Động Đình Hồ Ngoại Sử

Chương 1 : Nay Hán xuống Bạch thành đóng lại

Ngày đăng: 14:46 18/04/20


Nghiêm Sơn cho các đạo binh lên đường được ba ngày thì có ngựa lưu tinh

báo rằng Triệu Anh-Vũ đã cho binh vượt Thiên-sơn. Đào Kỳ và toàn quân

chiếm được Độ-khẩu. Tại bản doanh còn Nam-hải nữ hiệp, Phương-Dung, Lê

Ngọc-Trinh, Lương Hồng-Châu với đạo binh Nam-hải. Vương nói với Nam-hải

nữ hiệp:



– Tôi với Phương-Dung phải lên đường đi Kinh-châu. Đạo Kinh-châu do

Đại-tư-mã Đặng Vũ thống lĩnh. Đặng là một đại-tướng giỏi nhất của Hán,

ngặt vì phó tướng của Đặng là Mã Viện không ai chịu ai, vì vậy hơn năm

qua, không thắng được Thục. Nếu tôi có mặt, thì hai người mới không dám

kình chống nhau.



Phương-Dung hỏi:



– Mã Viện là ngưới thế nào?



– Mã Viện được phong chức Phục-ba tướng quân. Hồi phụ thân ta làm tướng

cho Trường-sa vương. Viện là một huyện-úy. Sau cô Viện trở thành

Vương-phi Trường-sa vương, y được cất nhắc lên chức Đô-úy, rồi Thái-thú. Hồi ta cùng Kiến-Vũ thiên-tử khởi binh, y đem toàn quân theo. Kiến-Vũ

thiên-tử cảm động là người trung lương, chỗ con cô con cậu, nên cho y

giữ đại quân. Lúc ta với Đặng Vũ đánh chiếm Kinh-châu, có bàn với

Thiên-tử rằng: "Đất Kinh-châu địa thế phân chia Nam, Bắc Trung-nguyên

bằng sông Trường-giang. Phía Bắc là hàng rào bảo vệ Lạc-dương, phía Nam

tiếp giáp Lĩnh-nam, nơi các Thái-thú bất phục. Phía Đông giáp Mân-Việt,

lòng người nan trắc. Phía Tây giáp Thục, Công-tôn Thuật hùng cứ, bất cứ

lúc nào cũng gặp nguy hiểm, cần có người văn võ kiêm toàn, trung lương

trấn thủ. Ta đề cử Mã Viện trấn giữ chín quận Kinh-châu, còn em y là Mã

Anh làmThái-thú Trường-sa. Trong khi ta đánh vùng Giang-đông, chiếm

Mân-việt, rồi kinh lược Lĩnh-nam"



Lê Ngọc-Trinh hỏi:



– Tại sao Kiến-Vũ thiên-tử không giao cho Mã Viện đánh Thục, mà lại giao cho Đặng Vũ?



Nghiêm Sơn lắc đầu:



– Mã Viện tuy là người trung lương, nhưng so với Đặng Vũ y chỉ là một

đại tướng dưới quyền. Cho trấn thủ Kinh-châu là quá sức rồi. Chứ còn

thống lĩnh quân nghiêng nước, các tướng khác như Sầm Bành, Mã Vũ không

phục. Tuy vậy Kiến-Vũ thiên-tử vẫn giao y trấn thủ Kinh-châu kiêm phó

tướng cho Đặng Vũ.



Nghiêm Sơn thở dài tiếp:



– Mã cậy thế là người thân của Mã thái-hậu, trấn thủ vùng trọng địa,

trong khi tài ba, công lao y thua xa 9 đại tướng dưới quyền Đặng Vũ,

được ta tặng cho danh hiệu "Tương-dương cửu hùng".



