Dòng Máu Lạc Hồng

Chương 51 : Luận bàn việc nước (1)

Ngày đăng: 16:43 04/08/19

Một tháng sau, Làng Đại. Chim râm ran ca hát, cây cối rợp bóng. Trong hồ nước rực rỡ màu hoa sen, hoa súng. Xa xa hương lúa chín ngào ngạt. Buông cần, hít một hơi đầy sảng khoái, Thành đi đến Đại sảnh. Nơi đây đã đầy ắp người, mọi người đang bàn tán rôm ra, kể nhau nghe những điều lí thú đã xẩy ra. Nhìn thấy Thành mọi người đồng loạt hô: “ Công tử đã đến!” “ Xin chào Quốc Công!” Khẽ gật đầu, Thành tiến về vị trí chủ toạ, nhìn mọi người đã đủ, Thành cất tiếng: “ Lần này triệu tập mọi người tới đây để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, để có biện pháp điều chỉnh thích hợp. Ai có ý kiến thì hãy đóng góp, Mai sẽ nghi lại, để mọi người cùng bàn luận. Bắt đầu từ Đại sư đi.” Khuông Việt đứng dậy, nói: “ Thưa công tử, theo lời sai dặn, tôi đã tìm lại những tư liệu nhà Đường, thì quả thật Cao Biền đã từng sang nước ta làm Tiết Độ Sứ.” “ Ừm, vậy việc cắt đứt Long mạch(1) nước ta là sự thật?” Thành vội hỏi. Khuông Việt lắc đầu: “ Việc này rất khó phán đoán. Bởi khi hỏi dân chúng thì cũng rất mơ hồ. Sợ đây chỉ là truyền thuyết.” Bỗng sư Vạn Hạnh chen ngang: “ Việc này thì chắc chắn là chính xác ạ.” Thành “ ồ!” lên thích thú rồi nói: “ Vậy ông biết rõ sao.” Vạn Hạnh đáp: “ Việc này thì liên quan tới sự hình thành của chính chùa Cổ phâp mà tôi tu tập. Theo lời sư phụ ( Thiền sư Thiền Không) có nói, trước đây sư tổ( Thiền sư La Quý) nhập niết bàn ( năm 936) có gọi sự phụ tới và căn dặn: ‘ Ngày trước, Cao Biền đã xây thành bên sông Tô Lịch, dùng phép phong thủy, biết vùng đất Cổ Pháp của ta có khí tượng đế vương, nên đã nhẫn tâm đào đứt sông Điềm và khuấy động 19 chỗ trấn yểm ở Phù Chẩn. Nay ta đã chủ trì lắp lại những chỗ bị đào đứt được lành lặn như xưa. Trước khi ta mất, ta có trồng tại chùa Châu Minh một cây bông gạo. Cây bông gạo này không phải là cây bông gạo bình thường, mà là vật để trấn an và nối liền những chỗ đứt trong vùng đất long mạch, mục đích để đời sau sẽ có một vị hoàng đế ra đời và vị này sẽ phò dựng chính pháp của chư Phật.’ “ “ Vậy là đã phá giải rồi ư.” nhìn Lý Công Uẩn đầy chăm chú, rồi nói: “ Vậy mọi người có ý kiến gì nữa không.” Khuông Việt bỗng nói: “ Thưa công tử, trong quá trình tìm hiểu về Cao Biền, tôi có đọc cuốn ‘Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự’ thì thấy đánh giá rất cao về thành Đại La. Sau đó thử xem lại thì quả thật, đây là vùng đất có vượng khí thật thịnh, quả là ‘đệ nhất đại huyết mạch, đế vương quý địa’(2). Nên tôi đề nghị, di dời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La.” Thành cũng gật đầu, quả