Đông Chu Liệt Quốc

Chương 64 : Loan doanh diệt tộc thành khúc ốc kỷ lương tử chiến cửa thả vu

Ngày đăng: 01:55 20/04/20


Phạm Mang dẫu sai con là Phạm Uởng đi triệu Ngụy Thư, nhưng chưa biết

hay dở thế nào, trong lòng áy náy không yên, mới trèo lên mặt thành để

trông, thấy Phạm Uởng và Ngụy Thư cùng ngồi một xe ở phía xa đi đến,

liền mừng mà nói rằng:



- Thế là họ Loan thật là cô thế, chẳng làm gì nổi !



Nói xong, truyền mở cửa cung đóng vào . Ngụy Thư trông thấy Phạm Mang thì mặt lộ vẻ hoang mang . Phạm Mang cầm lấy tay mà bảo rằng:



- Người ngoài không hiểu rõ, bảo là tướng quân tư thông với họ

Loan, nhưng tôi đây vẫn biết tướng quân không phải là người như thế .

Nếu tướng quân giúp sức với tôi mà diệt họ Loan, thì tôi xin đem đất

Khúc Ốc đền công cho tướng quân .



Bấy giờ Ngụy Thư đã vào tròng của Phạm Mang rồi, bất đắc dĩ phải vân mệnh, cùng vào yết kiến Tấn Bình công để bàn mưu dẹp giặc . Được

một lúc thì Triệu Vũ, Tuân Ngô, Trí Sóc, Hàn Vô Kỵ (con trưởng Hàn

Quyết), Hàn Khởi (con thứ hai của Hàn Quyết), Kỳ Ngọ, Dương Thiệct Xích, Dương Thiệt Bật và Trương Mạnh Địch đều lục tục đến cả . Mỗi người lại

đem theo một toán quân, thanh thế rất mạnh! Cố Cung có hai cửa . Phạm

Mang sai Triệu Vũ và Tuân Ngô giữ cửa nam; anh em Hàn Vô Kỵ giữ cửa bắc, còn bọn Kỳ Ngọ thì đi tuần bốn mặt . Hai cha con Phạm Mang và Phạm Uởng cứ ở liền bên cạnh Tấn Bình công . Loan Doanh tiến quân vào trong

thành, không thấy Ngụy Thư ra đón thì trong lòng nghi ngại, bèn đóng

quân ở Thị Khẩu rồi sai người đi dò tin tức . Quân thám tử về báo rằng:



- Vua Tấn đã chạy vào Cố Cung, nhân dân đều theo vào đấy cả, cả Nguỵ Thư cũng vào .



Loan Doanh nổi giận, nói:



- Ngụy Thư đánh lừa ta! gặp mặt ta quyết làm cho một nhát!



Liền vỗ vào lưng Đốc Nhung mà bảo rằng:



- Nhà ngươi phá vỡ được Cố Cung thì ta sẽ cùng hưởng phú qúi với nhà ngươi!



Đốc Nhung nói:



- Xin chia quân làm đôi, tôi đánh cửa nam; còn ân chủ thì đem các tướng đánh cửa bắc, thử xem ai vào được trước!



Bấy giờ Thực Xước và Qúach Tối dẫu theo Loan Doanh, nhưng vẫn

căm tức Châu Xước và Hình Khoái, vì Châu Xước và Hình Khoái là người của Loan Doanh đem sang Tề, mà lại được Tề Trang công tin yêu . Châu Xước

và Hình Khóai lại tỏ ý khinh bỉ Thực Xước và Quách Tối . Huống chi Loan

Doanh động mở miệng thì chỉ khoe cái tài giỏi của Đốc Nhung mà không

nghĩ gì đến Thực Xước và Quách Tối cả, cho nên hai người không hề có

lòng sốt sắng với Loan Doanh mà chỉ ngồi chờ xem bên nào được bên nào

thua . Loan Doanh chỉ trông cậy vào một mình Đốc Nhung . Bấy giờ Đốc

Nhung tay cầm hai cái kích, ngồi xe đi thẳng đến Cố Cung, dừng ngoài cửa nam xem ngắm hình thế, rồi đi đi lại lại, uy phong lẫm liệt, khác nào

như một vị hung thần giáng hạ . Quân Tấn vốn biết Đốc Nhung là người vũ

dũng, nên ai trông thấy cũng đều sợ khiếp đảm . Triệu Vũ cũng tấm tắc

khen tài . Bộ hạ của Triệu Vũ có hai viên dũng tướng, tên gọi Giải Ung

và Giải Túc là hai anh em ruột, xưa nay đã có tiếng là người giỏi đánh

giáo . Giải Ung và Giải Túc nghe thấy chủ tướng mình khen Đốc Nhung, có ý không phục, nói với Triệu Vũ rằng:



- Đốc Nhung dẫu giỏi, anh em tôi cũng xin đem một toán quân ra để bắt sống .