Phương-Dung tỏ vẻ hiểu biết:



– Tương-dương cửu hùng là chín đại tướng võ công vô địch, tài dùng binh

không thua Tôn Vũ, dường như họ tên là Sầm Bành, Mã Vũ, Cảnh Yểm, Tế

Tuân, Tang Cung, Lưu Hán, Phùng Tuấn, Đoàn Chí, Lưu Long. Tất cả chín

người theo Kiến-Vũ thiên-tử từ khi mới khởi binh. Hiện họ đều ở đạo

Kinh-châu cả sao?



– Đúng thế. Vì võ công cao, tài dùng binh giỏi, lại nhiều công lao hơn

Mã Viện. Mã Viện làm phó tướng, họ bất phục. Đã vậy Mã Viện còn muốn hất cẳng Đặng Vũ, khi Đặng Vũ cầm quân đánh vào Thục, y tìm cách chần chờ

không chịu cung ứng lương thảo, bổ sung binh lính, cho nên Đặng Vũ mới

thua.



Phương-Dung gật đầu:



– Vì vậy đại ca cần có mặt ở Kinh-châu phải không? Dường như Mã Viện chỉ sợ có Thiên-tử với đại ca thì phải?



Nghiêm Sơn gật đầu:



– Đúng thế. Việc dùng binh quan trọng nhất là trị quân cho nghiêm. Ta

thành công nhờ đều đó. Một lần Mã Viện ỷ thế Mã thái-hậu, ta sai đem ra

chặt đầu. Kiến-Vũ thiên-tử xin ta tha tội cho y. Ta phạt đánh y 30 côn,

cách chức xuống còn sư trưởng, sai đi lập công chuộc tội. Từ đó y thấy

ta như gà thấy cáo. Sư muội thấy đấy ta đối xử với anh hùng Lĩnh-nam, sư bá, sư thúc, sư đệ, sư muội bằng tất cả tình ruột thịt, họ là anh hùng, họ biết vì đại nghĩa tuân phục lệnh ta, thì có gì xảy ra đâu?



Lê Ngọc-Trinh nói:



– Bọn em là người hiệp nghĩa. Đem chữ hiệp ra làm việc, mà lại gây sự

với nhau. Đem chữ nghĩa ra giúp đại ca Dù mất mạng cũng không từ, còn

đâu là chuyện bất tuân lệnh nữa.



Nghiêm Sơn gật đầu:



– Sư muội nói đúng đó.



Vương nói với Nam-hải nữ hiệp:



– Phàm việc xung phong, tranh thắng, cần bảo vệ hậu quân cho vững. Lỡ

hậu quân có biến cố, thì tiền quân bị lâm vào thế lưỡng đầu thọ địch.

Hai vị Đinh Công-Thắng, Triệu Anh-Vũ đã vượt Kim-sơn. Đào Kỳ đang chiếm

Độ-khẩu, song địa thế quá hiểm trở, vậy cần bảo vệ hậu quân thực kiên

cố. Cho nên tôi mới nhờ Nam-hải nữ hiệp, sư thúc Lương Hồng-Châu, sư

muội Lê Ngọc-Trinh là những người tinh minh mẫn cán, thống lĩnh đạo

Nam-hải với ba Quân-bộ, ba Sư-kỵ dàn ra làm trừ bị, bảo vệ hậu quân.



Phương-Dung hỏi:



– Trong sáu đạo quân Lĩnh-nam, đạo Nam-hải bảo vệ hậu quân, đạo Nhật-nam sư bá Lại Thế-Cường đã điều lên Kinh-châu trợ chiến, đạo Cửu-chân do

Hoàng sư-tỷ chỉ huy, đạo Quế-lâm do Minh-Giang chỉ huy, đạo Tượng-quận

do sư đệ Đào Hiển-Hiệu thống lĩnh đánh Độ-khẩu. Đại ca nghĩ xem quân số

đánh vào mặt sau Ích-châu như vậy đủ chưa?