thật trong lịch sử từ khi chuyển kinh đô về Thăng Long thì vận nước rất thịnh, đến nay thì vùng đất đó vẫn được chọn là thủ đô của đất nước, như thầy Tả Ao(3) đã từng vịnh. “ Thiên sơn vạn Thuỷ triều lai Can Chi bát quái trong ngoài tôn nghinh” Suy nghĩ lúc, Thành cũng hỏi: “ Việc Khuông Việt đề nghị, có ai có ý kiến gì không?” Tất cả nhìn nhau rồi cùng nói: “ Toàn bằng công tử làm chủ.” Thành gật đầu, rồi nói với Lý Công Uẩn: “ Năm sau (1010) là năm đẹp, thích hợp việc dời đô. Ngươi về soạn chiếu thư và sắp xếp người tu sửa Đại La. Mặt khác, ta cũng sẽ bảo Tèo trợ giúp.” “ Rõ” “ Ừm, vậy tiếp theo đến Minh Xưởng và Nguyễn Nhị đi.” Minh Xưởng đứng dậy, chắp tay bẩm: “ Âu Dương Tu và Vương An Thạch đã được sắp xếp cho đi học và có người bảo hộ. Còn Tống Hải, Vương Tam, Lý Ba- ba người nắm trên 60% giao thương của người Tống với nước ta, đã được khống chế.” “ Tốt. Tăng cường bảo vệ hai đứa trẻ đó, chúng là quân cờ quan trọng cho kế hoạch Bắc tiến của chúng ta. Mặt khác, liên hệ ba tên thương nhân kia, cầm lấy những đặc sản từng vùng nước ta mang đi buôn bán. Lấy 8 thành lợi nhuận đổi lại gạo, những nhu yếu phẩm khác mang về nước ta; còn 2 phần cho chúng, tránh sự bất mãn. Chúng ta bây giờ chưa tiện ra mặt, vẫn cần bọn chúng. Mặt khác các ngươi cũng cho người giám thị, thế còn yếu, đừng để nước Tống để ý. Ảnh hưởng kế hoạch.” “ Vâng, thưa công tử.” Cả hai đáp. Nhìn thấy vẻ chần chừ của Nguyễn Nhị, Thành phất tay: “ Có gì cứ nói.” “ Dạ, con có khống chế được một nhóm sơn tặc, con định xử dụng chúng để tập hợp những đứa trẻ mồ côi lại, nuôi dưỡng.” Nguyễn Nhị đáp. Thành nghe vậy, cũng hiểu cho cách làm, dù sao Nguyễn Nhị cũng từng là đứa trẻ mồ côi, nương tựa của chùa, sau chốn ra chơi bị bọn buôn người bắt, gật đầu: “ Cũng được, nhưng con cũng cẩn thận, không lộ tung tích.” “ Vâng ạ.” “ Cuối cùng là Lê Long Đĩnh, con có báo cáo gì không?” “ Thưa công tử, Con và Lý huynh( Lý Công Uẩn) dựa theo cách người nói, đã khống chế được các tù trưởng, bộ lạc miền cao, phản tặc cũng đã được dẹp yên. Sơn tặc cũng không còn.” “ Tốt,.” Thành nói, rồi nhìn quanh hỏi: “ Lê Hoàn và A1 sao không có mặt.” Tèo vội vã đáp: “ Trời mưa bão, đi lại rất khó khăn. Nên A1 và Lê Hoàn xin vắng mặt. Kế hoạch Cam Ranh đã hoàn tất, chỉ cần công tử nói một tiếng là sẽ thực hiện.” “ Được rồi. “ quay lại nhìn Mai nói: “ Ngươi viết lại báo cáo rồi tí đưa ta. Giờ mọi người giải tán đi.” “ Vâng.” .......... Mọi người tản ra, Lê Long Đĩnh nhìn Nguyễn Nhị đầy chiến ý: “ Lần trước đệ thua, hôm nay muốn được tái chiến với sư huynh.” Nguyễn Nhị cũng háo hức thử chiêu thức mới, gật đầu: “ Được thôi.” Minh