Đông Chu Liệt Quốc

Chương 35 : Tấn Trùng Nhĩ trở về nước nhà Tấn Hoài Doanh vui vầy duyên mới

Ngày đăng: 01:55 20/04/20


Công tử Trùng Nhĩ tức giận Hồ Yển dùng kế đánh lừa mình bèn giật lấy

ngọn giáo của Ngụy Thù để đâm Hồ Yển. Hồ Yển vội vàng xuống xe bỏ chạy.

Trùng Nhĩ cũng xuống xe, cầm giáo đuổi theo.



Bọn Tnệu Thôi xúm nhau lại để khuyên can. Trùng Nhĩ vứt ngọn

giáo xuống đất mà vẫn chưa nguôi cơn giận. Hồ Yển sụp lạy xin lỗi mà

rằng :



- Công tử giết tôi mà nên việc được thì tôi chết cũng còn hơn sống !



Trùng Nhĩ nói :



- Chuyến này đi mà được việc thì thôi, bằng không được việc thì ta quyết ăn thịt nhà ngươi ?



Hồ Yển cười mà đáp rằng :



- Nếu không được việc thì Hồ Yển này chưa biết sống chết ở đâu, công tử muốn ăn thịt cũng không được ; nhược bằng được việc thành bấy

giờ công tử chẳng thiếu gì nem công chả phượng, thịt Hồ Yển này tanh

hôi, bõ gì mà ăn !



Bọn Triệu Thôi nói :



- Chúng tôi thấy công tử là người có chí, vậy nên bỏ cả cửa

nhà, vợ con mà theo công tử, cũng mong được chút sự nghiệp lưu truyền sử sách về sau. Nay Di Ngô là người vô đạo, người trong nước ai cũng muốn

cho công tử về làm vua nhưng công tử không chịu ghĩ cách để về thì ai

sang đây mà đón công tử cho được ? Việc này thật là tự ý chúng tôi bàn

nhau, không phải tại một mình Tử Phạm (tên tự Hồ Yển), xin công tử chớ

nghĩ lầm.



Ngụy Thù cũng nói to lên rằng :



- Kẻ trượng phu nên lặp chí để lưu truyền danh tiếng về sau, cớ sao lại cứ khư khư ham mê tình nhi nữ mà không nghĩ đến sự nghiệp to

tát của mình ?



Trùng Nhĩ dịu nét mặt lại mà đáp rằng :



- Đã như vậy thì ta xin theo ý các ngươi. Hỗ Mao mang lương

khô. Giới Tử Thôi dâng nước uống. Trùng Nhĩ cùng mọi người đều ăn. Bọn

Hồ Thúc đi cắt cỏ cho ngựa, rồi sửa soạn hành trang, thẳng đường tiến

sang nước Tào.



Tào Cung công tính hay chơi bời, không thiết gì đến chinh sự,

chỉ tin dùng những kẻ tiểu nhân xu nịnh. Bọn tiểu nhân ấy thấy những

người theo hầu công tử Trùng Nhĩ đều là tay hào kiệt cả, nên đem lòng

ghen ghét, không muốn cho ở lâu tại nước Tào, liền bảo Tào Cung công chớ nên tiếp đãi.



Quan đại phu là Hi Phụ Cơ can rằng :



- Nước Tào ta cùng nước Tấn nguyên vẫn thân nhau. Nay công tử

Trùng Nhĩ gặp lúc cùng khổ mà qua nước ta, thì ta nên tiếp đãi mới phải.



Tào Cung công nói :



- Tào là một nước nhỏ ở giữa các nước, những công tử các nước lại qua nhiều lắm, nếu ai ta cũng hậu đãi cả thì tốn kém vô cùng.



Hi Phụ Cơ nói :



- Công tử Trùng Nhĩ có tiếng là người hiền, vả lại mỗi mắt hai

con ngươi, hai xương sườn dính liền nhau, ấy là một người có quý tướng,

không nên coi như các vị công tử tầm thường khác.



Tào Cung công nói :



- Trùng Nhĩ mỗi mắt hai con ngươi thì ta đã biết rồi, còn xương sườn dính liền với nhau là thế nào ?



Hi Phụ Cơ nói :



- Nghĩa là mấy cái xương sườn dính liền với nhau làm một, đó là tướng quý lắm !



Tào Cung công nói :



- Ta không tin, vậy hãy để Trùng Nhĩ ở công quán, đợì khi nào hắn tắm ta sẽ đến xem sao.