Nghiêm Sơn nói:



– Ta được Tế-tác báo cho biết, Công-tôn Thiệu dồn toàn lực ra Kinh-châu, Hán-trung. Mặt Nam do một tướng trẻ, con nuôi Công-tôn Thiệu tên là

Công-tôn Phúc tước phong Bình-nam vương trấn thủ. Quân số chưa quá 5

vạn, làm sao địch lại Tiểu sư-đệ với hai vị Đinh Công-Thắng, Triệu

Anh-Vũ?



Phương-Dung, Nghiêm Sơn lên đường đi Kinh-châu. Nghiêm Sơn chỉ mang theo mười tiễn thủ của phái Hoa-lư hộ vệ. Phương-Dung mang theo mười

Thần-ưng liên lạc với các cánh quân.



Lần đầu tiên Nghiêm Sơn thấy Phương-Dung cỡi con ngựa Ô. Ngựa Ô là một

loại ngựa rừng Tây-vu. Hồ Đề phải mất công khó nhọc lắm mới bắt được nó. Trong buổi gặp gỡ đầu tiên, nàng tặng cho Phương-Dung. Nghiêm Sơn thấy

Phương-Dung cưỡi ngựa không yên cương thì ngạc nhiên.



– Ngựa không cương làm sao mà điều khiển được?



Phương-Dung cười:



– Nó là ngựa hoang, được chị Hồ Đề dạy dỗ, hiểu được tiếng người, không cần cương.



Nàng hô lớn:



– Chạy mau!



Con ngựa Ô vọt lên như tên bắn. Nghiêm Sơn phi ngựa theo.



Hai người tới Kinh-châu vào khoảng nửa đêm. Vương với Phương-Dung gọi

cửa. Đặng Vũ, Trưng Nhị mở cửa thành ra đón. Trưng Nhị nhìn mặt

Phương-Dung biết đã thành công, nàng hỏi:



– Chiếm được Độ-khẩu, Kim-sơn rồi à?



Phương-Dung gật đầu:



– Quân đã qua Kim-sơn và Độ-khẩu rồi. Có lẽ giờ này họ đang trên đường

tới Thành-đô. Cho nên em với Nghiêm đại-ca lên đây xem Đặng đại tư-mã

cùng chị chiếm ải Xuyên-khẩu vào Bạch-đế. Với hùng tài đại lược của Đặng đại tư-mã thì vào Thành-đô chắc nhanh hơn Đào tam-ca.



Đặng Vũ thất kinh hồn vía nghĩ: Trước đây Kiến-Vũ thiên-tử thường nói

rằng Nghiêm Sơn vừa có mưu, vừa có trí, lại thêm tính tình hào sảng của

võ lâm hiệp sĩ không sai. Vương từ Lĩnh-Nam lên đạo quân ít hơn ta

nhiều, nhờ tinh thần hiệp nghĩa, vương được một số cao nhân hiệp sĩ giúp đỡ, mới thành công như vậy. Kiến-Vũ thiên-tử, Ngô Hán với ta đều cho

Tế-tác thám thính tìm đường đánh mặt sau Ích-châu mà tuyệt vọng, vì sông nước chảy xiết, núi cao vời vợi, không thể vượt qua. Nay vương đã làm

được, thì vương hơn ta gấp bội, vương xứng đáng là người trên ta.

Kiến-Vũ thiên-tử hứa rằng, ai bắt hoặc giết được Công-tôn Thuật sẽ cho

làm chúa Ích-châu. Nghiêm Sơn làm chúa Lĩnh-Nam, nơi bờ xôi giếng mật,

vương đâu có thèm làm chúa Ích-châu? Ta cần phải được lòng vươn mới mong vào Ích-châu.



Vì vậy Đặng Vũ đối với Nghiêm Sơn cực kỳ cung kính. Y sai chuẩn bị

trướng gấm cho Nghiêm Sơn nghỉ, để hôm sau còn tiếp tục nghĩ kế đánh

Xuyên-khẩu. Phương-Dung ở chung với Trưng Nhị, Hồ Đề.



