Động Đình Hồ Ngoại Sử
Chương 30 : Thiên địa hữu chính khí
Ngày đăng: 14:46 18/04/20
Sún Lé làm mặt khẩn khoản:
– Có khó gì, đại huynh bảo tôi là tiểu thái-giám. Được sai đến hầu hạ vương-phi, còn ai dám thắc mắc nữa?
Đội trưởng Mã Huy cười:
– Các chú còn nhỏ tuổi mà cũng thích nhìn giai nhân à? Chú nói đúng! Mã
thái-hậu thường sai cung-nữ, thái-giám đưa thức ăn tới cho vương-phi.
Nếu chú giả làm thái-giám thì được. Gần đây có tiệm bán quần áo thái
giám. Để tôi mua cho chú một bộ mặc. Đố ai dám nghi ngờ nữa? Người đẹp
bị giam ở phủ Hoài-nam vương. Mọi liên lạc với vương phủ, do thái-hậu
quyết định: Nào là cử thị-vệ canh gác. Sai cung-nga, thái-giám hầu hạ.
Cho đến cơm nước hàng ngày, cũng mang từ hoàng-cung sang. Nàng ta làm
phản triều đình bị cầm tù. Khắp thành Lạc-dương ai cũng biết, đâu có gì
bí mật mà sợ.
Thấy chuỗi ngọc có uy lực biến Mã Huy từ tên thị-vệ mẫn cán, thành tên
thị vệ dễ sai. Sún Lé được thể, móc trong túi ra bốn viên ngọc thạch màu xanh biếc. Nó trao tận tay cho bốn tên thị-vệ còn lại nói:
– Đây là món quà nhỏ tặng các đại ca. Tôi nói thực cho các đại ca nghe
cũng không sao. Chúng tôi là quốc thích, được tập ấm. Đại ca giúp chúng
tôi coi mặt người đàn bà ít có trên đời này một lần cho thỏa chí, tôi
rất đội ơn.
Mã Huy nói:
– Nếu vậy chỉ mình chú em coi thôi à?
Sún Lé gật đầu:
– Tụi kia nó chỉ thích ăn, nô đùa, một mình tôi tính phong lưu thích coi mà thôi.
Nó quay lại nói với năm Sún:
– Chúng mầy ở lại đây chờ tao. Tao đi một lát, sẽ về ngay.
Nó móc túi quăng lại mấy thỏi vàng cho Sún Rỗ, dặn:
– Cầm lấy mà trả tiền cơm, rượu. Nhớ tặng cho tửu bảo ít tiền nghe.
Nó gọi tửu bảo lấy ngựa. Trước khi lên đường, nó nhét vào tay tửu bảo
một nén bạc. Thời bấy giờ một nén bạc ăn 1800 đồng tiền. Lương tửu bảo
mỗi tháng khoảng năm chục đồng là cao. Tửu bảo tự nhiên được một món
phát tài lớn, cúi rạp người xuống tạ ơn nó. Mã Huy thấy Lục Sún còn nhỏ
tuổi, trong người đầy vàng ngọc. Tin rằng chúng là công tử, vương tôn.
Không nghi ngờ nữa.
Sún Lé lên ngựa, theo bọn Mã Huy. Đến phía đông thành, chúng dẫn Sún Lé
vào một dinh uy nghi, rộng lớn. Nhìn lên thấy chữ Hoài-nam vương phủ, nó nghĩ thầm: Hoài-nam vương tên Lưu Quang được đời tôn hiệu Thái-sơn thần kiếm. Hiện là Tướng quốc, coi hết quân đội trong tay. Trước đây ông đấu kiếm với sư tỷ Phật-Nguyệt bị thua. Trong trận đánh Trường-an, ta thấy
ông một lần, tất ông cũng thấy ta. Nay gặp lại vị tất ông đã nhận ra, dù sao cũng cần tránh mặt ông, để khỏi lôi thôi. Với bản lĩnh của ông, dù
trăn, dù rắn, dù Thần-ưng, cũng không địch lại.
Đi qua ba lần cổng, mới vào hẳn trong dinh. Phủ Hoài-nam vương rộng lớn
uy nghi, không kém gì hoàng-thành của vua. Mã Huy dẫn nó đến dãy nhà thứ chín, đi ra phía sau. Chỉ vào một căn nhà lớn, phía trước cái hồ nhỏ.
