Động Đình Hồ Ngoại Sử

Chương 2 : Thiên ưng lục tướng

Ngày đăng: 14:46 18/04/20


Trưng Nhị kiểm điểm lại, ước tính bên Thục tổn thất khoảng trên một vạn

người. Lối tính cổ cứ một bị bắt, có 4 vừa bị thương, vừa bị chết. Còn

bên Hán chỉ có hơn ba nghìn chết, khoảng một vạn bị thương. Binh tướng

bên Hán đồn đại Trưng Nhị, Phương-Dung có tài như Khương Thái-Công, Tôn

Tử, Ngô Khởi; Hồ Đề, Phật-Nguyệt có phép tiên.



Ngược lại trong lòng Đặng Vũ ẩn tàng một mối lo nghĩ rằng hắn không bắt

được Công-tôn Thuật, không làm chúa được đất Thục. Hắn nghĩ cách, làm

cách nào vào Thành-đô trước, nhưng nghĩ hoài không ra. Binh tướng được

nghỉ ngơi dưỡng sức.



Nghiêm Sơn tổ chức cuộc khao quân thật lớn, thăng cấp những tướng sĩ có

công, phủ tuất những gia đình tử sĩ. Trong tiệc khao quân, tướng sĩ Hán

uống rượu ăn thịt vui vẻ hơn bao giờ hết. Vì đã từ lâu đạo Kinh-châu của Đại tư-mã Đặng Vũ và Phiêu-kỵ đại tướng quân Sầm Bành đánh nhau với

Công-tôn Thiệu bị bại mấy trận, binh sĩ chết không được bổ sung. Bây giờ Nghiêm Sơn mang các anh hùng Lĩnh-nam sang trợ chiến. Trận đầu, không

dùng bất cứ một tướng nào bên Hán, mà thắng Thục oanh liệt.



Trước trận họ thấy tuyệt diệu nhất là Hồ Đề, một cô gái người Mường,

trang phục xanh, đỏ kỳ lạ, nói tiếng Hán không sõi, tính tình bộc trực,

võ công không cao, nhưng với đội Thần-ưng của nàng làm cho cả hai bên

đều kinh hoảng. Rồi nàng dùng ngựa Ô cho đớp hai quả cật ngựa của

Công-tôn Thiệu. Nàng lại phóng ám khí làm Công-tôn Thiệu phải lột quần

áo, còn dùng trăn trói tướng Thục. Họ thấy cô gái ẻo lả, thâm trầm ít

nói như Phật-Nguyệt, mà đánh bại đại tướng quân bên Thục là Vũ Chu.



Trong tiệc, Nghiêm Sơn nhận thấy đám anh hùng Lĩnh-nam dường như không

vui vẻ, chỉ ăn uống lấy lệ. Vương cố tìm hiểu nguyên do. Đợi tan tiệc,

vương cùng Phương-Dung đến trại anh hùng Lĩnh-nam, thì tất cả đang họp.

Bên ngoài Vi Đại-Lâm cùng đội Thần-ngao canh phòng rất nghiêm mật. Trên

trời một đoàn Thần-ưng bay lượn, tuần phòng. Sún Lé đứng trên đài cao

chỉ huy. Nghiêm Sơn nói với Phương-Dung:



– Sư muội Trưng Nhị có tài đế-vương chứ không phải người thường. Năm nay nàng mới 24 tuổi mà tài đã muốn hơn ta, nếu cứ đà tiến triển này trong

vòng hai năm nữa, trong thiên hạ không ai địch nổi nàng.



Phương-Dung cười:



– Như đại-ca thấy, võ công cao nhất là Khất đại-phu, đạo đức nhất là

Nam-hải nữ hiệp, yêu nước nhất là Đào-hầu Cửu-chân, thế mà em không hiểu sao tất cả đều quy phục Trưng Trắc, Trưng Nhị. Chính em, võ công cao

hơn Nhị Trưng; điều binh mưu trí, em hơn Trưng Nhị, nhưng tự thấy mình

quy phục Trưng sư tỷ, sư tỷ nói gì em không dám cãi. Ngay sư tỷ Hồ Đề

làm nữ chúa 72 động trên vùng Tây-vu, sống với thiên nhiên, coi trời nhỏ bằng cái vung, thế mà Trưng sư tỷ nói gì cũng nghe răm rắp.