Sau khi rời Phiên-ngung, Trưng Nhị điều động anh hùng Lĩnh-Nam theo Đặng Vũ lên Kinh-châu trước. Còn Lại Thế-Cường với Hồ Đề thống lĩnh đạo

Nhật-nam cùng với binh đoàn đặc biệt Tây-vu lên sau. Phải hơn tháng mới

tới. Trong khi chờ đợi Lại Thế-Cường, Hồ Đề tới, Trưng Nhị suốt ngày

cùng Đặng Vũ lo bổ sung binh mã, tiếp thu lương thảo, thao luyện binh

sĩ. Mọi việc vừa hoàn tất thì Nghiêm Sơn tới.



Chỉ cách nhau một tháng mà Trưng Nhị, Hồ Đề cảm thấy như xa Phương-Dung

một năm vậy. Họ là những thiếu nữ trẻ tuổi tài năng xuất chúng, cùng

hướng về đaÏi cuộc phục hồi Lĩnh-Nam, coi nhau như chân tay. Trần Năng

hỏi về kế hoạch đánh Độ-khẩu và Kim-sơn, Phương-Dung trình bày tỉ mỉ

từng chi tiết một.



Hồ Đề bảo Phương-Dung:



– Sau này nếu chúng ta khởi binh, phải chia thành khu vực, đánh nhiều mặt trận cùng một lúc, theo ý em phải chia như thế nào?



Phương-Dung đáp:



– Em đã nghĩ đến chuyện này rồi. Chúng ta chia làm bốn khu vực khác

nhau. Khu vực Quế-lâm thì sư bá Triệu Anh-Vũ, Lương Hồng-Châu sẽ đứng

chủ trương đại cuộc. Nhưng người điều khiển phải là Minh-Giang. Sư huynh Minh-Giang kinh nghiệm hành quân lại, lại hiểu nhân vật địa phương;

huyện-lệnh, huyện-úy người nào theo ta, người nào chống ta, y biết hết.



Trưng Nhị trầm ngâm một lúc tiếp:



– Phương-Dung nhận xét đúng, chắc em đã thổ lộ mưu kế của chúng ta với

Minh-Giang. Hiện giờ em để Đào tam đệ chỉ huy mặt Nam Ích-châu, còn

Minh-Giang là Phấn-oai đại tướng-quân. Y là người Hán, liệu y có chống

Quang-Vũ không?



Phương-Dung gật đầu:



– Chúng ta đã có 5 Thái-thú, 6 Đô-úy, Đô-sát, 5 Đại tướng-quân, thì

Lĩnh-Nam đã là của chúng ta rồi. Chỉ còn Tô Định mà thôi. Tô bây giờ như người cụt tay, cụt chân. Đô-úy là sư thúc Trần Khổng-Chúng. Anh hùng

Lĩnh-Nam do Đặng Thi-Sách, Trưng Trắc thống lĩnh. Kỵ binh có đaÏo

Văn-lạc và Đăng-châu chiếm Luy-lâu. Các đạo Mai-động, Cối-giang, Thái-hà chiếm Long-biên. Còn các nơi khác như Thiên-trường, có sư thúc Trần

Quốc-Hương, Lục-hải có Hùng Bảo, Trường-yên có phái Hoa-lư...Nghĩa là

chúng ta cùng khởi binh một ngày. Quan lại địa phương ai theo ta thì để, ai không theo, chặt đầu.



Trần Năng tiếp:



– Vấn đề trước mắt là, ai thống lĩnh quần hùng? Từ trước đến nay, chúng

ta mạnh ai nấy làm, chưa có người làm chúa tướng? Em sợ khi đánh đuổi

giặc đi rồi lại lâm vào hoàn cảnh tranh giành địa vị.