Trong vườn trồng hoa, nói:
– Người đẹp bị giữ trong đó. Lát nữa có người mang đồ ăn tới cho nàng. Ta bảo họ để chú mang vào. Chú tha hồ mà nhìn.
Sún Lé ngạc nhiên:
– Giai nhân là tù binh, sao không bị giam ở nhà ngục, mà giữ trong khu vực sang trọng thế này.
Mã Huy cười:
– Chú không biết đấy thôi. Người đẹp là Vương phi của Lĩnh-nam vương.
Lĩnh-nam vương vốn bạn của hoàng-thượng. Không hiểu sao mới đây vương
chống hoàng-thượng bị hoàng-thượng bắt giam. Vương-phi mang quân đánh
Trường-an, cũng bị bắt. Hoàng thượng muốn giữ vương-phi, dường như để
trao đổi với Thục hay Lĩnh Nam.
Hai người ngồi nói chuyện đến trưa, có hai cung-nga, ba thái-giám đến. Chúng mang theo hai cái quả. Một cung nga nói:
– Mã đội trưởng. Thái-hậu truyền đem cơm cho Lĩnh-nam vương-phi ăn.
Mã Huy bảo:
– Các ngươi cứ để đó. Sẽ có người mang vào cho vương phi.
Bọn cung-nga, thái-giám để hai cái quả lại, rồi ra đi.
Mã Huy bảo Sún Lé:
– Phía trong còn hai lần cửa, đều có cung-nga ngồi chầu, để vương-phi
sai bảo. Chú giả làm thái-giám, đưa cơm cho vương-phi. Chú đứng cạnh hầu vương-phi ăn cơm, tha hồ nhìn no mắt. Vương phi ăn xong, chú bưng bát
dĩa ra.
Sún Lé vâng dạ, bưng mâm cơm, rẽ mành mành bước vào, qua hai lần cửa đều có cung nga ngồi chầu chực. Vào đến cửa thứ ba, là một căn phòng lớn,
trang trí hoa lệ. Nó liếc nhìn xem Thiều Hoa ở đâu, mà không thấy. Phía
cuối phòng còn lần cửa nữa. Nó đoán:
– Chắc Hoàng sư tỷ ở trong đó. Ta cứ đứng đây chờ. Lát sau sư-tỷ ra ăn cơm. Thình lình ta lên tiếng. Làm sư tỷ giật mình chơi.
Một lát sau, có tiếng thở dài não ruột. Tiếng dép lẹp kẹp từ phòng trong ra. Hoàng Thiều Hoa mặc bộ quần áo lụa vàng rất đẹp, mặt nàng bơ phờ,
tóc rối, tay chân bị khoá bằng xích sắt lớn, nàng ngơ ngẩn xuất thần,
tưởng Sún Lé là tiểu thái giám. Nàng vẫy tay:
– Ngươi mang cơm ra đi, ta không ăn đâu.
Nói rồi nàng ngồi xuống bàn. Sún Lé đến phía sau nàng. Nó ghé miệng sát vào tai nói nhỏ bằng tiếng Việt:
– Nếu sư tỷ không ăn thì em ăn một mình. Em đói lè lưỡi ra rồi đây.
Thiều Hoa giật bắn mình quay lại, thấy Sún Lé nàng suýt kêu thành tiếng. Nàng vừa mừng vừa cảm động, ôm lấy đầu nó, không nói lên lời.
Sún Lé nói:
– Chúng em đến cứu sư tỷ. Sư tỷ thấy Lục Sún ghê chưa?
Hoàng Thiều Hoa lắc đầu:
– Khó lắm. Ở đây chúng canh phòng rất nghiêm ngặt, con chim bay ra cũng
không lọt, làm sao thoát ra? Sư đệ làm cách nào lọt vào trong nầy?
Sún Lé cười:
– Lục Sún là con cháu Phù-đổng Thiên-vương. Làm gì mà chẳng thành công. Thôi chúng ta trốn đi ngay. Không bị lộ bây giờ.