Nghiêm Sơn cười:



– Để ta phân tích cho sư muội nghe. Về xung phong hãm trận, hành quân

đánh giặc, các vị như Đào Thế-Kiệt, Đinh Đại, Lại Thế-Cường, Đinh

Công-Thắng, Triệu Anh-Vũ, Lương Hồng-Châu thực là đại tài. Nhưng họ chỉ

là chiến tướng, chứ không phải đại tướng. Phàm làm đại tướng, trên phải

thông thiên văn, dưới phải thông địa lý; lại biết mình, biết người, biết điều khiển các chiến tướng. Sư muội, Đào Kỳ, Vĩnh-Hoa, Trưng Nhị, Trưng Trắc đều có cả. Nhưng Vĩnh-Hoa thiên về mưu và kế. Sư muội giỏi dùng

binh hơn. Sư muội giỏi hơn cả ta, nên ta để sư muội làm Tổng quân sư.

Đặng Vũ, Ngô Hán đều có tài đại tướng, họ không biết kết hợp giữa mưu và trí, thành tài dụng binh, vì vậy ta để Trưng Nhị với Vĩnh-Hoa làm quân

sư cho họ, ta để Khất đại-phu, Phật-Nguyệt theo tòng chinh giúp họ. Chỉ

riêng có Đào tiểu sư đệ, y có đủ tài. Y biết kết hợp mưu với trí, giỏi

dụng binh, y vừa là đại tướng vừa là quân sư. Võ công y rất cao, ta dạy y kỹ về xung phong, hãm trận, không cần người theo giúp y về võ lực. Ta

sợ y trẻ quá, có điều gì quá đáng chăng. Ta để Hoàng sư tỷ đi bên cạnh.

Ta biết trên đời này y chỉ vui lòng nghe lời có ba người: Đào hầu, Đinh

hầu và Hoàng sư tỷ.



Nghiêm Sơn tiếp:



– Có một điều, chỉ Nhị Trưng là có tài thu phục nhân tâm. Tài đó là tài

đế vương. Chính vì vậy mà những người ngỗ nghịch như sư muội, như Hồ Đề

đều khuất phục.



Phương-Dung cười:



– Còn đại ca! Đại ca biết điều khiển các tướng, biết thu phục nhân tâm,

nên mới là Lĩnh-nam vương. Em như đại ca, em kéo quân về Lĩnh-nam xưng

là Hoàng-đế. Trưng Nhị sư tỷ làm Thừa-tướng, Đào tam lang làm Tư-mã, em

làm Tư-đồ.



Câu nói đó của Phương-Dung, đối với Nghiêm Sơn là câu nói đùa của một

thiếu nữ vô tư, vương cười khì bỏ qua. Vương đâu có biết Trưng Nhị,

Phương-Dung đã bàn với nhau, hầu dò ý vương.



Nghiêm Sơn cười:



– Con chim thích bay trên trời cao, con nai thích gặm cỏ bên bờ suối.

Nghĩa huynh Quang-Vũ của ta thích làm hoàng-đế, còn ta, ta thích cùng

Hoàng sư tỷ, ruổi ngựa ngao du bốn phương, ngắm cảnh đẹp của tạo hóa mà

thôi.



Phương-Dung gật đầu:



– Hoàng sư tỷ cũng muốn thế, hôm trước em gọi Hoàng sư tỷ bằng

vương-phi, sư tỷ nhíu mày lại, tỏ ý không thích. Em nghĩ kiếp trước đại

ca với sư tỷ là Sào Phủ với Hứa Do thì đùng hơn.



Vi Đại-Lâm đến trước mặt Nghiêm Sơn hỏi;



– Lĩnh-nam vương gia! Ngài có việc gì không? Lão còn vào báo với Trưng cô nương.



Nghiêm Sơn gật đầu:



– Lão tướng vào báo với Trưng sư muội rằng có ta với Dung muội cần gặp anh hùng Lĩnh-nam.



Vi Đại-Lâm trở vào một lúc thì Trưng Nhị ra đón. Nghiêm Sơn khen:



– Trưng muội bố phòng như thế này, đến con kiến cũng không lọt vào được, huống hồ là gian tế giặc.



