Đông Chu Liệt Quốc
Chương 37 : Giới Tử Thôi cõng mẹ đi ẩn Công tử Đái tham sắc làm càn
Ngày đăng: 01:55 20/04/20
Tấn Văn công đã giết được Lã Di Xanh và Khước Nhuế rồi, đứng dậy tạ Ơn
Tần Mục công, và xin lấy lễ phu nhân đón nàng Hoài Doanh về nước. Tần
Mục công nói :
- Tiện nữ khi trước đã thất thân với công tử Ngữ rồi, có đâu lại dám đương cái lễ tôn quý ấy ?
Tấn Văn công nói :
- Nước tôi cùng quý quốc giao hiếu đã mấy đời nay, nếu không
dùng lễ pbu nhân thì sao làm chủ được việc tôn tự, xin nhà vua chớ nên
từ chối.
Tần Mục công mừng lắm, liền cho Tấn Văn công làm lễ đón Hoài
Doanh về nước. Khi về đến nước Tấn, Tấn Văn công lập Hoài Doanh làm phu
nhân. Tấn Văn công nghĩ đến việc Lã Di Xanh và Khước Nhuế làm phản, có
lòng tức giận, muốn giết hết vây cánh của hai người. Triệu Thôi can rằng :
- Huệ công và Hoài công ngày xưa vì nghiêm khắc quá mà bị người ta oán, nay chúa công phải khoan dung mới được.
Tấn Văn công nghe lời, hạ lệnh đại xá cho bọn vây cánh Lã Di
Xanh và Khước Nhuế. Bọn này dẫu thấy Tấn Văn công đã đại xá cho nhưng
trong lòng không được yên, thường phao ra những tin đồn nhảm. Tấn Văn
công thấy vậy, vẫn có ý lo.
Một hôm, mới mờ mờ sáng, có kẻ tiểu lại là Đầu Tu xin vào yết
kiến. Tấn Văn công đang xõa tóc gội đầu, nghe báo có Đầu Tu đến, nổi
giận nói rằng :
- Người ấy khi trước lấy trộm tiền bạc của ta, khiến cho ta
thiếu thốn phải ăn xin ở nước Tào và nước Vệ, bây giờ còn mặt mũi nào
trông thấy ta nữa ?
Nói xong, liến sai nội thị đuổi ra. Đầu Tu nói :
- Có phải chúa công đang gội đầu đó không ?
Nội thị giật mình kinh sợ, nói :
- Tại sao nhà ngươi lại biết ?
Đầu Tu nói :
- Người ta lúc gội đầu thì cúi đầu cong mình, vì vậy quả tim
phải úp xuống ; mà quả tim đã lộn ngược như thế thì lời nói ra tất cũng
điên đảo, bời thế mà không cho ta vào yết kiến. Ngày trước chúa công
dung thứ cho Bột Đề, mà thoát được cái nạn Lã Di Xanh và Khước Nhuế, bây giờ lại không dung thứ Đầu Tu này được hay sao !
Đầu Tu đến đây tất là có kế sách giữ yên được nước Tấn, nếu chúa công không cho vào yết kiến thì Đầu Tu từ đây sẽ xin trốn đi !
Nội thị vội vàng vào tâu với Tấn Văn công. Tấn Văn công nói :
- Đó là điều lỗi của ta !
Nói xong, liền đội mũ mặc áo chỉnh tề, rồi cho Đầu Tu vào yết kiến. Đầu Tu vào, sụp lạy xin lỗi, rồi nói với Tấn Văn công rằng :
- Chúa công có biết bọn vây cánh của Lã Di Xanh và Khước Nhuế bao nhiêu người không ?
Tấn Văn công cau mày đáp rằng :
- Nhiều lắm !
Đầu Tu nói :.
- Bọn ấy tự nghĩ mình tội to, dẫu chúa công đã có lệnh đại xá
rồi, nhưng vẫn đem lòng nghi ngại, chúa công nên nghĩ cách nào khiến
chúng được yên tâm.
Tấn Văn công nói :
- Muốn chúng yên tâm thì dùng cách gì được ?
Đầu Tu nói :
- Ngày trước tôi lấy trộm tiền bạc của chúa công, khiến chúa
công bị cơ khổ ; tội của tôi, người trong nước ai cũng biết cả, nay chúa công đi chơi, nên dùng tôi làm một người đánh xe, để người trong nước
đều trông thấy biết là chúa công không nghĩ đếu điều thù oán cũ. Như vậy còn ai đem lòng nghi ngại nữa !