Triệu Vũ nói:



- Nhà ngươi nên cẩn thận, chớ có khinh thường .



Giải Ung và Giải Túc mở cửa ra, đứng ở phía trong lần hào, quát to lên mà bảo Đốc Nhung rằng:



- Nhà ngươi có phải là Đốc Nhung đó không ? Ta tiếc cho nhà

ngươi là một người anh hùng mà lại đi theo đứa phản nghịch! mau mau đầu

hàng đi thì còn có thể đổi hoạ làm phúc được!



Đốc Nhung nghe nói nổi giận, truyền cho quân sĩ lấp một khúc hào để sang . Quân sĩ còn đang đội đất vác dá để lấp hào, Đốc Nhung nóng

nảy, cầm hai ngọn kích chống thẳng xuống đất, rồi nhảy tót qua bên kia

hào . Giải Ung và Giải Túc kinh hãi, cùng cầm giáo đến đánh Đốc Nhung .

Đốc Nhung hai ta múa giáo, chạy thẳng đến mà nghênh chiến . Con ngựa kéo xe của Giải Ung bị một đòn kích của Đốc Nhung gãy một xương sống, xe

không đi được . Con ngựa kéo xe của Giải Túc thấy vậy liền rí rầm lên,

không chịu chạy nữa . Anh em họ Giải nhảy xuống xe để đánh bộ . Bị Đốc

Nhung đánh gãy cái giáo, Giải Túc bỏ chạy . Giải Ung hoảng sợ run tay,

bị Đốc Nhung đâm cho một kích ngã lăn xuống đất . Đốc Nhung lại đuổi

theo Giải Túc . Giải Túc giỏi chạy, bon thẳng đến cửa bắc, leo thành mà

vào . Đốc Nhung không đuổi kịp liền quay lại định đâm chết Giải Ung thì

quân sĩ nước Tấn đã cứu Giải Ung đem vào cửa rồi . Đốc Nhung tức giận,

chống kích xuống đất mà quát to lên rằng:



- Còn ai dám ra đối địch với ta nữa không ?



Trong cửa không ai dám ra cả . Đốc Nhung về dinh, truyền cho

quân sĩ sửa soạn để ngày mai lại đánh . Giải Ung bị thương nặng quá, đêm hôm ấy chết . Triệu Vũ thương xót vô cùng . Giải Túc nói:



- Ngày mai, tôi xin ra quyết chiến một trận nữa để báo thù cho anh tôi, dẫu chết cũng thoả lòng!



Tuân Ngô nói với Triệu Vũ rằng:



- Bộ hạ tôi, là lão tướng Mâu Đăng, có hai con là Mâu Cương và

Mâu Kính . Hai người ấy đều có sức khoẻ mang nổi nghìn cân, hiện đang ở

trong đội thị vệ của chúa công . Tôi xin bảo Mâu Đăng tức khắc gọi hai

con đến, để sáng mai cùng ra trận với Giải Túc . Ba người đánh một thì

thua làm sao được!



Triệu Vũ nói:



- Nếu vậy thì hay lắm!



Tuân Ngô bảo Mâu Đăng đi gọi hai co . Sáng sớm hôm sau, Mâu

Cương và Mâu Kính đều đến cả . Triệu Vũ trông thấy hai người vóc dáng

cao lớn, khí thế hùng hổ, liền phủ dụ mấy câu, rồi sai cùng với Giải Túc ra trận . Sáng hôm sau, quân Đốc Nhung đã lấp bằng được một khúc hào,

tiến thẳng đến tận dưới cửa để khiêu chiến . Mâu Cương, Mâu Kính và Giải Túc mở cửa mà ra . Đốc Nhuung quát to lên rằng:



- Chúng bay không sợ chết à ?