Mặt Trưng Nhị lạnh lùng mời Nghiêm Sơn vào trướng, để ngồi lên thủ vị cao nhất. Nghiêm Sơn thấy không khí lạnh lùng, vương hỏi:



– Từ hơn năm nay, Đặng Vũ đánh Thục bị thất trận liên tiếp. Cho nên

thiên tử mới triệu ta về đánh giặc. Chiến thắng đầu tiên hoàn toàn nhờ

các vị sư thúc, sư bá, sư huynh, sư đệ. Nhưng trong buổi tiệc khao quân

này, ta thấy các vị đều có ý không vui. Vì vậy ta đến đây tìm hiểu tại

sao. Trong chúng ta là tình huynh đệ, chứ không phải một vị Lĩnh-nam

vương đối với tướng sĩ.



Hồ Đề liếc nhìn Trưng Nhị hỏi ý kiến. Trưng Nhị gật đầu tỏ ý ưng thuận. Hồ Đề đứng lên nói:



– Khi rời Lĩnh-nam, tiểu muội được biết rằng trước đây Công-tôn Thuật là một mệnh quan của nhà Hán. Trấn giữ sáu quận, rồi nhân lúc Vương Mãng

cướp ngôi, mà xưng đế đất Thục, chiếm 41 quận Tây-xuyên, sau tiến chiếm 9 quận Kinh-châu và 34 châu quận Hán-trung. Công-tôn Thiệu hợp với Ngỗi

Hiêu chiếm Lũng-hữu cùng xưng đế. Hán-đế dẹp yên Ngỗi Hiêu, đất Lũng-hữu yên. Duy còn đất Thục là mối loạn, nên chúng ta giúp Hán-đế dẹp

Công-tôn Thuật.



Nghiêm Sơn gật đầu:



– Thì bây giờ sư muội thấy đúng rồi đó.



Thiên-thủ viên hầu Lại Thế-Cường tiếp lời Hồ Đề:



– Qua trận đánh vừa rồi, cũng như khi xem xét dân tình, tôi thấy

Công-tôn Thuật sở dĩ xưng đế, đánh bại Hán vì y xuất thân võ lâm. Võ đạo của y rất cao, y là một trong Thiên-sơn thất hùng. Nước Thục trên từ

vua, xuống dưới tướng sĩ, đối xử với nhau như đám Lĩnh-nam chúng ta. Dân chúng Ích-châu sung sướng hơn dân Kinh-châu. Tôi hỏi dân Kinh-châu họ

nói rằng thời Tây-Hán họ không khổ, không sướng. Đến khi Xích Mi, Vương

Mãng chiếm, họ khổ vô cùng. Sau khi Thục chiếm họ rất sung sướng. Bây

giờ lại thuộc Hán, họ khổ như hồi Xích Mi cai trị. Cho nên chúng tôi có

cảm tưởng mình giúp kẻ bất nhân, đánh người nhân. Do đó trong tiệc chúng tôi không vui, họp nhau đây tìm hiểu sự thực.



Nghiêm Sơn ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:



– Ta rời Quang-Vũ sang Lĩnh-nam đúng lúc chiếm Kinh-châu, nên không biết sau đó việc nội trị thế nào. Chúng ta là nghĩa hiệp, các vị nghiên cứu

xem Thục có điều gì khiến dân chúng sung sướng; Hán có điều gì khiến dân chúng đau khổ, chúng ta bỏ những điều khổ cho dân, làm những gì hạnh

phúc cho dân. Đặng Vũ tuy thống lãnh đạo quân này, nhưng ta ở trên.

Thiên tử cho ta trọn quyền thay người, các vị đề nghị gì, ta sẵn sàng

theo. Thiên tử là ta, ta là các vị. Vậy các vị đề nghị đi.



Vi Đại-Sơn tiếp:



– Ngoài trận lão thấy Vũ Chu anh hùng khí phách hiên ngang. Tướng sĩ

Thục bị bắt, đều chịu chết chứ không chịu hàng. Họ giống chúng ta, chúng ta chẳng nên đánh.



Trần Năng lắc đầu:



– Lão bá nói thế thì đúng rồi, nhưng chúng ta cần giúp Quang-Vũ để phục

hồi Lĩnh-nam. Vì vậy dù biết đánh người nhân cũng phải ra tay. Phục hồi

đất nước trên hết.



Câu nói của Trần Năng làm mọi người tỉnh ngộ.