Phật-Nguyệt nói:



– Đúng đấy, hiện chúng ta tôn Nam-hải nữ hiệp là người cầm đầu anh hùng

Lĩnh-Nam. Nam-hải nữ hiệp chỉ là người đạo đức, cầm đầu anh hùng thì

được, chứ tổ chức, cai trị một quốc gia thì không được.



Phương-Dung suy nghĩ một lúc rồi nói:



– Bàn chung những người sau đây có đủ tài năng, đức độ để làm chuyện đó: Đào-hầu, Đinh-hầu ở Cửu-chân, Đặng đại-ca, Nhị Trưng, sư thúc Đào

Thế-Hùng. Em nghĩ sáu người này đều không ai bằng Nghiêm đại-ca.



Trưng Nhị gật đầu:



– Ta cũng nghĩ thế, tại sao ta không để Nghiêm đại-ca làm Lĩnh-Nam hoàng đế?



Phương-Dung cười:




Phật-Nguyệt vung kiếm lên, choảng một tiếng, Vũ Chu bị đâm trúng cườm

tay. Kiếm rơi xuống đất. Tay trái Phật-Nguyệt bắt kiếm quyết, tay phải

dí kiếm vào cổ y, giải khăn đỏ bay phấp phới trông như một nàng tiên. Vũ Chu bật ngửa người ra sau, lăn đi mấy vòng, rồi vọt người đứng dậy,

tưởng đã thoát được kiếm Phật-Nguyệt, nhưng vừa đứng dậy, y đã thấy cổ

đau nhói, kiếm Phật-Nguyệt dí vào. Y sợ quá biết khó thoát khỏi cái

chết, hiên ngang nói :



– Ta giận vì học nghệ chưa tinh, bị bại dưới tay cô nương. Cô nương giết ta đi. Vũ Chu này không sợ chết đâu.



Phật-Nguyệt cười lớn :



– Vũ tướng quân, người có khí phách anh hùng thật hiếm thấy. Tiểu nữ

trót mạo phạm mong tướng quân rộng lượng thứ lỗi. Trên đời tiểu nữ chưa

bao giờ gặp một kiếm thuật danh gia như tướng quân. Tiểu nữ dám hỏi :

Tướng quân với Thiên-sơn lão tiên là thế nào ?



Vũ Chu đáp:



– Thiên-sơn lão tiên là Thái-sư phụ của tiểu tướng.



Phật-Nguyệt, Phương-Dung, Trưng Nhị đều à lên một tiếng kinh ngạc. Ngày

nọ trên thuyền từ đảo về Bắc, Khất đại-phu kể chuyện rằng cách nay 20

năm ông cùng Nguyễn Phan sang Trung-nguyên chơi, đấu với khắp anh hùng

thiên hạ, để tìm bạn đồng đạo. Sau hơn một năm, hai người chỉ tìm được

Thiên-sơn lão tiên là người hiệp nghĩa, rồi kết bạn với nhau.



Công-tôn Thiệu hỏi :



– Chẳng hay cô nương có quen biết với Thái-sư phụ của chúng tôi chăng ?



Phật-Nguyệt đáp :



– Tôi bằng này tuổi, làm sao quen được với một lão tiên như Thiên-sơn

đại hiệp! Chẳng qua sư phụ tôi với lão tiên là bạn tri kỷ. Cách nay 20

năm sư phụ tôi với Khất đại-phu, cùng lão tiên đấu võ, uống rượu, rồi

kết bạn. Khi rời Lĩnh-nam sang đây, sư phụ dạy rằng, nếu biết tin tức

lão tiên ở đâu, cho người biết để người sang cùng đối ẩm.



Công-tôn Thiệu kêu lớn lên:



– Thì ra cô nương là đệ tử của Long-biên thần kiếm Nguyễn Phan tiên sinh. Chúng tôi thua là phải lắm.



Đặng Vũ thấy Phật-Nguyệt, Công-tôn Thiệu thân mật, sợ hai bên hòa hoãn

thì khó khăn cho y. Y cầm roi ngựa chỉ một cái. Các tướng Hán xua quân

tràn sang trận Thục.



