Đông Chu Liệt Quốc
Chương 29 : Tấn Huệ công bắt giết người trung Quản Di Ngô trối trăng việc nước
Ngày đăng: 01:55 20/04/20
Chủ ý của Lý Khắc là đón Trùng Nhĩ về nối ngôi, nhưng Trùng Nhĩ lại chối từ không chịu nhận, mà Di Ngô thì khấn lễ để xin về, cho nên Lý Khắc
bất đắc dĩ cũng phải theo ý mọi người mà lập Di Ngô, tức là Tấn Huệ
công. Ai ngờ khi Tấn Huệ công đã được nối ngôi, những ruộng đất hẹn cho
khi trước, Lý Khắc chẳng được gì cả mà Huệ công lại tin dùng bọn lã Di
Xanh và Khước Nhuế, còn bao nhiêu các quan cựu thần khác đều không coi
ra gì. Lý Khắc đã có ý không phục, đến lúc khuyên Huệ công nộp đất cho
Tấn, cũng là vì việc nước mà nói, thì lại bị bọn Khước Nhuế cho là có ý
nêng tây,. bởi vậy Lý Khắc vẫn tức giận mà không dám nói ra. Ở triều ra
về, nét mặt Lý Khắc còn hầm hầm. Sau, Phi trịnh Phủ phụng mệnh đi sứ
nước Tần, bọn Khước Nhuế sợ có thông mưu với Lý Khắc, liền sai người dò
la ý tứ Phi Trịnh Phủ cũng sợ Khước Nhuế sai người dò thám, bèn không từ biệt Lý Khắc mà đi ngay. Khi Lý Khắc sai người mời Phi Trịnh Phủ sang
để nói chuyện thì Phi Trinh phủ đã ra khỏi cửa thành rồi, Lý Khắc đi
theo không kịp, lại? phải trở về. Có ngườì báo tin cho Khước Nhuế biết.
Khước Nhuế vào nói với Huệ công rằng :
Lý Khắc thấy chúa công tước quyền của hắn, lại không cho ruộng
Phần Dương, nên sinh lòng oán vọng. Nay nghe tin Phi Trịnh Phủ sang sứ
nước Tần, lại thân hành đi đuổi theo, tất là cơ mưu làm phản. Và Lý Khắc vẫn muốn lập Trùng Nhĩ, chứ không muốn lập chúa công, nếu bây giờ hắn
thông mưu với Trùng Nhĩ thì ta khó lòng mà giữ nổi, chi bằng chúa công
bắt tội hắn chết, để khỏi di hoạn về sau.
Huệ công nói :
Lý Khắc có công với ta, bây giờ nói làm sao mà xử tử hắn được ?
Khước Nhuế nói :
- Lý Khắc giết Hề Tề và Trác Tử, lại giết quan đại thần là Tuân
Tức, kể tội thì đáng giết lắm, còn cái công đón chúa công vê nước, chẳng qua là một cái ơn riêng, nếu chúa công không vì ơn riêng mà bỏ nghĩa
lớn thì tôi xin phụng mệnh đến giết Lý Khắc.
Tấn Huệ công cho đi. Khước Nhuế đến nhà Lý Khắc, bảo Lý Khắc rằng :
Chúa công sai tôi đến nói cho ngài biết :
nếu không có ngài thì chúa công.không được vễ nối ngôi, công ấy
không bao giờ chúa công dám quên, nhưng ngài. đã giết hai vua và một
quan đại thần thì chúa công cũng không dám vì ơn riêng ấy mà bỏ ,nghĩa
lớn, xin ngài tự liệu lấy Lý Khắc nói :
Không có người bị giết thì sao chúa công lên nối ngôi được !
Muốn bắt tội ngưòi? ta thì thiếu gì lẽ, tôi đã hiểu ý rồi ! Khước Nhuế
lại cố bức mãi. Lý Khắc bèn rút gươm nhảy lên mà kêu to :
Trời ơi ! Có thấu cho ta ? Ta còn mặt mũi nào mà trông thấy Tuân Tức ở dưới đất nữa ?
Nói xong, liễn đâm cổ mà chết. Tấn Huệ công giết Lý Khắc rồi,
các quan có nhiều người không phục, bọn Cung Hoa, Giả Hoa và Chuy Suyễn
đếu oán giận ra mồm. Huệ công muốn giết tất cả. Khước Nhuế nói :
Phi Trịnh Phủ còn đang ở nước ngoài mà ta giết nhiều người quá thì sợ hắn sinh nghi, âu là chúa công hãy chịu ẩn nhẫn đã.