Tấn Văn công khen phải, rồi mượn cớ đi ra tuần thành, dùng Đầu
Tu làm người đánh xe. Những vây cánh của Lã Di Xanh và Khước Nhuế trông
thấy, đều thì thào bảo nhau :
- Đầu Tu ngày trước lấy tiền bạc của chúa công, mà nay chúa công còn dung thứ, huống chi là người khác !
Từ bấy giờ không còn những tin đồn nhảm nữa. Tấn Văn công từ khi còn làm công tử, đã lấy hai vợ : người vợ thứ nhất là Từ Doanh, chết đi ; người thứ hai là Bức Cật, sinh được một trai tên là Hoan, và một gái
tên là Bá Cơ, sau Bức Cật chết ở đất Bồ. Lúc Tấn Văn công đi trốn, hai
con là Hoan và Bá Cơ đều bỏ ở đất Bồ cả ; bấy giờ Đầu Tu lại nhận lấy mà gửi nhà Toại thị (người đất Bồ) nuôi hộ. Một hôm, Đầu
Tu đem việc ấy nói với Tấn Văn công. Tấn Văn công giật mình mà hỏi rằng :
- Ta tưởng hai đứa bé đã chết trong loạn lạc từ lâu rồi ! Sao đến bây giờ nhà ngươi mới nói ?
Đầu Tu nói :
- Chúa công chu du các nước, đến đâu lấy vợ Ở đấy, sinh hạ cũng được nhiều con ; công tử Hoan dẫu còn sống, nào biết chúa công có còn
thương đến hay không ? Bởi vậy tôi chưa dám nói vội.
thiếp cũng không cấm đoán gì cả, nay thiếp ở trong cung, lâu ngày không
đi đến đâu, sinh ra đau ốm. Sao thiên tữ không đi săn, để thiếp theo
hầu.
Tương vương đang yêu Ngỗi hậu, nàng nói gì cũng nghe lời, liền
sai quan thái sử chọn ngày để đi săn ở núi Bấc Khâu. Tương vương muốn
cho Ngỗi hậu được vui lòng, mới hạ lệnh treo giải thưởng cho những người săn đưọc nhiều cầm thú.
Các vương tử, vương tôn nghe lệnh, đều đua nhau đi đuổi bắn các
giống cầm thú để lĩnh thưởng. Trong bọn lĩnh thưởng có một người giỏi
bắn, săn được nhiều hơn cả là vương tử Đái.
Vương tử Đái mặt mũi khôi ngô, hình dong tuấn tú, trông rõ là
một bậc quý nhân, tức là thứ đệ của Chu Tương vương, ngườ trong nước đều gọi là Thái thúc. Năm trước vương tử Đái đã lập mưu muốn tranh ngôi,
nhưng không làm xong ; lại đi triệu quân Sơn Nhung về đánh nhà Chu, đến
lúc việc tiết lộ ra, sợ tội trốn sang nước Tề. Sau bà
Huệ hậu hai ba. lần nói với Tương vương, xin tha tội cho. Phú
Thần cũng khuyên tương vương nên lấy lòng nhân từ mà xử với anh em.
Bời vậy tương vương bất đắc dĩ lại cho triệu Đái về. Bấy giờ
trong bọn đi săn, vương tử Đái được lĩnh phần thưởng thứ nhất, Ngỗi hậu
trông thấy, đem lòng yêu dấu, lại nói với Tương vương rằng :
Hôm nay trời hãy còn sớm, xin thìên tử cho thiếp đi săn bắn chơi một lúc, để cho gân cốt được khỏe mạnh.
Chu Tương vương nghe lời, liền truyền cho quân sĩ sửa soạn các
đồ săn bắn để Ngỗi hậu đi săn. Ngỗi hậu cởi áo gấm dài ra, để lộ một cái áo cánh ngắn đã mặc sẵn, rồi khoác thêm một áo giáp nhẹ, mình đeo túi
tên, tay cầm súng đỏ, trông thật xinh đẹp. Tương vương trông thấy cũng
phải thích ý mà tủm tỉm cười. Quân sĩ sắp xe để Ngỗi hậu đi Ngỗi hậu nói với tương vương rằng :
- Đi xe không tiện bằng cưỡi ngựa, các thị nữ ở nước Địch theo
hầu thiếp sang đây, đều biết cưỡi ngựa cả, xin thiên tử cho thiếp cưỡi
ngựa một phen..