Nó móc trong bọc ra một cái búa bổ củi loại nhỏ, định chặt xích khóa chân tay cho Thiều Hoa:
– Em chặt xích, rồi gọi Thần-ưng nó tới đánh thị-vệ. Sư tỷ với em nhân đó trốn ra ngoài.
Thiều Hoa lắc đầu:
– Không được đâu. Đây là dinh của Hoài-nam vương. Cao thủ đông như kiến
cỏ, trong đó có cả Tương-dương cửu hùng, Ngũ-phương thần kiếm. Chỉ cần
hô một tiếng, chúng kéo đến, em mất mạng, mà sư tỷ cũng không thoát
được. Vô ích.
Thiều Hoa hỏi tình hình bên ngoài. Sún Lé kể hết những gì đã xảy ra,
nhất là những điều Sa Giang nói về mặt trận Kinh-châu. Thiều Hoa nghe
mặt tươi hẳn lên. Nàng bảo Sún Lé:
– Thế là Lĩnh Nam được phục hồi. Mọi việc coi như xong. Sư đệ, dù ta có
chết cũng vui lòng. Bây giờ sư đệ hãy ra ngoài, tìm sư tỷ Phương Dung,
bàn kế hoạch cứu ta thì hơn.
Nghe đến tên Phương Dung, Sún Lé chột dạ, cúi mặt làm thinh.
Hoàng Thiều Hoa thấy có gì khác lạ hỏi:
– Sao? Em muốn chị trốn chạy ngay à?
Nguyên Phương Dung cầm quyền quân sư, nàng luôn duy trì kỷ luật với bộn
Lục Sún. Lục Sún là sáu đứa trẻ ở trên rừng, sống tự do đã quen. Muốn gì là làm. Phương Dung thường phải khắt khe với chúng. Mỗi khi nàng ra
lệnh. Không cho chúng có ý kiến. Bắt thi hành đã. Sau khi thi hành xong
mới được thắc mắc. Bây giờ Phương Dung an trí chúng ở núi Bắc-mang. Đang đêm chúng trốn đi thế này, chắc chắn nàng sẽ hỏi tội, trách phạt chúng. Thế mà Thiều Hoa bảo chúng trở về bàn với Phương Dung! Thấy Sún Lé ấp
úng không trả lời, Thiều Hoa hỏi qua tin tức Trần Tự Sơn, Đào Kỳ. Sún Lé lắc đầu nói:
– Em không rõ. Tất cả mọi người mới tới Lạc-dương, đi thám thính ngay.
Không biết từ hồi ấy đến giờ, Trần đại ca, Đào đại ca đã làm gì ở đâu?
Họ đã tìm được thuốc giải Huyền-âm độc chưởng chưa? Họ đi tìm Hàn Tú Anh để bảo vệ, thì không thấy. Còn đạo Kinh-châu không tìm, lại gặp. Họ lo
tìm cách lấy thuốc giải cứu sư bá Tiên-yên, thì Bồ-tát Tăng Giả Nan Đà
đã truyền Thiền Công, để sư bá tự giải độc.
Hoàng Thiều Hoa hỏi:
– Sư tỷ Trưng Nhị triệu tập anh hùng đại hội ở hồ Động-đình vào ngày 15
tháng 3, đại cáo việc phục hồi Lĩnh Nam. Vậy chỉ các anh hùng tòng chinh hay tất cả anh hùng trong nước tham dự?
Sún Lé đáp:
– Triệu tập hết. Mục đích đại hội là: Đọc di chiếu của vua An-Dương,
đại-cáo phục quốc. Ban hành chính sách đại cương của Lĩnh Nam. Cử Trần
đại ca làm hoàng-đế. Như vậy chị là hoàng-hậu Lĩnh Nam. Không biết bọn
em sẽ làm gì? Tiểu vương Tây-vu chăng?
Hoàng Thiều Hoa xoa đầu nó:
– Chị biết Trần đại-ca không làm hoàng-đế Lĩnh Nam đâu. Chiếu chỉ của
vua An-Dương nói rõ: Con cháu Phương-chính hầu suất lĩnh anh hùng, con
dân Lĩnh Nam phục quốc. Khi nước phục hồi rồi, lập tức đại hội, cử người tuấn kiệt lên làm hoàng-đế. Tuyệt đối Trần đại-ca không được làm vua.