Bỗng trận phía trái, phía phải đều xáo trộn, thì ra trong thành đã cho hai đạo quân đánh vào trận Hán.



Trưng Nhị sai đốt pháo lệnh, cho quân sĩ lui lại, một đàn voi trận xuất

hiện. Lần đầu tiên binh tướng Thục thấy voi, thất kinh hồn vía bỏ chạy.

Hai đội quân bên trái, phải không sợ vẫn đánh thúc vào mạn sườn quân

Hán. Hán quân cương quyết xua voi trợ chiến. Chỉ được một lát hai đạo

trái, phải dao động, thì ra hai đội của Lê Chân, Trần Năng xuất hiện.

Binh Thục bị ba đội voi bao vây chạy hỗn loạn. Công-tôn Thiệu bỏ

Phật-Nguyệt xông về phía Bắc gặp Trần Năng. Y không nói không rằng phóng chưởng đánh liền. Trần Năng vận khí, phát chiêu trong Phục-ngưu thần

chưởng Ngưu tọa ư điền đánh lại. Bùng một tiếng, nàng thấy nảy đom đóm

mắt, khí huyết đảo lộn. Vội nhảy vọt lên cao hít một hơi chân khí. Trong khi đó Công-tôn Thiệu cũng rung động toàn thân bởi y không ngờ nữ tướng có công lực mạnh như vậy. Y vung chưởng nữa đánh lên không. Trần Năng

trên cao phát chiêu Ác ngưu nan độ đánh xuống. Bùng một tiếng người nàng lại bay lên. Nàng là người can đảm nhiều mưu trí, đá gió một cái đáp

xuống đất. Công-tôn Thiệu bị tê cả tay. Y nói :



– Thiếu nữ kia, ngươi tên gì ? Trên đời này chỉ có Đặng Vũ, Sầm Bành đỡ

được chưởng của ta mà thôi. Ngươi đỡ được mấy chưởng của ta, thì công

lực không phải tầm thường. Sư phụ của ngươi là ai ?



Trần Năng đáp :



– Tôi họ Trần tên Năng, sư phụ tôi họ Trần húy Đại-Sinh.



Công-tôn Thiệu nghe đến tên Trần Đại-Sinh thì mặt y cau lại. Y nói :



– Trần cô nương, xin cô nương hãy kíp liên lạc với tôn sư, hỏi người xem việc cô nương đánh Thục có hợp đạo lý hay không ? Trần lão tiên sinh

với Thái sư-phụ tôi là chỗ giao hảo thâm tình. Sư huynh Đặng Thi-Sách

với tôi vốn là chỗ cựu giao. Thôi tôi rút quân đây.



Trưng Nhị phất cờ, quân Hán chia làm ba, một đạo do Hồ Đề, Đặng Vũ với

Trưng Nhị chỉ huy đuổi theo Công-tôn Thiệu. Một đạo do Lại Thế-Cường chỉ huy quẹo sang phải hợp với Trần Năng đánh đội quân cửa Bắc. Một đạo do

Phật-Nguyệt quẹo sang trái đánh đạo quân cửa Nam.



Trưng Nhị cho đuổi tới chân thành, trên thành Xuyên-khẩu lăn gỗ đá bắn

tên xuống, nàng phất tay cho quân lùi lại. Nghiêm Sơn thấy như vậy đã

đủ, vương cho đánh chiêng thu quân. Các tướng binh đều trở về. Kiểm điểm bắt được hơn 3000 tù binh. Trần Năng cùng các y sĩ đang băng bó vết

thương cho binh Hán lẫn tù binh bị thương.



Sầm Bành hướng vào Trần Năng :



– Trần phu nhân, không ngờ phu nhân mảnh mai như vậy mà chưởng lực mạnh

đến thế. Phu nhân đối với Công-tôn Thiệu ba chưởng ngang tay, trên đời

thật hiếm có.