Sáng hôm sau Nghiêm Sơn gọi Đặng Vũ đến nói:



– Đặng đại tư-mã tài ba lỗi lạc, hãy lo chiếm Xuyên-khẩu vào Thành-đô.

Ta với quân sư Phương-Dung đi Hán-trung ngay, hầu gặp Xa-kỵ đại tướng

quân Ngô Hán, duyệt xét tình hình thế nào mới được. Việc quan trọng nhất ta muốn nói với Đại tư-mã rằng: Đất Ích-châu là nơi trước đây Cao-tổ

nhà Hán ẩn náu, sau quật khởi đánh Sở bá vương. Vì vậy tướng quân đi đến đâu cũng phải lấy nhân nghĩa đối với trăm họ, đó là điều cần thiết vậy.



Đặng Vũ, Trưng Nhị tiễn Nghiêm Sơn, Phương-Dung lên đường. Thông thường

các tướng soái đi đâu, binh tướng theo hầu cả hàng vạn để bảo vệ. Nhưng

Nghiêm Sơn, Phương-Dung là người võ công cao cường, không cần hộ tống.

Vương chỉ mang theo mấy thần ưng làm phương tiện liên lạc, với mười tiễn thủ của phái Hoa-lư.



Tiễn Nghiêm Sơn đi rồi, lúc trở về Hồ Đề nói với Đặng Vũ:



– Ngày mai mình chuẩn bị đánh thành Xuyên khẩu. Ở không buồn quá!



Đặng Vũ rùng rình chưa muốn tiến công, cho tới một hôm tế tác báo cho

biết Thành-đô đang rúng động vì đạo quân phía Nam đã tiến tới

Long-xương, Hán-nguyên. Đạo Lĩnh-nam tạm ngừng tiến công để kinh lược

các thành trì, thiết lập hệ thống cai trị, đồn ải cho an toàn mới vào

Thành-đô. Còn đạo quân Tây-xuyên đã đánh được Dương-bình quan, chia làm

hai tiến đánh Ba-trung, Kiếm-các. Thành-đô vội đưa binh tướng ra trấn

thủ mặt Nam, Bắc. Công-tôn Thuật lo lắng vô cùng. Đặng Vũ nghe báo cuống cuồng, vội tập họp tướng sĩ đánh Bạch-đế, Xuyên-khẩu càng gấp càng tốt. Trưng Nhị biết tâm lý y, nàng nên cứ rùng rình không lên tiếng.



Đặng Vũ hỏi:



– Trưng quân sư, bây giờ chúng ta phải tiến quân cho mau mới được.



Trưng Nhị giả vờ:



– Được, vậy chúng ta chiếm Xuyên-khẩu, rồi chia quân ra làm ba. Một đánh Bạch-đế, một đánh Vũ-khê, một đánh Vũ-lăng được chăng?



Đặng Vũ muốn đánh nhanh, không đồng ý:



– Theo ý tôi, ta tiến đánh Xuyên-khẩu rồi vây thành Bạch-đế cầm chân

giặc. Ta tiến dọc theo sông Trường-giang đánh Bồ-lăng. Tới Bồ-lăng chia

làm hai, một theo sông Bồ-giang, một theo sông Nê-giang, tiến đến uy

hiếp Thành-đô.


tư-mã vẫn giữ nguyên, thêm vào việc truyền hịch của Sún. Ta treo giải

thưởng dù bên Thục hay bên Hán, người nào giết hoặc bắt được Công-tôn

Thiệu sẽ được làm trấn thủ thành Bạch-đế. Tất cả của cải tịch thu được

của y sẽ thưởng cho hết. Làm như vậy Công-tôn Thiệu sinh nghi ngờ mọi

người, khiến y ăn không ngon, ngủ không yên.



Nàng cầm bút thảo:



Đại tư-mã nhà Đại-Hán truyền hịch cho các tướng sĩ trong Bạch-đế thành được rõ:



Lĩnh-nam vương lĩnh chức Tả tướng-quốc truyền hịch hứa rằng các ngươi

đầu hàng thì được giữ nguyên chức tước. Ta là thuộc hạ của người sẽ

tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh mà thi hành. Vậy nếu các người giết hoặc

bắt được Công-tôn Thiệu ta cho làm trấn thủ thành Bạch-đế. Phàm những

của cải tịch thu được của y, ta thưởng cho hết.