Sún Lé gật đầu tỏ ý thông hiểu:
– Sau đó Trần đại-ca với sư tỷ làm gì?
Thiều Hoa lơ đễnh nhìn vần trời xuân, ánh nắng ban mai ấm áp, nói:
– Ngao du thắng cảnh. Còn các em định làm gì?
Sún Lé lắc đầu:
– Từ bé, sư tỷ Hồ Đề dạy chúng em phục quốc. Lúc nào cũng nghĩ đến đánh
đuổi giặc Hán. Bây giờ chả biết làm gì? Chắc bọn em trở về Tây-vu nuôi
thú vật. Ở đó vui lắm.
Thiều Hoa tát yêu nó:
– Lĩnh Nam phục hồi. Chưa chắc Quang-Vũ để cho chúng ta yên. Chị nghĩ
hoàng-đế Lĩnh Nam sẽ phong cho các em làm đại tướng quân, trấn thủ vùng
Trường-sa, Nam-hải, phòng quân Hán.
Nhật-nam. Cứ mấy chục trang ấp sẽ bầu một vị Lạc-công coi về cai trị,
một Lạc-tướng coi về quân sự an ninh. Các Lạc-công, Lạc-tướng bầu lấy
một vị Vương để cai trị một vùng. Lĩnh Nam có sáu vị Vương. Sáu vị Vương đó đặt dưới quyền Hoàng-đế Lĩnh Nam. Hoàng đế do toàn thể Lạc-hầu,
Lạc-tướng, Lạc-công, Vương-gia bầu. Sáu năm một lần.
Mã thái-hậu đứng lên đi đi lại lại, một lúc sau mới nói:
– Chính vì điều đó mà hoàng-thượng, tam-công các vị vương thân đại thần
họp nhau hơn tháng tìm đường lối đối phó. Cuối cùng đưa ra phương cách
bắt giam, giết Nghiêm Sơn.
Bà chắp tay vào nhau, tỏ vẻ lo sợ, nói:
– Cô có biết tại sao không? Muôn ngàn lần cô không biết. Khi chưa gặp
cô, ta hoàn toàn không hiểu cô. Cô cũng hoàn toàn không hiểu ta. Ai cũng chỉ biết đến cái lợi cho mình. Ta đâu có biết đến những điều cô thù hận ta như cô vừa kể. Cô cũng không biết những điều ta sợ hãi người Lĩnh
Nam. Ta hỏi cô điều nầy nhé: Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, sức mạnh như nghiêng trời lệch đất. Thế mà hắn sai Đồ Thư mang tới 500,000
quân sang đánh Lĩnh Nam. Trải qua mấy năm, chiếm được Nam-hải, Quế-lâm
và Tượng-quận, với đồng không nhà trống. Cuối cùng Đồ Thư bị giết, toàn
quân bị diệt. Bấy giờ dân số Lĩnh Nam bất quá hơn ba triệu người là
cùng. Anh tài chia rẽ, kẻ theo Văn-Lang, người theo Âu-Lạc, mà còn mạnh
thế…
Hoàng Thiều Hoa tuy không nhiều mưu trí như Trưng Trắc, Trưng Nhị,
Phương Dung, hay Vĩnh Hoa, nhưng kiến thức nàng rất rộng. Đến đây nàng
hiểu ra ngay, nói với Mã thái-hậu:
– Phải rồi. Sau Triệu Đà tài tuy chẳng là bao, lại không được lòng dân.
Thế mà y mang quân đánh Trường-sa. Làm Trường-sa vương vỡ mật kinh hồn.
Huống hồ nay đất Lĩnh Nam, nhân tài như lá trên rừng, như nước dưới
biển. Người người quyết tâm, ngày ngày mong phục quốc. Rồi lại tổ chức
một cơ chế được lòng dân, thì có thể quay lên phía Bắc xưng hùng chiếm
Trung-nguyên. Vì vậy mà Hán ra tay trước. Có phải thế không?