Xưởng thấy vậy háo hức: “ Hay quá. Cho đệ đánh với.” Cả hai quay ra nhìn, lắc đầu chả thèm để ý, Minh Xưởng buồn bực: “ Có ngày đệ sẽ đem hai huynh dẫm dưới chân.” Bỗng hai vai đau nhức, Lê Long Đĩnh và Nguyễn Nhị cười nói: “ Huynh đợi đệ.” .......... Lúc sau, hai bóng người bay lượn trên không, kiếm khí lan toả chặt đứt từng cành cây, những đứa trẻ mới vào được Tèo cho ra nhìn, ánh mắt long lanh đầy sùng bái, Minh Xưởng đứng bên, cảm thán: “ Càng ngày càng mạnh nha, công việc trả thù đến bao giờ.” Vừa nói xong, Nguyễn Nhị miệng rớm máu nói: “ Đệ thắng rùi.” Bên kia, Long Đĩnh cũng không khá hơn, lắc đầu: “ Đệ học sớm hơn, cũng chỉ thắng huynh được một chiêu.” Minh Xưởng cười: “ Bớt ở đó mang chó chê mèo lắm lông. Công tử gọi rồi.” Long Đĩnh cười tiến lại: “ Đệ nói gì đó nha, ai chó, ai mèo.” Minh Xưởng mặt đau đớn: “ A, a , huynh tha cho đệ.” Thành đứng nhìn, lắc đầu cười. ........... (1) Long mạch: Long mạch là mạch đất bên trong có chứa khí mạch, giống như trong cành cây có chứa nhựa cây, nó có thể chạy qua những dãy đồi núi cao, cũng có thể đi rất thấp, luồn qua sông qua suối, thậm chí qua biển, rồi đột ngột nhô lên với những thớ đất lắm khi uốn lượn sà sà trên mặt ruộng như hình con rồng đang cuộn mình vươn tới để ôm chầu vào một huyệt đất nào đó Trước huyệt kết có đất nổi lên cao che chắn (gọi là án), hoặc có gò bao quanh kết hình ấn kiếm, ngựa voi, chiêng trống (gọi là sa). (2) “ đệ nhất đại huyết mạch, đế vương quý địa”, theo Cao Biển giải thích là: Giao châu hữu chi địa, thăng long thành tối hùng (Giao Châu có một ngôi đất, thế rồng bay cực kỳ hùng mạnh) Tam hồng dẫn hậu mạch, song ngư trĩ tiền phương (Ba sông lớn dẫn mạch phía sau, hai con cá dẫn đường phía trước) Tản Lĩnh trấn Kiền vị, đảo sơn đương Cấn cung (Núi Tản Lĩnh trấn tại phương Kiền, núi Tam Đảo giữ tại cung Cấn) Thiên phong hồi Bạch Hổ, vạn thủy nhiễu Thanh Long (Nghìn núi quay về thành Bạch Hổ, muôn dòng uốn quanh tạo Thanh Long) Ngoại thế cực trường viễn, nội thế tối sung dong (Thế bên ngoài rộng dài, thế bên trong mạnh mẽ) Chúng sơn giai củng hướng, vạn thủy tận chiều tông (Mọi núi non đều quy phục, các dòng nước về chầu) Vị cư cửu trùng nội, ức niên bảo tộ long (Là nơi đế vương ở, bền vững chục vạn năm) (3) Tả Ao: hay Tả Ao tiên sinh, là nhân vật làm nghề địa lý phong thuỷ nổi tiếng ở Việt Nam. Ông được cho là tác giả của một số cuốn sách Hán Nôm cổ truyền bá thuật phong thủy của Việt Nam. Trong dân gian tương truyền nhiều giai thoại cổ về hành trạng thuật phong thủy của ông ở các làng xã Việt Nam thời xưa. Tả Ao có quê ở làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).