Các ngươi có biết không? Đạo quân Lĩnh-nam 30 vạn, đã chiếm Hán-nguyên,

Giang-an và Long-xương. Đạo quân Tây-xuyên đã chiếm được Dương-bình

quan, Ba-trung. Chỉ một sớm, một tối là tiến vào Thành-đô. Các ngươi ở

trong thành Bạch-đế tiến thì không xong, lui thì không nẻo. Thủy-quân đã bỏ chạy, lương thảo ngày một cạn. Các ngươi mau mở cửa thành đầu hàng

thì mạng sống chức tước được giữ, lương bổng không bị mất, gia đình được bảo trọng.



Đêm nay ta dùng Thần-ưng đốt thành nhưng chỉ để cảnh cáo các ngươi thôi. Neéu các ngươi không đầu hàng, đêm mai ta quyết sẽ nướng các ngươi

thành than.



Vậy ta truyền hịch cho các ngươi rõ.



Đặng Vũ sai cầm bản thảo giao cho thư-lại chép. Đến trưa thì đã chép được trên ngàn tờ. Trưng Nhị hỏi Hồ Đề:



– Sư muội định cho Thần-ưng truyền hịch, hay dùng tên bắn vào thành.



Hồ Đề bảo Sún Lé:



– Em là thủ lĩnh của Lục Sún, cho em quyết định.



Sún Lé bảo Sún Cao:



– Này Sún Cao, Sún Cao cho một tốt Thần-ưng làm việc đi?



Sún Cao cầm tù-và thổi năm tiếng liền, một đám Thần-ưng đậu trên cây bay xuống trước mặt. Sún Cao cho mỗi Thần-ưng ngậm 10 tờ hịch, rồi hú hai

tiếng chỉ lên thành Bạch-đế. Đoàn Thần-ưng vỗ cánh vút lên trời bay

lượn. Sún Cao thổi bốn tiếng. Thần-ưng chia làm bốn toán lượn vòng tròn

trên bốn cửa thành.



Sún Cao nói:



– Chị Hồ Đề, em cho Thần-ưng thả thật thấp cho chị coi nghe.



Nó thổi bốn tiếng nữa. Thần-ưng từ trên cao lao xuống thành, tới sát

ngọn cây thì há mỏ cho những tờ hịch bay ra, rồi vút lên cao, hợp thành

đàn. Sún Cao cầm tù và thổi mấy tiếng, cả đoàn 100 Thần-ưng bay về đậu

trên cây cổ thụ trước trướng của Đặng Vũ. Trưng Nhị ra lệnh cho viên

tướng phụ trách tiếp vận chuẩn bị 2000 bó cỏ, mỗi bó nặng bốn cân, tẩm

dầu sẵn, đến giờ Dậu thì phải đủ. Nàng nói với Đặng Vũ:



– Chúng ta chuẩn bị đánh thành đêm nay.



Các tướng sĩ nghe Trưng Nhị nói vậy đều phấn khởi tinh thần, cho binh sĩ ăn uống, nghĩ ngơi, đợi đêm tấn công. Trưng Nhị thăng trướng truyền

lệnh;



– Trong thành hiện còn bốn vạn nhân mã, hai vạn Kỵ-binh tinh nhuệ. Nếu

chúng ta bức quá giặc cùng đường thì phải chống cự, sĩ tốt bị thương

nhiều. Chúng ta mở đường cho giặc chạy. Mục đích là chiếm thành tiêu hao nửa quân số là đủ. Suốt một giải phía Đông Ích-châu do Công-tôn Thiệu

chỉ huy. Các ải Lương-bình, Phong-đô, Võ-lăng cũng còn trên bốn vạn

người ngựa. Nếu chúng đồng kéo đến cứu thành Bạch-đế, thì không biết đến bao giờ chúng ta mới vào được Thành-đô. Đêm nay, làm sao chiếm được

thành Bạch-đế, giết được Công-tôn Thiệu thì suốt một giải phía Đông-Thục giặc như rắn mất đầu không người chỉ huy, chúng ta tiến dễ dàng. Đánh

thành, chúng ta mở cửa Tây và Bắc cho chúng chạy. Các đạo quân mai phục

phải đợi cho giặc đi qua một nửa rồi mới đổ ra đánh cắt nửa sau.