Mã thái-hậu gật đầu:
– Đúng như vậy. Cho nên dù Nghiêm Sơn xin một con ngựa, một thanh gươm
tiêu dao tự tại, Quang-Vũ vẫn không cho là thế. Vì thả Nghiêm ra, Nghiêm trở về Lĩnh Nam không thần phục nữa. Y thù hận Hán, thì Trung-nguyên
nguy mất. Do thế chúng ta chịu tiếng vong ân bội nghĩa với Nghiêm Sơn
còn hơn sau nầy sẽ có cái họa lớn xẩy ra.
Hoàng Thiều Hoa thở dài:
– Bây giờ tôi hiểu bà, hiểu Quang-Vũ. Thì ra bà hiểu tôi hơn tôi hiểu
bà. Bà tự thị rằng khi nói ra sự thực, tôi sẽ hết thù hằn bà, cho nên bà mới ngồi đây một mình với tôi. Tôi khâm phục bà, tôi tiếp tục gọi bà là thái-hậu… Thưa thái-hậu, ban nãy bà muốn cùng tôi bàn chuyện lợi ích
hai bên. Bây giờ xin bà cho biết.
Mã thái-hậu đứng lên khép cửa lại, nói:
– Ngươi coi ta là thái-hậu nhà Hán. Ta lại coi ngươi là vương-phi của
Lĩnh-nam vương. Này vương-phi, những gì ngươi với ta thỏa thuận, liệu
Lĩnh-nam vương có thuận hay không?
Hoàng Thiều Hoa suy nghĩ, đắn đo rồi nói:
– Từ ngày tôi là vợ của chàng, tình yêu như nước sông Hoàng-hà. Chàng
nói gì tôi cũng thuận. Tôi nói gì chàng cũng nghe. Nếu thái-hậu tin tôi, thì cứ nói.
Mã thái-hậu thở dài:
– Ta là thái-hậu của nhà Hán. Uy quyền hơn Quang-Vũ, quần thần, vương
tôn đều tuân phục. Song lúc nào cũng lo sợ, không yên. Về tình yêu,
trước kia tiên-đế chỉ sủng ái Hàn Tú Anh chứ không ngó ngàng gì đến ta.
Còn Vương-phi thì diễm phúc không ai bì kịp. Lĩnh-nam vương chỉ sủng ái
một mình Vương-phi. Chuyện Quang-Vũ không phải con ta, vương-phi đã rõ.
Ta bỏ không biết bao nhiêu tiền của thu phục cao thủ, khống chế quần
thần, hầu phòng việc tiết lộ. Ta sai nhiều cao thủ đi giết Hàn Tú Anh.
Đến nay ta tuyệt vọng. Chính Lê Đạo Sinh cũng phản ta. Công-chúa
Vĩnh-Hòa thượng biểu tâu với hoàng-thượng về Hàn Tú Anh. Bọn họ đang
trên đường về Lạc-dương triều kiến với Quang-Vũ. Quang-Vũ cũng biết việc này do chính Lĩnh-nam vương thuật lại tại điện Vị-ương ở Trường-an. Khi Hàn Tú Anh trùng phùng với Quang-Vũ, mạng ta khó toàn…
Hoàng Thiều Hoa phất tay, tỏ ra lời nói của thái-hậu không đúng, nàng ngắt lời thái-hậu:
– Thái-hậu luận sai rồi. Quang-Vũ tuy không do thái-hậu sinh ra, nhưng y cũng do thái-hậu nuôi dưỡng. Dù thế nào chăng nữa, không đời nào y dám
bất hiếu với thái-hậu. Thái-hậu là chánh-phi của tiên-đế. Y dám hại
thái-hậu ư? Tôi tin rằng y không dám. Huống hồ những người tuân phục
thái-hậu trong triều rất nhiều.
Mã thái-hậu ngắt lời:
– Cô lại tự tin rồi! Cô quên mất chuyện giữa ta với Mao Đông Các, Hồng
Hoa, Thanh Hoa sao? Dù không có chuyện Hàn Tú Anh, Quang-Vũ cũng sẽ giết chết chúng ta. Vì vậy chúng ta không thể ngồi im để bị bắt.
Hoàng Thiều Hoa hiểu ngay, Mã thái-hậu muốn phía Lĩnh Nam giúp sức, tổ
chức đảo chánh. Có thể giết Quang-Vũ, đưa Mao Đông Các hay một ấu quân
lên thay. Đây là chuyện mà chính ngay những người trông rộng nhìn xa như Trưng Nhị, Phương Dung cũng không ngờ tới. Nàng biết thế, nói thẳng vào đề:
– Vậy ý muốn của thái-hậu như thế nào cứ xin nói ra.
