Đông Chu Liệt Quốc

Chương 36 : Tấn Hoài công trốn sang Cao Lương Tần Mục công phù lập Trùng Nhĩ

Ngày đăng: 01:55 20/04/20


Hồ Mao và Hồ Yển theo công tử Trùng Nhĩ ở nước Tần, nghe tin phụ thân là Hồ Đột bị Tấn Hoài công giết, liền vật mình than khóc.



Triệu Thôi nói :



- Người đã chết rồi, không thể sống lại được, dẫu thương cũng vô ích, chỉ bằng ta vào yết kiến công tử để bàn về việc phục quốc.



Hồ Mao và Hồ Yển gạt nước mắt, cùng với Tnệu Thôi vào yết kiến

Trùng Nhĩ, đem việc Hồ Đột bị hại nói với Trùng Nhĩ Trùng Nhĩ bảo Hồ Mao và Hồ Yển rằng :



- Hai ngươi chớ có lo phiền, chờ khi ta về nước, sẽ báo thù cho hai ngươi.



Nói xong, liền đem việc nước Tấn vào nói với Tần Mục công.



Mục công nói :



- Ấy là cơ hội trời muốn cho công tử trở về nước Tấn đó, công tử chớ nên bỏ hoài ? Tôi xin hết lòng giúp công tử.



Triệu Thôi? đỡ lời Trùng Nhĩ mà nói với Mục công rằng :



- Nhà vua có lòng giúp thì xin giúp ngay cho, nếu để cho thế tử

Ngữ (Tấn Hoài công) đã cải nguyên cáo miếu rồi, thì cái phần vua tôi đã

định, cũng hơi khó một chút.



Tần Mục công khen phải, Trùng Nhĩ cáo từ về công quán. Bỗng nghe báo có người nước Tấn xin vào yết kiến để nói việc cơ mật. Trùng Nhĩ

cho vào, hỏi họ tên là gì ? Người ấy sụp lạy mà nói rằng :



- Tôi là con quan đại phu nước Tấn là Loan Chi, tên gọi là Loan Thuẫn. Cha tôi thấy tân quân (Tấn Hoài công) bây giờ tính đa nghi mà

lại tàn nhẫn, hay chém giết lắm, dân trong nước đều có lòng oán, vậy mới sai tôi sang đây báo tin cho công tử biết ; nếu công tử đem quân về

đánh thì cha tôi xin làm nội ứng.



Trùng Nhĩ mừng lắm, đính ước với Loan Thuẫn, hẹn đến đầu năm sau thì về. Loan Thuẫn cáo từ trở về nước Tấn. Trùng Nhĩ khấn trời, rồi đem cỏ thi ra bói ; bói được hào lục quẻ "thái ", liền gọi Hồ Yển vào đoán. Hồ Yển nói :



- Quẻ này là một quẻ thượng cát, công tử về nước chẳng những được nối ngôi, lại có cơ làm bá chủ chư hầu nữa.



Trùng Nhĩ đem chuyện Loan Thuẫn bảo cho Hồ Yển biết. Hồ Yển nói :



- Sáng mai công tử nên vào nói với vua Tần mượn quân về nước, chớ chậm trễ nữa.



Ngày hôm sau, Trùng Nhĩ vào yết kiến Tần Mục công. Mục công không đợi Trùng Nhĩ phải nói, liền bảo Trùng Nhĩ rằng :



- Tôi đã biết công tử đang nóng lòng phục quốc, để tôi xin thân hành đem quân đưa công tử về.



Trùng Nhĩ tạ Ơn lui ra. Phi Báo nghe tin Tần Mục công sắp đem

quân đưa Trùng Nhĩ về nước, mới xin làm tiên phong. Mục công thuận cho.

Tháng chạp năm ấy, Mục công bày một tiệc rượu ở Cửu Long sơn để thết đãi Trùng Nhĩ và bọn Triệu Thôi, tặng cho mỗi người một đôi bạch bích, rồi

cử đại binh đưa Trùng Nhĩ về nước Tấn.



Thế tử Doanh nước Tần cũng có lòng kính mến Trùng Nhĩ lắm, đi

tiễn chân đến sông Vị Dương, mới từ biệt trở về. Đại binh nước Tần kéo

đến bờ sông Hoàng Hà, Tần Mục công truyền bày tiệc cùng với Trùng Nhĩ

uống rượu ; rồi ân cần dặn Trùng NhI rằng :



- Khi công tử về nước, xin chớ quên vợ chồng tôl.



