗ cung cấm, ngày hôm nay hát như thế tất là có ý Hắn

nói chưa hết lời, âu là sáng ngày mai ta phải hỏi lại mới được. Đến nửa

đêm, Lý Khắc ruột nóng như lửa, không thể chờ được nữa, mới sai người

gọi ưu Thi đến hỏi chuyện. ưu Thi biết trước, đã sắp sửa mũ áo chỉnh tề, liền đi theo người nhà vào thẳng đến tận chỗ giường nằm của Lý Khắc. Lý Khắc cho ưu Thi ngồi ở bên cạnh giường, lấy tay vỗ vào đùi mà hỏi rằng :



- Bài hát của nhà ngươi hôm nay, ta đã hiểu ý, có phải là trỏ

thế tử Thân Sinh ở đất Khúc ốc không ? Tất là nhả ngươi có được biết

chuyện làm sao ; vậy nên nói cho ta hay đừng giấu ta làm gì ! ưu Thi nói :



- Tôi vẫn muốn nói đã lâu, nhưng chỉ hiềm ngài là quan thái phó

của Thân Sinh, nên chưa dám nói, sợ ngài lấy làm quái dị mà thôi.



Lý Khắc nói :



Nhà ngươi nói để cho ta biết cách mà tránh vạ, thế là nhà ngươi yêu ta, có gì mà quái dị ?



Ưu Thi cúi đầu ghé lại bên gối mà nói thầm rằng :



Chúa công đã hứa lời với phu nhân, định giết Thân Sinh mà lập Hề Tề rồi đó ! Lý Khắc nói :


- Nhà ngươi nói hăng hái lắm ! Nhưng e rằng làm thế thì khiến cho quân phụ ta phải sợ hãi, có đâu ta dám theo lời.



Ngụy Thù là một người dũng sĩ, thấy Trùng Nhĩ không theo lời, liền nghiến răng nghiến lợi, giẫm chân xuống đất mà nói rằng :



- Công tử sợ bọn Ly Cơ như là hùm cọp, rắn rết, còn bao giờ làm được việc gì ?



Hồ Yển bảo Ngụy Thù rằng :



Công tử không phải sợ bọn Ly Cơ, chi sợ hai chữ "danh nghĩa" mà

thôi ! Ngụy Thù không dám nói nữa. Nguyên Trùng Nhĩ từ thuở bé vốn là

người có lễ phép mà lại biết trọng những kẻ hiền sĩ, vậy nên đến khi đi

trốn, có rất nhiều hào kiệt muốn theo. Chỉ có ba người là Khước Nhuế, Lã Di Xanh vả Quắc Xạ (công tử Di Ngô gọi lả cậu), chạy sang đất Khuất để

theo Di Ngô, ba người ấy đem việc Giả Hoa sắp đến bắt báo trước cho công tử Di Ngô biết. Công tử Di Ngô liền sai người đóng cửa thành lại để

chống giữ. Giả Hoa không có ý muốn bắt Di Ngô, bèn mật sai người vào bảo Di Ngô rằng :



- Công tử nên trốn ngay đi, nếu không thì sắp có quân đuổi theo, công tử không thể nào địch nổi đâu.



Di Ngô bảo Khước Nhuế rằng :



Trừng Nhĩ nay ở nước Địch, hay là ta cũng chạy sang nước Địch, phỏng có nên không ?



Khước Nhuế nói :



- Chúa công vẫn bảo là hai vị công tử thông mưu với nhau, bởi

vậy mới sai người đem quân đi đánh ; bây giờ hai người cùng chạy đến cả

một nơi thì Ly Cơ lại có cớ mà nói được. Vả chúa công thế nảo cũng sai

người đem quân đi đánh nước Địch, chi bằng ta chạy sang nước Lương là

hơn. Nước Lương tiếp giáp với nước Tần, mà nước Tần nay đang cường thịnh ; khi chúa công trăm tuổi rồi, ta có thể mượn binh nước Tần mà về nước

được.