Mã Thái-hậu nói:
– Lượng tiểu phi quân tử, vô độc bất trượng phu. Phàm người anh hùng
phải bỏ cái tiểu tiết. Tôi định nhờ phía Lĩnh Nam ám sát Quang-Vũ. Tôi
đưa một ấu quân lên thay. Trong thời gian đó, tôi nắm lấy quyền bính rồi sẽ liệu.
Hoàng Thiều Hoa đã đoán trước được ý của Mã thái-hậu. Nàng không ngạc nhiên lắm:
– Nếu phía Lĩnh Nam giúp thái-hậu giết y, thái-hậu sẽ giúp chúng tôi điều gì gọi là có qua có lại?
Mã thái-hậu nhìn vào mắt Hoàng Thiều Hoa:
– Điều thứ nhất, chúng tôi trả Lĩnh Nam cho người Lĩnh Nam. Sau này
không bao giờ đem quân xuống đánh. Đời đời Trung-nguyên, Lĩnh Nam sơn hà hai nước không xâm phạm của nhau.
Trông bề ngoài, Hoàng Thiều Hoa, người ta chí thấy vẻ văn nhu ôn nhã,
nét thanh tao, đẹp tuyệt trần. Ai cũng tưởng nàng dễ lung lạc, dễ thuyết phục. Ngược lại, nàng minh mẫn, uy nghi. Trên đời ngoài sư phụ, sư mẫu
ra chỉ có Đào Kỳ, nói gì nàng cũng nghe. Vì Đào Kỳ vừa là tiểu sư đệ,
vừa là người hợp tính, gần gũi, lại hiểu nàng nhất. Nàng chiều theo ý
tiểu sư đệ như chiều một đứa con. Còn lại ngay Trần Tự Sơn tuy nàng
thuận theo thực, nhưng vẫn giữ cái lý chính của nàng, là phục hồi Lĩnh
Nam. Mã thái-hậu thấy bề ngoài nàng như vậy. Bà đưa ra cái bẫy cài nàng. Nàng biết liền, trả lời:
– Thái hậu nói như vậy không công bằng. Chúng tôi xuất mã giết Quang-Vũ
cho thái-hậu, để thái-hậu đoạt giang sơn vào tay. Sự thực thái-hậu cũng
làm được vậy. Thái-hậu không dám làm, vì làm sẽ bị anh hùng thiên hạ
chống đối, phải nhờ đến chúng tôi. Có điều thái-hậu bảo trả Lĩnh Nam cho người Lĩnh Nam, điều nầy hứa cũng như không. Vì đất Lĩnh Nam hiện nay
đã nằm trong tay chúng tôi. Giải đất Trung-nguyên còn chưa vững.
Trường-an thất thủ. Công-tôn Tư sắp tiến về Đồng-quan. Kinh-châu đã về
tay Thục. Đại quân đang đánh vào Nam-dương. Nếu chúng tôi từ Lĩnh Nam
kéo về chia đôi giang sơn nhà Hán cũng dễ thôi. Việc gì chúng tôi phải
chờ thái-hậu trả đất Lĩnh Nam cho chúng tôi? Có một điều duy nhất lời
hứa đời đời không xâm phạm lẫn nhau còn tạm nghe lọt tai.
Mã thái-hậu không ngờ mình già đời, mà kiến thức không bằng một cô gái trẻ. Bà tự bào chữa:
– Nếu giết Quang-Vũ, Trung-nguyên đại loạn, đó là dịp tốt cho Lĩnh Nam chứ sao?
Hoàng Thiều Hoa gật đầu:
– Đối với thái-hậu, tôi là vương-phi của Lĩnh-nam vương. Nhưng đối với
anh hùng Lĩnh Nam, địa vị tôi còn kém sư phụ tôi xa. Sư phụ tôi lại kém
Trưng Nhị, Phương Dung, Vĩnh Hoa, Lại Thế Cường, Cao Cảnh Minh rất
nhiều. Các điều thái-hậu nói, tôi phải bàn với phu quân của tôi. Sau đó
bàn với anh hùng Lĩnh Nam. Phu quân tôi không phải ông vua có toàn quyền như Quang-Vũ, mà là một trong những anh hùng họp nhau phục quốc mà
thôi.