Huệ công nói :
- Mục Cơ nước Tần có dặn ta phải hậu đãi Giả Quân và cho hết các công tử về, nhà ngươi nghĩ thế nào ?
Khước Nhuế nói :
Các công tử ai chả muốn tranh ngôi, chớ nên cho về, còn việc hậu đãi Giả Quân để báo ơn Mục Cơ thì nên làm lắm.
Huệ công liền vào yết kiến Giả Quân. Bấy giờ Giả Quân nhan sắc
hãy còn xuân, Huệ công trông thấy bỗng động lòng dâm dục bảo Giả Quân
rằng :
Mục Cơ có dặn ta cùng với quý nhân giao hoan, vậy quý nhân không nên từ chối.
Nói xong, liền đứng dậy ôm lấy Giả Quân. Các cung nhân trông
thấy, đều buồn cười mà tránh đi cả. Giả Quân sợ uy Huệ công, bất đắc dĩ
phải nghe lời. Khi việc đã xong Giả Quân ứa hai hàng nước mắt nói với
Huệ công rằng :
Thiếp trước hầu tiên quân mà nay lại thất thân với chúa công,
thân thiếp không đáng kể nhưng xin chúa công vì thế tử Thân Sinh ngày
xưa mà giải tình oan khuất, để Mục Cơ được bằng lòng.
Tấn Huệ công nói :
- Hề Tề và Trác Tử bị giết thì tình oan của Thân sinh đã giải được rồi ?
Giả Quân nói :
Thi thể Thân Sinh còn chôn tạm ở Khúc ốc, xin chúa công cho ]àm
lễ cải táng, khiến cho hồn oan được yên, đó cũng là một điều ước mong
của người trong nước.
Tấn Huệ công sai em Khước Nhuế là Khước Khuất sang đất Khúc ốc
để cải táng cho Thân Sinh , lại sai Hồ Đột đến lâm lễ tế ở trước mộ. Khi đào lên thì thi thể Thân Sinh vẫn còn nguyên như lúc sống, nhưng mùi
thối xông ra không thể nào chịu được. Quân sĩ đều bưng mũi buồn nôn,
không làm gì được nữa, Khước Khuất bên thắp hương khấn rằng :
- Thế tử lúc sống là người trong sạch, sao lúc chết lại làm ra hôi hám như vậy, xin thế tử chớ khiến quân sĩ phải kinh sợ.
Khước Khuất khấn xong, bao nhiêu mùi hôi mất hết, lại có mùi
hương ngào ngạt. Quân sĩ bèn thu liệm rồi cải táng. Người đất Khúc ốc
kéo nhau đi đưa tất cả, ai cũng ứa nước mắt thương khóc. Đến ngày thứ
ba, Hồ Đột đem lễ vật đến tế , tế xong, sắp sửa trở về, bỗng có một toán quân sĩ kéo đến xe ngựa đông lắm. Hồ Đột khồng biết là quân ở đâu. vội
chi ta sang đánh mà không có nội ứng thì đánh làm sao nổi ?
Phi Báo liền ở lại, làm quan đại phu nước Tần.
Bấy giừ vương tử Đái nhà Chu sai ngườì xui nước Nhung ở Y Lặc
đem quân vào đánh kinh sư để định ở trong làm nội ứng. Chu Tương vương
sai người cáo cấp với chư hầu. Tần Mục công và Tấn Huệ công đem quân đến cứu. Quân Nhung nghe tin chư hầu đến cứu, liền đốt phá cửa đông rồi kéo nhau về. Tấn Huệ công trông thấy Tần Mục công, có ý thẹn thùng. Tấn Huệ công lại tiếp được từ mật thư của Mục Cơ kể tội mình vô lễ với Giả
Quân, và khồng cho các công tử về nước , lại bảo nẽn đổi lỗi ngay đi,
bởi vậy Tấn Huệ công có ý nghi Tần Mục công, vội vảng rút quân về nước.
Phi Báo bèn xui Tần Mục công đánh lẻn vào quân nước Tấn. Tần Mục công
nói :
Nay nước Tấn vì việc cứu nhà Chu mà đến đây, ta dẫu có thù riêng, cũng không nên đánh vội.