Các tướng đồng cúi đầu khâm phục. Trưng Nhị tiếp:



– Công-tôn Thiệu, Vũ Chu võ công cao cường. Ở đây có Đặng đại tư-mã,

Phiêu-kỵ đại tướng-quân Sầm Bành, Kiến-oai đại tướng-quân Cảnh Yểm,

Bô-lỗ đại tướng-quân Mã Vũ và sư tỷ Phật-Nguyệt địch lại chúng. Vậy sư

tỷ Phật-Nguyệt phụ trách bảo vệ Lục Sún đánh thành. Còn bốn vị phục binh từ Giang-khẩu đến Ôn-tuyền chặn đánh Công-tôn Thiệu, Vũ Chu. Sư đệ Hồ

Hác chia đội Thần-tượng ra làm bốn theo trợ chiến với các vị tướng quân.



– Đại tướng-quân Lưu Long và Lâu-thuyền tướng quân Đoàn Chí đặt dưới

quyền điều khiển của sư bá Lại Thế-Cường, dàn thủy quân từ Cổ-lăng đến

Vân-dương, không cho giặc qua sông, cũng để ngăn đạo quân từ Võ-lăng lên cứu viện.



– Chinh-lỗ đại tướng-quân Tế Tuân điều quân đánh vào cửa Bắc thành. Nhớ

đánh thật gấp không cho giặc ra khỏi thành. Sư thúc Trần Năng đi theo

giúp Cảnh tướng-quân.



– Chinh-di đại tướng-quân Tang Cung đánh cửa Nam, có sư muội Lê Chân trợ lực, cần giữ chắc không cho giặc xuất thành.



– Phấn-oai đại tướng-quân Lưu Hân, sư muội Phật-Nguyệt, Lục Sún và tôi đánh cửa Đông.



– Trận này hoàn toàn nhờ sức sư muội Hồ Đề và Tây-vu Thiên-ưng lục tướng.



Trưng Nhị ngừng một lúc tiếp:



– Thành Bạch-đế cao 20 trượng. Hào phía ngoài rộng 15 trượng, sâu 2

trượng. Dưới hào đầy chông gai, rất khó đánh. Hôm qua chúng ta tổn thất

gần một vạn người mà không thu được thắng lợi gì. Hôm nay phải tận dụng

đoàn Thần-ưng và Thần-phong.



Hồ Đề lắc đầu:



– Lần trước chúng ta dùng Thần-phong đánh Xuyên-khẩu, giặc đã biết rồi

nên đã chuẩn bị để chống lại. Chỉ cần đốt lên mấy cụm khói là đoàn

Thần-phong bỏ chạy. Em nghĩ chúng ta không nên dùng tới nữa thì hơn.



Trưng Nhị lặng thinh suy nghĩ một lúc lâu mới nói:



– Như vậy chúng ta chỉ có thể dùng Thần-ưng đốt thành mà thôi. Thành

Bạch-đế rất rộng, chúng ta đốt gì bây giờ? Và làm thế nào để đốt? Tôi

nghĩ nên đốt kho lương thực, làm nát lòng quân Thục và đốt dinh Công-tôn Thiệu. Vậy chúng ta cho Thần-ưng thả cỏ tẩm dầu, rồi dùng tên lửa bắn

lên là thành công.



Hồ Đề, Trần Năng, Lê Chân đồng gật đầu. Lại Thế-Cường là người kinh nghiệm nhiều, ông nói:



– Từ ngoài thành đến kho lương và dinh Công-tôn Thiệu khá xa, làm sao

chúng ta bắn tên lửa tới được? Chỉ có cách duy nhất cho Thần-ưng ngậm cỏ đốt sẵn từ ngoài thành thả vào tốt hơn.



Sún Đen lắc đầu:



– Sư bá! Nếu đốt sẵn cỏ ở ngoài cho Thần-ưng thả vào, chỉ nửa đường là cỏ cháy lớn, tất Thần-ưng bị nướng chín mất.



Trưng Nhị hỏi Phật-Nguyệt:



– Khinh công phái Long-biên tuyệt vời, vậy sư muội có cách nào vào trong thành được không?



Phật-Nguyệt lắc đầu:



– Tôi chỉ có thể vọt lên cao được hơn hai trượng mà thôi. Mà thành cao tới 20 trượng, làm sao vào được?