Ngưng một lúc nàng nói:
– Phu quân tôi với Quang-Vũ tuy đã ân đoạn nghĩa tuyệt. Mà bảo giết
Quang-Vũ, tôi e người không chịu đâu. Người thà để Quang-Vũ phụ mình.
Chứ người không nỡ phụ Quang-Vũ. Thôi được, tôi nhận lời thái-hậu. Đợi
tôi gặp phu quân. Tôi sẽ nói với người.
Mã thái-hậu đứng dậy:
– Được, chúng ta cứ như thế mà làm. Ta đi đây. Ta tìm cách thả vương-phi ra, để tương kiến với vương-gia.
Bà đứng lên đi ra ngoài.
Đợi bà ra ngoài rồi, Sún Lé mới chui ra. Nó nhe răng cười hì hì. Vừa lúc đó Mã Huy vào, vẫy tay gọi nó:
– Chú em đi ra mau.
Hoàng Thiều Hoa phất tay:
– Này Mã đội-trưởng, ta thấy chú bé nầy hợp mắt quá, muốn lưu chú ấy lại đây. Vậy ngươi để chú ấy ở với ta.
Mã Huy lắc đầu:
– Vương-phi xét cho. Tiểu nhân thực không dám tuân lệnh vương-phi.
Hoàng Thiều Hoa lách mình một cái. Nàng dùng thế trảo chụp Mã Huy. Y
trầm người tránh, nhưng tay nàng như con trạch lướt theo, túm lấy vai y. Y hoảng sợ phóng chưởng đánh vào bụng nàng. Nàng hít hơi chịu đòn,
không đưa tay đỡ. Binh một tiếng, người Mã Huy bay vọt trở lại đụng vào
cửa. Y nằm chết giấc, do phóng chưởng đánh nàng, bị chân khí phản ứng
khiến y bị thương. Hoàng Thiều Hoa dẫm chân lên ngực y nói:
– Mã thái-hậu cùng ta thỏa thuận nhiều việc quốc gia đại sự. Người còn
sai mở khoá cho ta. Ta thấy chú bé này dễ thương, xin ngươi cho chú ấy ở lại đây hầu ta. Chú sẽ là người liên lạc giữa ta với thái-hậu. Ngươi ở
ngoài chắc đã nghe chúng ta nói chuyện, thế mà ngươi dám chống lại chỉ
dụ của thái-hậu ư? Quân nầy to gan thực. Ta mà nhả chân khí ngực ngươi
bể nát, tim gan tan tành, ngươi có biết không?
Mã Huy kinh hoàng nói:
– Tiểu nhân đắc tội, xin vương-phi đại xá.
Hoàng Thiều Hoa đã ở với Trần Tự Sơn lâu ngày. Nàng hiểu biết hết những lề lối uẩn khúc trong quan trường. Nàng dọa Mã Huy:
– Mã thái-hậu sai ngươi canh ta, để hầu hạ ta. Vậy nhất thiết những gì
ngài đến thăm ta, ngươi không được tiết lộ với ai, dù rằng với
hoàng-thượng. Nếu ngươi tiết lộ ra ngoài, thái-hậu sẽ tru di tam tộc
ngươi. Bây giờ ngươi dẫn chú bé nầy ra ngoài đi.
Hoàng Thiều Hoa ghé tai Sún Lé dặn nó mấy câu. Nó đi ra. Mã Huy nghe
phong phanh chuyện Mã thái-hậu không phải mẹ đẻ Quang-Vũ. Bà còn thu
phục rất nhiều cao thủ, hành sự bí mật. Ai trái ý một chút là mất mạng
như chơi. Bây giờ theo Thiều Hoa nói, Lục Sún sẽ là người liên lạc giữa
Lĩnh-nam vương-phi và thái-hậu. Y có cái tội ăn hối lộ, dẫn Sún Lé vào
gặp Thiều Hoa. Nếu tội này tới tai thái-hậu thì y bị tru di tam tộc,
nghĩ đến điều đó mồ hôi y toát ra như tắm.