Công tử Di Ngô liễn chạy sang nước Lương. Giả Hoa giả cách đuổi

theo không kịp, đem quân trở về. Tấn Hiến công nổi giận truyền đem Giả

Hoa ra chém. Phi Trịnh Phủ tâu rằng :



- Ngày trước chúa công sai đắp thành cho hai vị công tử ở, bắt

làm kiên cố quá, vậy nên nay không đánh nổi, chứ Giả Hoa có tội gì đâu ! Lương Ngũ cũng tâu rằng :



Di Ngô là người ngu hèn, khồng cần gì hắn, còn Trùng Nhĩ có

tiếng là người tài đức, hiện nay các quan trong triều đi theo nhiều lắm. Vả nước Địch là một nước thù với ta, nếu ta không đánh nước Địch mà trừ Trùng Nhĩ đi thì mai sau tất có tai vạ.



Hiến công liền tha cho Giả Hoa lại sai người triệu Bột Đề đến.

Bột Đề nghe tin Giả Hoa suýt phải tội chết ; có ý sợ hãi, mới nói với

Hiến công, tình nguyện đem quân đi đánh nước Địch. Hiến công cho đi, Bồ

Đề đem quân đến nước Địch. Vua nước Địch cũng đem quân ra chống giữ.

Quân hai bên giữ nhau đến hai tháng. Phi Trịnh Phủ nói với Hiến công

rằng :



Cha con không nên tuyệt tình quá ! Hai vị công tử cũng chưa có

tội trạng gì, nay đã chạy trốn mà còn cố theo để giết, chẳng hóa ra nhẫn tâm lắm ru ! Vả quân ta vị tất đã đánh nổi quân nước Địch, nếu ta cố

đánh mãi thì chỉ nhọc quân mà để cho nước láng giềng chê cười mà thôi.



Hiến công nghĩ lại, triệu Bột Đề đem quân về. Hiến cõng nghi các vị công tử phần nhiều là bè cánh Trùng Nhĩ và Di Ngô, mai sau tất ngăn

trở việc Tề Hề, liền hạ lệnh đuổi hết các vị công tử, rồi lập Tề Hề lên

làm thế tử. Các quan trong triều, chỉ trừ Đông Quan Ngũ, Lương Ngũ và

Tuân Tức, còn ai cũng khõng bằng lòng cả ; phần đông cáo ốm xin từ chức. Đến tháng chín năm ấy, Tấn Hiến công định sang hội với Tề Hoàn công ở

đất Quỳ Khâu, nhưng sang không kịp, lại trở về nước. Trong khi đi đường, bị đau nặng, đến lúc về cung, Ly Cơ ngồiø ở dưới chân mà khóc rằng :



Chúa công gặp cơn gia biến, đuổi hết các vị công tử mà lập Hề Tề ; một mai chúa công trăm tuổi, thiếp là đàn bà, Hề Tề hây còn bé, bấy

giờ các vị công tử ỷ thế nước ngoài mà đem quân vế thì mẹ con thiếp biết trông cậy vào đâu ! Hiến công nói :



- Phu nhân chớ lo ! Quan thái phó Tuân Tức vốn ngưởi trung thành để ta đem thế tử Hề Tề ủy thác cho Tuân Tức. Nói xong, liền gọi Tuân

Tức đến bên cạnh giường nằm mà hỏi rằng :



- Ta nghe nói người quân tử lấy điều trung tín làm gốc, thì thế nào gọi là điều trung tín ?



Tuân Tức nói :



- Hết lòng để thờ vua thì gọi là trung ; dẫu chết không sai lời thì gọi là tín.



Hiến công nói :



Ta muốn đem thế tứ Hề Tề ủy thác cho nhà ngươi, chẳng hay nhà ngươi có nhận lời chăng ?



Tuân Tức sụp lạy mà nói rằng :



- Tôi xin hết sức giúp thế tử.



Hiến công ứa hai hàng nước mắt. Ly Cơ cũng rên n khóc ở trong

màn. Mấy hôm sau, Hiến công mất, Ly Cơ ẵm công tử Hề Tề đưa cho Tuân

Tức. Bấy giờ Tề Hề mới mười một tuổi.



Tuân Tức theo di mệnh lập Hề Tề nối ngôi. Ly Cơ cũng theo di

mệnh cho Tuân Tức làm chức thượng khanh, Lương Ngũ và Đông Quan Ngũ làm

chức Tả tư mã để tổng thống binh quyền, đi tuần hành trong nước. Phàm

các việc chính trị, bất cứ việc lớn việc nhỏ, đều phải trình với Tuân

Tức rồi mới được thi hành.