Ba người không nói năng gì cả, xúm lại đánh Đốc Nhung . Đốc

Nhung chẳng sợ hãi chút nào, đang ngồi trên xe, nhảy xô xuống đất, hai

tay cầm hai cái kích, múa lên mà đánh . Trục xe của Mâu Cương bị Đốc

Nhung đánh gãy . Mâu Cương bất đắc dĩ cũng phải ở trên xe nhảy xuống,

lại bị Đốc Nhung đánh một ngọn kích chết ngay . Mâu Kính giận lắm, cố

sức xông vào, nhưng không thể được . Mâu Đăng ở trên cửa quan, liền nổi

hiệu thu quân, rồi mở cửa cho Mâu Cương và Giải Tú vào . Đốc Nhung
hôm sau, vua nước Cử là Lê Tị công biết quân Tề sắp đến, thân hành đem

ba trăm giáp sĩ ra đi tuần, gặp xe Hoa Chu và Kỷ Lương, toan bắt lại hỏi . Hoa Chu và Kỷ Lương trừng mắt quát to lên rằng:



- Hai ta là tướng nước Tề, có ai dám cùng ta quyết chiến hay không ?



Lê Tị công kinh hãi, nhưng trông thấy, không có quân tiếp ứng,

mới truyền cho quân sĩ vây kín lại . Hoa Chu và Kỷ Lương bảo Thấp Hầu

Trọng rằng:



- Nhà ngươi cứ đánh trống luôn cho ta!



Hai người nói xong, mỗi người cầm một cái kích, xuống xe xông

vào đánh quân nước Cử . Ba trăm quân giáp sĩ nước Cử chết đến một nửa .

Lê Tị công nói:



- Ta đã biết dũng lực của hai tướng quân rồi, hai tướng quân chớ nên tử chiến, ta xin cùng với hai tướng quân chia nhau nước Cử .



Hoa Chu và Kỷ Lương đồng thanh đáp rằng:



- Nếu bỏ nước mà theo giặc thì sao gọi là trung ? đã phụng mệnh

vua mà không hết lòng thì sao gọi là tín ? tôi chỉ biết xông vào mà giết cho nhiều là chức phận làm tướng; còn cái lợi nước Cử, tôi nào dám nghĩ đến!



Hai người lại cầm kích tiến đánh . Lê Tị công không thể đương

nổi, vội vàng bỏ chạy . Đại binh của Tề Trang công đến nơi, nghe nói Hoa Chu và Kỷ Lương thắng được quân Cử, thì sai sứ đi triệu đến mà bảo

rằng:



- Ta đã biết tài của hai tướng quân rồi, hai tướng quân bất tất

phải tiến đánh nữa, ta xin cùng với hai tướng quân chia nhau nước Tề .



Hoa Chu và Kỷ Lương đồng thanh đáp rằng:



- Chúa công đặt ra ngũ thặng tân mà tôi không được dự, thế là bỉ cái tài của tôi; nay lại lấy lợi mà dụ, thế là khinh cái bụng của tôi . Tôi chỉ biết xông vào mà giết cho nhiều là chức phận làm tướng; còn cái lợi nước Tề, tôi nào dám nghĩ đến !



Hai người liền chắp tay vái sứ giả rồi lại thẳng đường tiến vào

cửa thành nước Cử . Lê Tị công sai người đào sẵn một cái rãnh chặn ngang đường rồi đốt than ở dưới, lửa cháy ngùn ngụt . Hoa Chu và Kỷ Lương

không thể qua được . Thấp Hầu Trọng nói:



- Người ta dám liều chết thì mới được tiếng về sau . Tôi có thể giúp hai tướng quân qua rãnh được!



Thấp Hầu Trọng bèn cắp cái một nằm đè lên trên đống than lửa để

cho Hoa Chua và Kỷ Lương giẫm mà đi qua . Hoa Chu và Kỷ Lương bước qua

được cái rãnh, ngoảnh lại thì thấy người Thấp Hầu Trọng đã cháy sém cả

rồi! Hoa Chu và Kỷ Lương đứng nhìn mà khóc . Được một lúc, Kỷ Lương gạt

nước mắt, Hoa Chu còn khóc chưa thôi . Kỷ Lương nói:



- Nhà ngươi sợ chết hay sao! làm sao mà khóc lâu như thế ?



Hoa Chu nói:



- Nào có phải ta sợ chết đâu! chỉ tiếc thay cho người này cũng vũ dũng như ta, mà lại chết trước ta, nên ta thương lắm!



Lê Tị công thấy Hoa Chu và Kỷ Lương đã qua được cái rãnh than

lửa, vộivàng truyền cho quân sĩ phục sẵn ở bên cửa thành đợi khi hai

người gần đến thì bắn . Hoa Chu và Kỷ Lương tiến thẳng đến cửa . Quân sĩ hai bên bắn ra như mưa . Hoa Chu và Kỷ Lương đến nơi, lại giết chết

được hai mươi bảy người nữa . Quân sĩ ở trên mặt thành cùng chõ xuống mà bắn . Kỷ Lương bị thương nặng mà chết . Hoa Chu bị mấy mươi mũi tên

không thể đánh được nửa, chịu cho ngươi nước Cử bắt, nhưng chưa tắt hơi . Lê Tị công sai đem vào thành .