Cảnh Yểm nói với Phật-Nguyệt :



– Thú thực tôi chỉ biết khâm phục cô nương mà không biết cô nương sử

dụng chiêu thức như thế nào làm cho Vũ Chu dở sống, dở chết.



Các tướng Hán bây giờ mới kính phục Trưng Nhị và các tướng Lĩnh-nam.



Đặng Vũ nói với Nghiêm Sơn :



– Giặc không biết vương-gia ở đây. Hôm nay thấy chúng ta thắng trận,

chúng cho rằng chúng ta không đề phòng, chắc thế nào cũng cướp trại. Vậy Trưng cô nương điều binh đề phòng.



Nghiêm Sơn lắc đầu :



– Công-tôn Thiệu là người cẩn thận, mưu trí tuyệt vời. Y vừa mới bại

trận, lại bị trúng độc, nhuệ khí mất, chắc y không cướp trại đâu.



Trưng Nhị mỉm cười :



– Lĩnh-nam vương liệu địch không sai. Tôi có cách khiến y cướp trại. Nếu đêm nay y cướp trại, ta sẽ chiếm thành Xuyên-khẩu, đuổi giặc đến

Bạch-đế thành. Sau đó chia quân ra làm ba, đánh Vũ-khê, Vũ-lăng và

Bạch-đế.



Đặng Vũ ngẫm nghĩ một lát nói :



– Trưng quân sư, giáp sĩ của giặc ở Giang-tân, Bột-lãng có đến mấy vạn,

giáp sĩ Thành-đô còn hơn 10 vạn. Nếu ta đánh mau quá, giặc dồn hết quân

ra mà sĩ tốt của ta lại mệt mỏi thì nguy. Chúng ta nên đợi đạo quân của

Ngô Hán, Đào Kỳ đánh cho giặc rúng động, giặc đem quân từ Thành-đô đi

cứu các nơi kia, ta chỉ cần đánh một trận là lấy được Ích-châu dễ dàng.



Trưng Nhị nhìn Đặng Vũ cười :



– Lĩnh-nam vương đã là anh em kết nghĩa với Kiến-Vũ thiên tử. Tướng quân là một trong ba vị đại thần. Chúng ta cần hy sinh nhiều hơn các nơi kia mới phải chứ. Có phải tướng quân sợ mình đánh nhanh quá, giặc đưa quân

ra tiếp viện, khó vào Thành-đô trước, trong khi các nơi kia rảnh tay,

nhập Thành-đô, thì cái mộng làm chúa Ích-châu bị mất phải không ?



Đặng Vũ bị nàng nói trúng tim đen, y chối quanh :



– Tôi sợ binh sĩ mệt mỏi mà thôi.



Trưng Nhị chỉ chờ y nói có thế, nhìn Phương-Dung như thông cảm :



– Ừ ta đang muốn cho mi tiến chậm để Ngô Hán bắt Công-tôn Thuật, nay mi tự nói ra thì sau này đừng trách ta.



Nàng làm bộ như hiểu ra :



– Tôi chưa kinh nghiệm, may nhờ tướng quân chỉ bảo, nếu không thì làm

quân sĩ mệt mỏi. Thôi được, chúng ta khao thưởng sĩ tốt trước đã.



Đặng Vũ cho lệnh giết trâu, mổ dê khao thưởng quân sĩ. Những người chết

cho chôn cất tử tế, làm mộ, trên đề tên, quê quán, sau này cho cải táng

mang về quê.



Trưng Nhị tập hợp tù binh giữa bãi lớn, nàng để Đặng Vũ đứng lên đọc hịch của Nghiêm Sơn, rồi hỏi lớn :



– Ai chịu đầu hàng thì ta tha. Ai không chịu đầu hàng thì ta chém đầu. Nào ai đầu hàng thì đứng lên sang bên phải.