Nói xong, liền chia một nửa quân, sai công tử Chí và Phi Báo đưa Trùng Nhĩ sang sông Hoàng Hà còn mình thì đóng quân ở Hà Tây để chờ

tin.



Bấy giờ Hồ Thúc là người theo hầu Trùng Nhĩ, từ khi đi trốn đến

giờ, vẫn chuyên giữ việc hành lý, vì đã trải nhiều phen khổ sở, đói khát ở nước Tào, nước Vệ, nẽn tính rất căn cơ. Hồ Thúc bèn thu thập bao

nhiêu chiếu nát, màn rách đều xếp xuống thuyền cả ; đến những đồ cơm

rượu còn thừa, Hồ Thúc cũng vẫn coi như của quý, đem cả xuống thuyễn.

Trùng Nhĩ trông thấy, bật cười mà bảo rằng :



- Ngày nay ta sắp về làm vua nước Tấn, thiếu gì đồ châu báu, còn dùng chi đến những vật hư nát ấy !



Nói xong, liền sai người đem quẳng bỏ ở trên bờ sông, không để một thứ gì lại. Hồ Yển bèn thở dài mà than rằng :



- Công tử chưa được phú quý mà đã quên lúc bần tiện, mai sau có mới nới cũ, coi lũ chúng ta khác nào những vật hư nát ấy, chẳng cũng

uổng cái công chúng ta khó nhọc trong mười chín năm trời ru !



Chi bằng ta nhân lúc công tử chưa qua sông này mà bỏ đi, họa may ngày khác công tử còn có lòng nghĩ đến !



Hỗ Yển bèn đem một đôi ngọc bích trắng của Tần Mục công tặng khi trước, quỳ dâng Trùng Nhĩ mà nói rằng :



- Nay công tử qua sông Hoàng Hà này tức là đã đến địa giới nước Tấn, trong thì có bầy tôi nước Tấn, ngoài thì có các tướng nước Tần

giúp đỡ, ngôi vua nước Tấn chãc hẳn phải về tay công tử, dẫu có tôi đi

theo, cũng không ích gì. Tôi xin ở lại nước Tần để làm một người ngoại

thần của công tử.



Trùng Nhĩ giật mình kinh sợ mà hỏi rằng :



- Ta đang muốn cùng các ngươi cùng hưởng phú quý, sao nhà ngươi lại nói như vậy ?



Hỗ Yển nói :



- Tôi tự xét mình có ba tội, nên không dám theo.


Ngụy Thù nói :



- Bọn phản nghịch định đốt cung mà giết chúa công, tội thật

đáng chết, nay dẫu chúng chạy trốn, chắc cũng chưa xa, để tôi xin đem

quân đi đuổi bắt.



Triệu Thôi nói :



- Hai đứa phản nghịch ấy dẫu trốn đi, chẳng bao lâu rồi cũng bắt được, nay chúa công đi vắng, ta không nên động binh.



Lã Di Xanh và Khước Nhuế nghe tin Tấn Văn công chưa chết, sợ các quan đại phu cử binh đuổi theo, mới định trốn sang nước ngoài, nhưng

chưa biết đến nước nào cho tiện. Bột Đề lại đánh lừa rằng :



- Vua nước Tấn lập hay là bỏ, đều tự ý nước Tần cả, vả chăng hai ngài cùng với vua Tần cũng có quen biết từ trước, nay hai ngài cứ sang

đầu với vua Tần, nói dối là trong cung thất hỏa, Trùng Nhĩ đã chết cháy

rồi, và xin đón công tử Ung vễ làm vua. Khi công tử Ung đã về nối ngôi

thì Trùng Nhĩ dẫu sống cũng khó lòng mà tranh lại nổi.



Lã Di Xanh nói :



- Vua Tần khi trước đã cùng ta hội thề ở đất Vương Thành, nay

ta nên sang đầu, nhưng chẳng biết vua Tần có lòng dung nạp hay không ?



Bạt Đề nói :



- Để tôi sang trước nói xem thế nào, nếu vua Tần không nghe, bấy giờ ta sẽ liệu kế.