Tương vương truyền chọn các con ngựa tốt đem đến cho Ngỗi hậu và các thị nữ cưỡi. Ngỗi hậu sắp sửa lên ngựa, Tương vương lại ngăn lại mà bảo rằng :
- Khoan đã ! Để trẫm chọn xem trong các vương tử có người nào cưỡi ngựa giỏi, cho đi theo hộ vệ hoàng hậu.
Vương tử Đái xin đi. Các thị nữ đều cưỡi ngựa xúm xít chung
quanh Ngỗi hậu đi một bọn trước, còn vương tử Đái cưỡi ngựa theo sau.
Đi được một quãng, vương tử Đái giục ngựa lên trước, theo kịp
Ngỗi hậu, rồi hai người cùng thi tài phóng ngựa vòng qua sườn núi. Khi
hai người đi đều nhau, Ngỗi hậu dừng cương lại mà khen vương tử Đái rằng :
- Vương tử thật là một bậc kỳ tài ! Thiếp nghe tiếng đã lâu, bây giờ mới đưọc giáp mặt.
Vương tử Đái ngồi trên mình ngựa cũng cúi đầu mà đáp lại rằng :
- Tôi cũng mới học cưỡi ngựa, còn kém hoàng hậu muôn phần !
Ngỗi hậu nói :
- Sáng mai vương tử nên vào cung bà Huệ hậu, để vấn an, rồi thiếp sẽ nói chuyện.
Nói chưa dứt lời thì bọn thị nữ đã cưỡi ngựa đến, Ngỗi hậu liếc
mắt đưa tình nhìn vương tử Đái. Vương tử Đái se sẽ gật đầu, rồi quay
ngựa lùi lại. Vừa lúc bấy giờ ở chân núi có một đàn hươu nai chạy ra.
Vương tử Đái bắn luôn hai phát, được một hươu, một nai. Ngỗi hậu cũng bắn trúng một hươu. Mọi người đều vỗ tay reo mừng.
Ngỗi hậu quay ngựa trở về. Tương vương ra đón. Ngỗi hậu đem con
hươu dâng nộp tương vương. Vương tử Đái cũng dâng nộp một hươu và một
nai. Tương vương bằng lòng, thu quân trở về, rồi ban yến cho các quan
triều thần, rất là vui vẻ.
Ngày hôm sau, Vương tử Đái vào cung Huệ hậu, giả cách vấn an, đã trông thấy Ngỗi hậu ở đấy rồi. Ngỗi hậu đem tiền bạc đút lót tất cả các cung nhân, cấm không được nói hở cho ai biết, rồi ngay hôm đó cùng với
vương tử Đái tư thông ở trong .một phòng riêng. Hai bên cùng nhau quyến
luyến, khi từ giã ra về, Ngỗi hậu lại dặn vương tử Đái rằng :
- Thỉnh thoảng vương tử vào cung thăm thiếp nhé !
Vương tử Đái nói :
- Tôi chỉ sợ thiên tử sinh nghi thì làm thế nào ?
Ngỗi hậu nói :
- Thiếp có thể che chở được, vương tử chớ ngại.
Các cung nhân đều biết chuyện cả, chỉ vì vương tử Đái là con yêu của Huệ hậu và việc này cũng quan hệ đếu thể thống, vậy nên không ai
dám nói ra. Huệ hậu cũng biết vậy, lại dặn các cung nhân không được nói. Các cung nhân được nhiều tiền thưởng đều có ý che chở cho vương tử Đái, bởi vậy vương tử Đái ngày nào cũng ở trong cung, suốt đêm đến sáng, mà
Tương vương vẫn không biết gì cả.
Trong bọn cung nữ có một người tên gọi Tiểu Đông, nhan sắc cũng
khá, mà lại hiểu âm luật. Một hôm, vương tử Đái đang cùng với Ngỗi hậu
uống rượu, sai Tiểu Đông thổi ống ngọc tiêu, vương tử Đái lại theo nhịp
mà hát ; đến lúc vương tử Đái rượu say, có ý lả lơi, giơ tay nắm lấy áo
Tiểu Đông để trêu ghẹo. Tiểu Đông sợ hãi, cời áo bỏ chạy.
Vương tử Đái giận lắm, rút gươm đuổi theo, toan giết Tiểu Đông.
Tiểu Đông vội vàng chạy đến cung Tương vương, kể hết những chuyện vương
tử Đái tư thông với Ngỗi hậu. Tương vương tức khắc cầm thanh bảo kiếm để đi giết vương tử Đái.