Sún Lé nheo mắt cười:



– Giả như có một sợi dây từ trên thành thòng xuống, sư tỷ cần bao nhiêu cái chớp mắt có thể lên trên thành?



Mọi người bật cười vì lối dùng chớp mắt làm đơn vị đo thời gian đó của

Sún Lé, nhưng ai cũng phải phục vì lối đo lường đó rất hợp với hoàn

cảnh.



Phật-Nguyệt ngơ ngác:



– Chỉ cần mười chớp mắt là đủ. Mỗi chớp mắt tôi lên được 2 trượng, với

20 trượng tôi cần mười chớp mắt. Nhưng trên mặt thành quân sĩ lăn đá,

bắn tên làm sao mà lên được. Trưng sư tỷ, sư tỷ định bảo tôi lên mặt

thành làm gì?



Trưng Nhị đáp:



– Sau khi thả cỏ tẩm dầu vào thành, sư muội châm lửa đốt kho lương và

dinh Công-tôn Thiệu. Công tác này cần người võ công cao. Hiện Trần Năng

với sư muội có thể địch lại Thiệu và Vũ Chu, nên tôi mới nghĩ đến sư

muội hoặc Trần Năng lọt vào thành.



Hồ Đề bảo Sún Đen:



– Lục-phong quận-chúa làm cho quân sĩ trên thành tê liệt trong 50 chớp

mắt, như vậy sư tỷ có đủ thời giờ lên mặt thành. Sún Đen! Bây giờ em làm thế này: Một mặt em cho đội Thần-ưng bay lượn trên cao ngậm cỏ tẩm dầu

sẵn. Chị cho đội Thần -phong bất thần tấn công vào cửa Đông, nếu quân

Thục đốt lửa đuổi được Thần-phong thì cũng mất ít ra hàng trăm cái chớp

mắt, ngọn lửa và khói mới đủ sức đuổi Thần-phong. Bấy giờ sư tỷ

Phật-Nguyệt đã lên mặt thành rồi.



Nàng ngưng lại bảo Sún Lé:



– Em lựa lấy 10 Thần-ưng thực lớn chờ sẵn ở cửa Đông. Khi chị cho

Thần-phong tấn công quân trên thành, thì lệnh cho Thần-ưng ngậm một đầu

dây bay lên mặt thành quấn quanh cột cờ mấy vòng. Chị Phật-Nguyệt sẽ bám dây phi thân lên. Chỉ cần tới mặt thành là sư tỷ giết quân dễ như trở

bàn tay. Ta cũng sẽ lên theo sư tỷ Phật-Nguyệt để cùng đốt kho lương

thực. Khi kho cháy rồi, tất giặc đổ xô cứu hỏa. Chúng ta đi đốt dinh

Công-tôn Thiệu.



Trưng Nhị dặn Sún Lé:



– Em nhớ khi thấy lửa trong thành bốc cao, lệnh cho Thần-ưng tiếp tục thả cỏ tẩm dầu xuống những nơi bốc cháy.



Sún Lé cười khúc khích, Hồ Đề quát:



– Đây là quân lệnh nếu em vô phép thì chị chặt đầu có im ngay không?



Sún Lé bụm miệng nói:



– Chị Trưng Nhị coi bọn em là thần thánh, nên em sướng, em cười mà cũng

cấm sao? Này nhé Sún Lé cao gần trượng, thành cao hơn 20 trượng mà chị

Trưng Nhị bảo em thấy chỗ nào cháy thì lệnh cho Thần-ưng thả cỏ khô.

Chúng em có là thánh như Phù-Đổng Thiên-vương đâu mà nhìn xa được như

vậy? Muốn như vậy, họa chăng một trong bọn em leo lên mặt thành chỉ huy

Thần-ưng.



Trưng Nhị xoa đầu Sún Lé:



– Em nói đúng đó, chị sơ xuất quá. Vậy thế này: Sún Đen chỉ huy Thần-ưng thả dây trên mặt thành. Sún Cao, Sún Lùn, Sún Rỗ chỉ huy Thần-ưng thả

cỏ ngoài mặt thành. Còn Sún Lé lên mặt thành với chị để chỉ huy Thần-ưng thả cỏ vào khu vực mình muốn. Sún Hô làm trừ bị.