Quân sĩ cười oà. Có người cười ha hả đến sùi bọt mép. Có người nhổ nước miếng, có người hỉ mũi tỏ vẻ khinh bỉ.



Trưng Nhị ngạc nhiên hỏi :



– Các ngươi là tù binh bị bắt, đàng lẽ ta đem ra chém. Nhưng nghĩ các

ngươi còn vợ con, nên không nỡ, mở rộng cửa cho các ngươi đầu hàng. Tại

sao các ngươi lại vô lễ như vậy ?



Một tiểu tướng nói :



– Trưng cô nương, trận đấu hôm nay thấy tư thái cô nương cùng các vị anh hùng Lĩnh-nam, tôi khâm phục các vị có võ công, võ đạo, trí dũng tuyệt

vời. Nhưng có điều đáng tiếc.



Trần Năng đứng cạnh hỏi :



– Chúng tôi hành xử quang minh chính đại, có gì đáng tiếc đâu ?



Viên tướng đó nói :



– Trước đây Hoàng-thượng và Trường-sa vương thường nói rằng: Trong thiên hạ nghĩa sĩ rất hiếm. Hiện chỉ đất Lĩnh-nam với Tây-xuyên là nhiều anh

hùng. Tây-xuyên có Thiên-sơn thất hùng mà Hoàng-thượng là một. Vì vậy

Tây-xuyên giám đứng lên chống lại triều đại thối nát của Lưu Tú. Tương

lai chắc chỉ còn Lĩnh-nam mà thôi. Rồi trong lúc bàn về anh hùng

Lĩnh-nam, Trường-sa vương có khoe rằng người là bạn thân với Đặng

Thi-Sách, người muốn gửi sứ giả sang mời Đặng tiên sinh hợp tác phản

Hán, phục lại đất Thục, đất Việt. Không ngờ hôm nay các anh hùng giúp

Hán, tức là giúp kẻ ác diệt nhân nghĩa vậy. Cho nên chúng tôi mới tiếc.



Y thở dài tiếp :



– Cô nương xem, chúng tôi là dũng sĩ đất Thục, dù bị bắt, chúng tôi cam

lòng chịu chết chứ không chịu hàng. Thôi cô nương đem chúng tôi ra chém

quách đi, chúng tôi tuyệt không oán hận.



Trưng Nhị nhìn Trần Năng, Hồ Đề nàng thấy trong mắt mỗi người dường như có vẻ khâm phục tướng Thục. Nàng nói :



– Thôi ta đã hứa tha, thì sẽ tha các ngươi. Các ngươi về đi, thanh gươm

ta chỉ có thể chém giặc, chứ không thể chém người có võ đạo cao.



Đám tướng binh Thục đứng dậy thủng thẳng ra về.



Đặng Vũ không hiểu, hỏi :



– Trưng quân sư, tại sao lại tha chúng dễ dàng vậy ?



Trưng Nhị đưa tờ hịch của Nghiêm Sơn cho y :



– Phàm việc thiên hạ phải giữ chữ tín. Lĩnh-nam vương đã ban hịch tôn

trọng hiền sĩ. Họ tuy là tướng sĩ Thục thật, nhưng họ là kẻ sĩ giết đi

thật uổng.



Sáng hôm sau, một tham-tướng vào báo với Đặng Vũ :



– Thưa Đại-tư mã, không hiểu trong các cánh rừng quanh dinh Hán, có rất

nhiều xác binh lính chết, quần áo xương còn nguyên mà thịt mất hết, máu

me văng đầy chung quanh. Quân sĩ rúng động cho rằng những người đó bị

yêu tinh ăn thịt.



Cảnh Yểm hỏi :



– Có bao nhiêu xác như vậy ?



– Thưa gần 100 xác.



Đặng Vũ truyền lệnh cho quân sĩ không được vào rừng lẻ tẻ, và cho điều tra nguyên do.