Nói xong, liền sai người mời Trùng Nhĩ vào công quán, chỉ cung

cấp cơm nước, không đặt tiệc và cũng không làm lễ tiếp khách. Trùng Nhĩ

giận lắm, không ăn. Người hầu lại mời Trùng Nhĩ ra tắm. Trùng Nhĩ nhân

khi đi đường bụi bậm cũng muốn tắm rửa cho được sạch sẽ, mới cở áo để đi ra tắm. Tào Cung công cùng mấy người cận thần thay



đổi y phục, giả dạng người thường, xông vào buồng tắm, đến sát

bên cạnh Trùng Nhĩ để xem xương sườn, nói nói cười cười một lúc rồi kéo

nhau ra. Bọn Hồ Yển thấy nói có người lạ vào, vội vàng chạy đến, cũng

nghe tiếng cười nói rầm rĩ, hỏì người trong quán mới biết là vua nước

Tào. Trùng Nhĩ và bọn Hồ Yến đều tức giận.



hi Phụ Cơ từ khi can Tào Cung công không nghe, trở về đến nhà, vợ là Lã thị trông thấy nét mặt âu sầu, liền hỏi rằng :



- Chẳng hay trong triều hôm nay có việc gì mà phu quân lại ra ý buồn bã như vậy ?



Hi Phụ Cơ bèn đem chuyện Trùng Nhĩ đến mà Tào Cung công không tiếp đãi kể lại cho vợ nghe. Lã thị nói :



- Mới rồi thiếp đi hái dâu ở ngoài thành, thấy bọn Trùng Nhĩ đi qua. Thiếp không trông rõ Trùng Nhĩ, nhưng thấy các người theo hầu đều

là tay hào kiệt cả, xem thế đủ biết rằng Trùng Nhĩ tất có ngày lấy lại

được nước Tấn ; bấy giờ họ đem quân sang đánh nước Tào ta thì ta hối sao cho kịp ! Chúa công đã không nghe lời, thì phu quân nên nghĩ cách mà tư giao với Trùng Nhĩ ; thiếp xin sửa soạn mấy bàn thực



phẩm, rồi để lẫn ngọc bích trắng vào mà dâng Trùng Nhĩ. Phu quân nên đi ngay.



Hi Phụ Cơ theo lời, đêm hôm ấy đến công quán yết kiến Trùng Nhĩ. Trùng Nhĩ đang đói bụng, ngồi một mình, nghĩ đến Tào Cung công mà tức

giận. Bỗng nghe có quan đại phu nước Tào là Hi Phụ Cơ xin vào yết kiến

và dâng thực phẩm. Trùng Nhĩ cho mời vào. Hi Phụ Cơ sụp lạy trước hết


Trùng Nhĩ lại bàn với Hỗ Yển. Hồ Yển nói :



- Nay công tử về nước, định làm tôi thế tử Ngữ, hay định thay thế tử Ngữ mà làm vua ?



Trùng Nhĩ nín lặng, không nói gì cả. Hồ Yển nói :



- Nếu công tử định làm tôi thế tử Ngữ thì Hoài Doanh là quốc mẫu ; nếu công tử định thay thế tử Ngữ mà làm vua thì Hoài Doanh tức là vợ

của kẻ thù, còn ngại gì nữa ?



Trùng Nhĩ còn có ý thẹn, Triệu Thôi nói :



- Nước còn muốn lấy, huống chỉ là vợ. Muốn làm nên việc lớn mà còn giữ cái tiết nhỏ thì sau sẽ hối không kịp ?



Trùng Nhĩ nghe nói, mới thuận kết duyên với nàng Hoài Doanh.

Công tôn Chi vào nói với Tần Mục công. Tần Mục công chọn ngày tốt, rồi

cho làm lễ cưới. Hoài Doanh có nhan sắc hơn Khương thị nước Tề, Trùng

Nhĩ mừng lắm, quên hết những sự khó nhọc trong khi đi đường. Tần Mục

công vốn trọng công tử Trùng Nhĩ, lại thêm có tình thân thuộc, càng hậu

đãi Trùng Nhĩ lắm. Bọn Triệu Thôi và Hồ Yển cũng nhân dịp mà được kết

giao với các quan đại phu nước Tần là bọn Kiển Thúc, Bách Lý Hề và công

tôn Chi để bàn việc phục quốc.



Thế tử Ngữ từ khi ở nước Tần trốn về, vào yết kiến Tấn Huệ công. Tấn Huệ công mừng lắm, nói :



- Ta yếu đau đã lâu ngày, đang buồn không có người phó thác, nay con trốn về đây được, ta mới yên lòng.