Tề Trang công tiếp được tin của sứ giả, biết là Hoa Chu và Kỷ

Lương có lòng quyết tử, liền dẫn đại binh tiến theo . Khi đến cửa thành

nước Cử, nghe nói ba người đều chết cả, tức thì nổi giận, toan thúc quân tiến đánh . Lê Tị công sai sứ đến tạ tội rằng:



- Chúa công tôi chỉ thấy một cái xe vào cõi, không biết là đại

quốc sai đến, vậy nên trót lầm lỡ mà xâm phạm . Vả đại quốc chết có ba

người mà nước tôi bị giết đã hơn trăm người rồi; ba người kia cố ý xông

vào chỗ chết, chứ không phải nước tôi dám gây việc binh đao, chúa công

tôi sợ uy đại quốc sai tôi đến đây tạ tội, từ nay trở đi, xin một lòng

triều cống nước Tề, không dám sai lời .



Tề Trang công còn chưa nguôi cơn giận, không thuận cho giảng hoà . Lê Tị công lại sai sứ ra cố nài, xin đưa Hoa Chu và thi thể Kỷ Lương

sang trả, lại xin đem vàng, lụa sang khao thưởng quân sĩ . Tề Trang công còn chưa thuận cho, bỗng tiếp được tin cấp báo của Vương Tôn Huy, nói:



- Vua Tấn cùng với vua các nước Tống, Lỗ, Vệ, Trịnh hội nhau ở

đất Di Nghi, để bàn mưu đánh Tề, xin mời chúa công mau mau rút quân về .



Tề Trang công mới cho nước Cử giảng hoà . Lê Tị công đem vàng

lụa sang khao thưởng quân nước Tề, lại đưa Hoa Chu và thi thể Kỷ Lương

sang trả . Còn thi thể Thấp Hầu Trọng ở trong đống lửa đã hoá ra tro

rồi, không còn gì nữa . Ngay ngày hôm ấy Tề Trang công truyền rút quân

về, sai đem thi thể Kỷ Lương quàn ở ngoài cõi nước Tề . Khi về đến kinh

thành gặp vợ Kỷ Lương là nàng Mạnh Khương ra đón thi thể chồng ở ngoài

cõi . Tề Trang công dừng xe, sai xứ đến viếng . Nàng Mạnh Khương nói với sứ giả rằng:



- Chồng thiếp mà có tội thì không dám nhận lời viếng của chúa

công; nhược bằng vô tội thì chồng thiếp cũng còn chỗ viếng ta, thiếp

không dám nhận .



Tề Tràng công có ý thẹn nói rằng:



- Đó là điều lỗi của ta!



Bèn sai người làm bài vị ở nhà Kỷ Lương mà đến viếng . Nàng Mạnh Khương rước linh cữu chồng để đem chôn ở ngoài thành, ngủ giữa trời ba

đêm, ôm linh cữu mà khóc, đến nỗi hết cả nước mắt, chảy máu tươi ra .

Bỗng thành nuớc Tề sụt lở mất mấy thước, người ta bảo rằng đó là vì nàng Mạnh Khương khóc lóc thảm thiết, nỗi tình thành của nàng cảm động đến

trời đất như vậy .



Hoa Chu về đến nước Tề, vết đau nặng quá, chưa được bao lâu cũng chết . Vợ Hoa Chu khóc chồng cũng bội phần thảm thiết .



Năm ấy nước lên to lắm, sông Hoàng Hà đầy tràn, mặt đất nước sâu hơn thước . Tấn Bình công lại thôi không dám đánh Tề nữa .



Quan hữu khanh nước Tề là Thôi Trữ, ghét Tề Trang công dâm loạn, vẫn muốn đợi quân Tấn đến đánh để thừa cơ khởi sự, đã cùng với quan tả

khanh là Khánh Phong thương nghị , định khi nào thành việc, sẽ chia đôi

nước Tề . Sau nghe tin Tấn Bình công vì nước lụt mà hoãn việc đánh Tề ,

thì Thôi Trữ rất là thất vọng . Bấy giờ Tề Trang công có một người nội

thị tên gọi Giả Thụ, vì một việc nhỏ mà bị Tề Trang công đánh một trăm

roi . Thôi Trữ biết là Giả Thụ oán giận, liền đút tiền cho, để kết làm

tâm phúc, phàm Tề Trang công làm việc gì thì Giả Thụ đều đến báo cho

Thôi Trữ biết cả.