Dòng Máu Lạc Hồng

Chương 4 : Quốc Tộ

Ngày đăng: 16:43 04/08/19

Sáng sớm, tay “ vân vê sâu trong đũng”, khoé miệng dãi dớt chảy tùm lum ướt cổ áo. Miệng ơ ớ những âm thanh kì lạ. Thành cau mày tỉnh giấc khi tiếng người qua lại huyên náo. Gà trống cất vang tiếng gáy đầy kiêu ngạo. Vươn vai và vệ sinh cá nhân xong. Thành lững thững đi xuống dưới lầu. Đặt lạng bạc vào tay chủ tiệm và nói: “ Cho một bữa sáng lên lầu.” Chủ tiệm mắt sáng rực, cất nhanh và đi xuống bếp ra dấu cho tiểu nhỉ chuẩn bị. Đi lên lầu. Vươn mình qua khung cửa số, hít thở bầu không khí trong lành và ngắm nhìn những bóng người đang bận rộn thu hoạch. Thành khẽ cười. Bỗng có tiếc gõ cửa vang lên, giọng tiểu nhị khẽ thưa: “ Cơm nước đã xong xuôi, mời quý khách thưởng thức” “- Được rồi, bê vào đây” Tên tiểu nhị bê vào, đặt khẽ, định đi ra. Thành gọi: “ Trong Đại La này, nơi nào quần áo tốt nhất. Ta phương xa tới, không quen thổ địa.” “ Dạ, đẹp nhất là tiệm Phúc Đồng phía Nam, là sản nghiệp họ Lê ở kinh đô. Vải vóc thì chất lượng nếu số 2 thì cả nước không ai dám nói số một ạ. “ “ Ồ. Được rồi. Đi ra đi.” Vừa nói, Thành vừa ném vài đồng bạc cho tên tiểu nhị. Tên tiểu nhị nhặt lấy, cúi đầu cảm tạ: “ Tạ ơn khách nhân, nếu có việc gì xin mời sai khiến. Tiểu nhân sẽ cố hết sức ạ.” Thành phủi tay: “ Đi ra đi. Nói nhiều quá.” Tên tiểu nhị rón rén đi ra và khép khẽ. ............ Ăn xong bữa sáng. Thành xuống dưới đi dạo. Hỏi đường mãi. Hắn cũng mò mẫm được tới hiệu Phúc Đồng mà tên tiểu nhị nói. Chất liệu vải khá thô, màu sắc không đa dạng. Xem đi xem lại, cuối cùng cũng chọn ra 2 bộ. Chất lượng khá tốt so với thứ Thành đang mặc. Nhưng khi trả giá, sắc mặt Thành đen lại. Gần 10 lượng bạc. Cầm hai bộ quần áo mà lòng đầy xót xa. Thành quay lại khách sạn tắm rửa, thay đồ mới, cảm giác toàn thân khoan khoái. Nhìn như một thân ảnh khác. Ông chủ và lũ tiểu nhị luôn mồm vỗ mông ngựa. Khiến Thành cười mãi không thôi. Vừa tám chuyện, Thành cũng hỏi qua loa về Đại La để hiểu chút về nơi đây. Đại La bây giờ tuy không phải kinh đô nhưng khá tấp nập. Nơi đây gần như là trạm trung chuyển giữa thương nhân nhà Tống đến Hoa Lư. ....... Bầu trời dần âm u như báo trước một cơn giông sắp tới, không khí khá là mát mê, Dòng người dần nhộn nhịp. Thành phe phẩy quạt bước ra, tính đi dạo thanh lâu cho biết mùi vị. Bỗng một trận huyên náo, thu hút sự chú ý. Thành rảo bước đi đến. Lại gần, Thành càng nghe rõ hơn. Một gã trung niên đang cố gắng kêu gào: - Loa Loa Loa, tửu điếm chúng tôi khai trương đặc biệt có mời Thiền sư Vạn Hạnh viết hai câu thơ đề. Ai viết tiếp để hoàn thành bài thơ. Sẽ được tặng thưởng 100 lượng bạc. Loa... loa...loa Trước mắt Thành chỉ thấy một dòng người đang chen nhau lên xem hai câu thơ, nhưng tất cả khi nhìn thấy, đều cau có mặt mày, lắc đầu ngao ngán. Thành hô lớn: - Tránh ra nước sôi nước sôi nào. Cả dòng người liền tách ra, Thành nhanh chóng chạy vào trong tiếng hò hét của các sĩ tử. Thành nhìn lên chỉ thấy trên bảng viết câu thơ: “ Quốc tộ như đằng lạc Nam thiên lý thái bình” ( Vận nước bền vững mãi Trời Nam mở thái bình.) Chưa đến một giây suy nghĩ Thành liền ngâm: “ Vô vi cư điện các Xứ xứ tước đao binh.” ( Vô Vi trong điện gác Chốn chốn hết đao binh.) Tất cả im lặng,các sỹ tử liền đắm chìm trong ý cảnh. Một bài thơ từ hai người xa lạ nhưng hợp nhau một cách lạ kì. Như châm ngôn khẳng định: giang sơn bền vững, với một nền thái bình muôn thuở, trong đó nhà vua lấy đức để trị dân. - Hay, quá hay Mọi người không tự chủ mà bật thốt lên. - Ê tiểu nhị sao ngẫn người ra vậy, ta đối xong rồi ngươi liền đưa ngân lượng cho ta a. - Xin lỗi công tử, đây là 100 lượng bạc của người, xin công tử cho biết quý danh. - Ta xưa nay đi không đổi họ, ùng ục…. ây da ta có việc gấp. Thành liền lao nhanh theo tiếng gọi của con tim mà không biết rằng bài thơ đã lan truyền nhanh chóng. ........... Trong thư phòng, Lê Hoàn vừa ngâm nga bài thơ. Rồi hỏi thiền sư Vạn Hạnh: “ Khanh thấy người viết tiếp bài thơ của khanh như thế nào.” Thiền sư Vạn Hạnh đáp: “ Kẻ này là kẻ tài. Nếu được trọng dụng sẽ giúp đất nước càng phát triển. Từ “ Vô vi” đã bao hàm tất cả. Theo Nho giáo, Vô vi" là nhãn tự có hàm ý uyên áo. Nhằm chỉ một thái độ sống thuận theo tự nhiên, không bị trói buộc trong khuôn phép đạo đức nhân vi. Ngoài ra “vô vi" nghĩa trong "vô vi pháp" của sách Phật: từ bi, bác ái, vị tha. Nó cũng là câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi mà bệ hạ từng hỏi vi thần về mệnh nước dài ngắn.” Lê Hoàn càng nghe càng thấy hài lòng. ........ Hôm sau trên triều. Một sắc lệnh lạ kì được đưa ra. Triều đình chính thức lấy bài Quốc tộ ( gồm bốn câu trên) làm “ quốc ca”. Ai ai cũng phải thuộc và biết. Đồng thời ra lệnh cho quan phương tìm kiếm tác giả của hai câu thơ cuối. Để mời vào triều làm quan.