Dòng Máu Lạc Hồng

Chương 52 : Luận bàn việc nước (2)

Ngày đăng: 16:43 04/08/19

Ban đêm sau khi thưởng thức những món ăn dân giã, đậm chất quê hương. Tất cả lại ngồi quây quần bên ấm trà sen. Những cốc trà vàng đượm như mật ong, mang theo hương thơm thanh dịu của sen quyện vào hương cốm non của trà lan tỏa. Nhâm nhị một ngụm, vị chát dịu, hậu đợm ngọt tràn đầy, khiến tâm hồn thoải mái, thanh lọc tâm hồn. Đặt chén trà xuống, Thành ngâm nga: “ Đưa tay nâng lấy cốc trà, Nhấp môi một ngụm đậm đà mùi hương. Đêm này lòng thấy vấn vương Nên ta thức cả đêm trường nhớ ai.” Mọi người cùng vỗ tay tán thưởng, Vạn Hạnh tiếp: “ Dù đi trăm dặm nẻo đường Hương trà ngõ nhỏ, đậm đà tình quê.” Mọi người gật gù. Bỗng Lý Công Uẩn đứng dậy, thưa: “ Nhân việc di chuyển kinh đô, tôi trước có bàn với Công tử. Nay xin được đưa ra vài ý kiến, mọi người cùng đóng góp.” Thấy mọi người đồng ý, Công Uẩn tiếp: “ Theo ý tôi nên tổ chức nhà nước dưới dạng Tam Quyền phân lập(1) nhưng khác biệt là tất cả đều được giám sát bởi Thiên địa hội, thông qua Hoàng đế. Bao gồm ba luận điểm chính: Một là, quyền lực tối cao của nhà nước phải được phân chia thành: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp; Hai là, các loại quyền lực trên phải được phân chia cho các cơ quan tương đương nắm giữ và thực thi; được giám sát bởi Thiên địa hội. Ba là, giữa các cơ quan nắm giữ và thực thi quyền lực có sự kiểm soát, kiềm chế lẫn nhau, để không cho bất kỳ cơ quan nào có thể lạm dụng quyền lực.” Công Uẩn vừa nói xong, Nguyễn Nhị đã bắt đầu than: “ Huynh là huynh không có ý kiến. Mãi mới ‘ tốt nghiệp’(2) để không phải nghe, giờ đệ nói nữa chắc huynh ngủ mất. Thà để huynh đi đánh trận còn hơn ngồi nghe.” rồi đứng dậy nói: “ xin phép mọi người về trước.” Thấy vậy, Long Đĩnh và Minh Xưởng cũng nhao nhao: “ Đợi đệ với.” Nhìn vậy, Thành cũng lắc đầu, đề chúng ngồi nghe cũng khác gì ‘ Đàn gảy tai trâu’, thấy chỉ còn Vạn Hạnh và Khuông Việt, Thành nói: “ Hai người có ý kiến gì không ?” Vạn Hạnh lắc đầu: “ Thứ cho tôi ngu dốt. Thế nào là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.” Thành gật đầu rồi nói: “ Lập pháp chính là quyền ban hành và sửa đổi luật lệ trên cả nước. Sau này chính là Viện Cơ Mật Tư pháp là sử dụng sức mạnh (quyền lực) để xét xử các tranh chấp nhằm mục duy trì công lý và trật tự. Sau này là Đại Lý Tự. Hành pháp là quyền bảo đảm các đạo luật được thực thi một cách đầy đủ; hay quyết định việc hòa hay chiến, gửi đại sứ đi các nước, thiết lập an ninh, đề phòng xâm lược. Sau này là Lục Bộ ( Quốc Phòng, Giáo Dục, Y tế, Khoa học, Đối ngoại và Kinh tế.) “ Nghe xong Khuông Việt và Vạn Hạnh đều gật gù, Công Uẩn vội vã nghi lại. Lúc sau, Khuông Việt nói: “ Như vậy thì đơn vị hành chính vẫn giữ nguyên ư.?” Thành lắc đầu: “ Đã cải cách là phải làm một cách triệt để. “ Thứ nhất về hành chính, trừ Thăng Long được gọi là Kinh đô thì chia các nơi thành Tỉnh, dưới Tỉnh là Huyện, dưới Huyện là xã, sau cùng chính là Làng.” “ Việc thứ hai là sử dụng tiền giấy thay cho tiền đồng. Việc sử dụng, thứ nhất là tránh việc mang quá nhiều khiến cướp giật; thứ hai là thuận tiện cho việc trao đổi buôn bán. Việc này thực hiện bắt đầu khi chính thức dời đô về Đại La. Để tiện cho phổ biến, trong kinh thành sẽ nghiêm cấm sử dụng tiền đồng, chỉ cho phép dùng tiền giấy, ai trái có thể bị xử tử, mọi người có thể đổi tiền đồng thành tiền giấy mệnh giá tương đương tại Ngân hàng. Sẽ có 5 tờ tiền, phía trên cùng là 2 chữ “ Đại Việt “, bên tay trái là cờ đỏ sao vàng; phía dưới là mệnh giá tiền; Mặt sau là họa tiết: 1 đồng là hình Phù Đổng Thiên Vương(3); 2 đồng là hình Chử Đồng Tử; 5 đồng là Tản Viên Sơn Thánh; 10 đồng là Mẫu Thượng Thiên; 50 đồng là Lạc Tổ( Lạc Long Quân.). Trong đó 1 lượng bạc sẽ bằng 100 đồng……” “ Bắt đầu mở các lớp Bình dân học vụ, tiến hành phổ biến chữ quốc ngữ trong toàn dân, bất kì quan viên nào đều phải biết. Bất kì ai biết chữ thì đều sẽ được cấp 1 mẫu đất và 2 tờ 10 đồng….’ “ Thương nghiệp buôn bán với nước ngoài, đều nằm trong tay nhà nước, dân chúng chỉ có thể dùng tiền giấy mua các thứ đó trong của hàng ‘ Tạp Hóa’ ở mỗi tỉnh.” “ Tất cả bắt đầu như vậy.” Vạn Hạnh, Khuông Việt hay ngay cả chính Lý Công Uẩn đều óc cũng ông ông, liên tục gật đầu khen đúng. Thành cười khổ, cảm thấy mình dường như quá vội, từ giờ đến lúc thực hiện còn gần một năm. Nhưng mọi thứ vẫn mớ bòng bọc, chắc hắn sẽ phải “ bán máu” một lần. Cho mọi người lui, nhâm nhi li trà, nhìn ánh trăng sáng rực, Thành bần thần ngâm nga bài thơ mà Bác viết: “ Song ngoại nguyệt minh lung cổ thụ, Nguyệt di thụ ảnh đáo song tiền, Quân cơ, quốc kế thương đàm liễu, Huề chẩm song bàng đối nguyệt miên. Dịch thơ Ngoài hiên cây cả trăng đu bóng Dẫn lối mon men cửa sổ nhòm Kế nuớc mưu quân xong mọi việc Bên song gối đỡ giấc trăng nom.” ........................ (1) Tam quyền phân lập: ược nghiên cứu và đề cập bởi John Locke và sau đó là Charles de Secondat, Nam tước de Montesquieu trong tác phẩm nghiên cứu về lý thuyết nhà nước "Tinh thần pháp luật" (1748) (2) Tốt nghiệp: Tất cả đứa trẻ đều phải học tập trong một môi trường giả lập, 1 tháng bằng 1 năm, quá trình đào tạo là 10 năm. (3) Tứ bất tử là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, đó là Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh Công chúa.