Tháng chín năm ấy Tấn Huệ công đau nặng quá, mới gọi Lã Di Xanh và Khước Nhuế vào mà dặn rằng :



- Hai ngươi nên cố sức giữ gìn cho thế tử Ngữ. Hiện nay các vị

công tử, ta không phải lo ngại ai cả, chỉ nên đề phòng có Trùng Nhĩ mà

thôi.



Lã Di Xanh và Khước Nhuế sụp lạy xin vâng mệnh. Đêm hôm ấy, Tấn

Huệ công mất. Lã Di Xanh và Khước Nhuế tôn thế tử Ngữ lên nối ngôi, tức

là Tấn Hoài công. Tấn Hoài công lo Trùng Nhĩ ở ngoài, tất có ngày sinh

biến, mới hạ lệnh rằng :



- Phàm những người bầy tôi nước Tấn theo Trùng Nhĩ đi trốn, thì hạn trong bảy tháng, họ hàng ở nhà phải? viết thư gọi về. Ai đúng hạn

mà về thì tha không bắt tội, lại cho được phục chức cũ ; nếu quá hạn

không về, đều xóa tên trong sổ quan và chịu án tử hình, cha con, anh em ở nhà cũng phải tội chết.



Lão quốc cữu là Hồ Đột có hai con là Hồ Mao và Hồ Yển, đều theo

Trùng Nhĩ ở nước Tần. Khước Nhuế khuyên Hồ Đột nên viết thư gọi về. Hồ

Đột nhất định không chịu. Khước Nhuế vào nói với Tấn Hoài công rằng :



- Hai con của Hồ Đột đều là người tài giỏi, nay lại theo Trùng

Nhĩ thì khác nào như hổ thêm cánh. Nay Hồ Đột không chịu gọi hai con về

thì cũng đáng nghi lắm, chúa công thứ gọi Hồ Đột vào mà bảo, xem ý tứ

lão quốc cữu ra sao ?



Tấn Hoài công sai người đến triệu Hồ Đột. Hồ Đột biết ý, liền

cùng với người nhà từ giã, rồi vào triều nói với Tấn Hoài công rằng :



- Lão thần già ốm ở nhà, chẳng hay chúa công có việc gì mà triệu đến ?



Tấn Hoài công nói :



- Hồ Mao và Hồ Yển ở nước ngoài, lão quốc cữu có viết thư gọi về hay không ?



Hồ Đột nói :



- Tôi chưa viết thư gọi.



Tấn Hoài công nói :



- Ta đã có hạ lệnh rằng : "Quá hạn không về thì bắt tội thân thuộc ở nhà" lão quốc cữu không biết hay sao



Hồ Đột nói :



- Hai con tôi theo hầu Trùng Nhĩ cũng đã lâu ngày, tất phải một lòng trung thành với Trùng Nhĩ, cũng như các quan tại triều trung thành với chúa công. Giả sử nay hai con tôi có trốn về, tôi cũng kể tội mà

giết đi, huống chi tôi lại còn gọi về làm gì !



Tấn Hoài công nổi giận, sai hai người lực sĩ tuốt hai lưỡi gươm kề vào cổ Hồ Đột mà bảo rằng :



- Nếu nhà ngươi chịu gọi hai con về thì ta sẽ tha cho tội chết.



Tấn Hoài công lại sai người đem giấy bút đến trước mặt Hồ Đột.



Khước Nhuế cầm lấy tay Hồ Đột, bắt Hồ Đột phải viết. Hồ Đột kêu to lên rằng :



- Không phải nắm tay, tự khắc ta viết !



Nói xong, liền viết mấy chữ thật to : "Con không hai cha, bầy tôi không hai vua", Tấn Hoài công giận lắm, nói :



- Mày không sợ chết à ?



Hồ Đột nói :



- Tôi chỉ sợ làm con không giữ được đạo hiếu, làm tôi không giữ được đạo trung mà thôi ! Còn như chết là chuyện thường, việc gì mà sợ !



Hồ Đột vươn cổ ra để chờ chém. Tấn Hoài công sai dẫn Hồ Đột ra chém ở ngoài chợ. Quách Yển trông thấy, thở dài mà than rằng :



- Chúa công mới lên nối ngôi, chưa có ân huệ gì cả, mà đã giết chết một lão thần, chẳng bao lâu tất cũng hỏng việc thôi !



Nói xong, tức khắc cáo ốm, không ra khỏi cửa. Người nhà Hồ Đột

vội vàng trốn sang nước Tần, để báo tin cho Hồ Mao và Hồ Yển biết.