Nói xong liền rút quân về. Tề Hoàn công cũng sai Quản Di Ngô đem quân cứu nhà Chu, nghe tin quân Nhung đã rút về rồi, bèn sai người sang trách vua nước Nhung. Vua Nhung sợ uy thế Tề, sai người sang xin lỗi
rằng :
chúng tôi có dám xâm phạm kinh sư đâu, chỉ vì vương tử Đái xui chúngtôi làm vậy.
Chu Tương vương mới đuổi vương tử Đái. Vương tử Đái chạy sang nước Tề.
Mùa đông năm ấy, Quản Di Ngô đau nặng. Tề Hoàn công đến hỏi thăm, trông thấy Quản Di Ngô gầy lắm, mới cầm tay mà bảo rằng :
Trọng phụ đau nặng lắm, bất hạnh mà có thế nào thì tôi biết giao quyền chính cho aĩ được ?
Bấy giờ Ninh Thích và Tân Tu Vô cũng đều mất cả rồi, Quản Di Ngô thở dài mà than rằng :
Tiếc thay cho Ninh Thích ! Tề Hoàn công nói :.
-trừ Ninh Thích ra, không còn ai nữa hay sao ? Ta muốn giao quyền chính cho Bảo Thúc Nha, Trọng phụ nghĩ thế nào ?
Quản Di Ngô nói :
- Bảo Thúc Nha là người quân tử, nhưng không có tài chính trị,
hay phân biệt thiện ác quá , yêu điều thỉện thì phải, chứ ghét điều ác
quá thì không được ! Bão Thúc Nha thấy ai có điều ác gì thì suốt đời
không quên, đó cũng là một điếu dở.
Hoàn công nói :
Thấp Bằng thế nào ?
Quản Di Ngô nói :
- Thấp Bằng là người không lấy điều hỏi kẻ dưới làm xấu hổ , lúc nào cũng lo nghĩ đến việc nước, có thể dùng được.
Nói xong, lại thở dài mà than rằng :
Trời sỉnh Thấp Bằng, khác nào như cái lưỡi của tôi, nay tôi đã
chết thì cái lưỡi cũng không sống được. Tôi e rằng chúa công dùng Thấp
Bằng cũng chẳng được bao lâu ! Hoàn công nói :
- Thế thì Dịch Nha thế nào ?
Quản Di Ngô nói :
Chúa công không hỏi, tôi cũng sắp nói đến. Dịch nha, Thụ Điêu và Khai Phương, ba người ấy quyết không nên gần.
Hoàn công nói :
- Dịch Nha làm thịt con cho ta ăn, thế là yêu ta hơn yêu con, còn nghi gì nữa ?
Quản Di Ngô nói :
-Tình người ta không gì yêu hơn con. Con mình mà nỡ như thế thì còn nghĩ gì đến vua ! Hoàn công nói :
Thụ Điêu tự hoạn mình đi để xin vào hầu ta, thế là yêu ta hơn yêu thân mình, còn nghi gì nữa ?
Quản Di Ngô nói :
người ta không gì yêu hơn thân. Thân mình mà còn như thế thì còn nghĩ gì đến vua ! Hoàn công nói :
-Khai Phương là công tử nước Vệ, bỏ ngôi thế tử mà theo ta, khi
cha mẹ chết, cũng chẳng thiết về, thế là yêu ta hơn yêu mẹ cha, cỏn nghi gì nữa ?
Quản Di Ngô nói :
Tình người ta không gì thân hơn cha mẹ. Cha mẹ mình mà nỡ như
thế thì con nghĩ gì đến vua ! Vả lại được phong lảm thế tử ai mà chẳng
muốn. nay Khai Phương bỏ ngôi thế tử mà theo chúa công thì tất còn muốn
được hơn ngôi thế tử nữa, chúa công chớ nên gần. gần thì tất có ngày
sinh loạn.
Hoản công nói :
Ba người ấy theo hầu ta đã lâu lắm, sao ta khõng thấy Trọng phụ nói đến bao giờ ?
Quản Di Ngô nói :.
- Tôi không nói ra là muốn chiều ý chúa công. Ví như nước tràn
bờ có tôi đứng ra lảm bờ đê, thì nước không tràn được, nay bờ đê đã bỏ
đi rồi thì khó lòng mà ngăn cho nước khỏi tràn, xin chúa công chớ nên
gần bọn ấy.
Tề Hoàn công nín lặng, rồi cáo từ lui về.