Bột Đề đi đến cửa sông Hoàng Hà, nghe tin công tôn Chi đóng quân ở bên kia sông, liền đem sự tình đầu đuổi kể lại cho công tôn Chi biết :



- Công tôn Chi nói :



- Bọn phản nghịch đã sang xin hàng như vậy ta nên dụ mà giết

Nói xong, liền viết một bức thư giao Bột Đề cầm đưa cho Lã Di Xanh và

Khước Nhuế. Trong thư đại lược nói rằng :



- Khi Trùng Nhĩ vê nước. có nói với chúa công tôi xin nộp đất,

vậy nên chúa công tôi sai đóng quân ở đây đế đợi cắm địa giới, sợ lại

như Tấn Hiếu công ngày trước ; nay nghe tin Trùng Nhĩ bị chết cháy, mà

hai ngài lợi có ý muốn đón công tử Ung, chúa công tôi cũng bằng lòng

lắm, xin hai ngài nên mau mau sang ngay đế cùng bàn định".



Lã Di Xanh và Khước Nhuế tiếp được thư, vui mừng đi ngay.



Khi đến đất Hà Tây, công tôn Chi ra nghênh tiếp, rồi bày tiệc để thết đãi Lã Di Xanh và Khước Nhuế vững dạ không nghi ngại gì cả. Công

tôn Chi sai người phi báo cho Tần Mục công, để Tần Mục công đến ở Vương

Thành trước. Lã Di xanh và Khước Nhuế chơi bời ba ngày, rồi nói với công tôn Chi xin vào yết kiến Tần Mục công. Công tôn Chi nói :



- Chúa công tôi hiện đang ở đất Vương Thành, mời hai ngài qua

đấy để cùng hội một thể ; còn quân sĩ xin cho đóng lại đây, chờ khi hai

ngài trở về, bấy giờ sẽ kéo sang nước Tấn. Lã Di Xanh và Khước Nhuế nghe lời, theo công tôn Chi sang đất Vương Thành ; khi đến đất Vương Thành,

Bột Đề cùng công tôn Chi vào thành trước, yết kiến Tần Mục công. Tần Mục công sai Phi Báo ra đón Lã Di Xanh và Khước Nhuế rồi bảo Tấn Văn công

nấp sẵn ở phía sau bức bình phong. Lã Di Xanh và Khước Nhuế vào yết kiến Tần Mục công, nói với Tần Mục công xin lập công tử Ung.



Tần Mục công nói :



- Công tử Ung hiện đã ở đây rồi.



Lã Di Xanh và Khước Nhuế đồng thanh nói rằng :



- Nếu vậy xin cho chúng tôi được yết kiến vua mới.



Tần Mục công gọi :



- Vua mới đâu, xin mời ra đây ?



Bỗng thấy phía sau bình phong có mợt vị quý nhân từ từ bước ra.

Lã Di Xanh và Khước Nhuế ngẩng mặt lên nhìn xem ai thì là Tấn Văn công

Trùng Nhĩ. Lã Di Xanh và Khước Nhuế giật mình kinh sợ, chẳng còn hồn vía nào cả, sụp lạy xin lỗi. Tần Mục công mời Tấn Văn công cùng ngồi. Tấn

Văn công mắng Lã Di Xanh và Khước Nhuế rằng :



- Mấy đứa nghịch tặc kia, ta có xử tệ gì với chúng mày mà chúng mày làm phản, nếu không có Bột Đề cáo giác cho ta biết mà tránh đi, thì ngày nay ta đã ra tro rồi !



Bấy giờ Lã Di Xanh và Khước Nhuế mới biết là Bột Đề làm phản mình, liền nói với Tấn Văn công rằng :



- Bột Đề đã cùng với chúng tôi ăn thề, xin chúa công chớ tha tội cho y.



Tấn Văn công cười mà nói rằng :



- Nếu Bột Đề không cùng với ngươi ăn thề thì sao biết hết được âm mưu của các ngươi như vậy !



Nói xong, liền truyền cho võ sĩ đem Lã Di Xanh và Khước Nhuế ra

chém, lại sai Bột Đề đi giám sát. Được một lúc, vũ sĩ đem đầu Lã Di Xanh và Khước Nhuế nộp ở dưới thềm. Tấn Văn công sai Bột Đề đem đầu Lã Di

Xanh và Khước Nhuế đến đất Hà Tây để phủ dụ quân sĩ lại báo tin về cho

người trong nước biết. Triệu Thôi cùng các quan đại phu vội vàng đem xa

giá đi đón tiếp Tấn Văn công.