Dòng Máu Lạc Hồng

Chương 7 : Đi săn

Ngày đăng: 16:43 04/08/19

Trong phòng ngủ. Nhìn thấy dáng kiều thiết tha ẩn ẩn hiện hiện sau tấm màn. Đinh Liên lao vào như con hổ đói. Tiếng trầm bổng ngâm nga, cảnh xuẩn giăng đầy lối. ……………………. Khi mặt trời gần lên tới đỉnh, Kim Loan nằm lười biếng, uốn éo, đôi mi chớp chớp. Nhìn thấy Đinh Liễn đã quần áo chỉnh tề, liền hỏi: “- Phu quân, ngài nay có chuyện gì mà dậy sớm thế.” Nhìn dáng người lồi lõm, nghĩ đến sự thô bạo hôm qua, Đinh Liễn ngồi xuống ôm lấy nàng, ánh mắt đầy yêu thương rồi nói: “ Nàng cứ nghỉ ngơi đi, ta hẹn anh nàng ( Ngô Nhật Khánh) đi săn bắn.” rồi hôn lấy đôi môi căng mộng, đầy ướt át. Trong ánh mắt đầy lưu luyến của Kim Loan. Đinh Liễn nói: “ Ta đi đây.” Rồi ra cửa. Nhìn dáng người đã dần dần khuất bóng. Kim Loan khẽ mỉm cười. Đôi mắt thoáng chút ưu sầu. ………………………. Ps: Quân đội nhà Đinh có mười đạo: mỗi đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người. Cái này giải thích Lê Hoàn là Thập đạo tướng quân. Nắm giữ 7/10 quân đội triều đình. Quyền hành kinh khủng như thế nào. ………………………… Ra khỏi cửa phủ, Đinh Liễn mình cưỡi bạch mã, một tốt binh lính chạy theo. Dân chúng nhao nhao tránh đường. Ra đến cửa Đông. Ngô Nhật Khánh đã đợi sẵn. Thấy Đinh Liễn, Ngô Nhật Khánh nói: “ Nay đẹp trời, ta với điện hạ sẽ có cuộc tranh tài thú vị đây.” Xong cả hai người phóng ngựa về bãi rừng phía trước. ………………………. Trong rừng cây, nhìn thấy phía trước một con thỏ đang nhởn nhơ phơi nắng. Ánh mắt đầy tự tại. Đinh Liễn giương cung. “ Viu “ mũi tên rời khỏi dây đi sượt qua con thỏ, găm vào thân cây. Con thỏ hoảng hốt bỏ chốn. Nhưng chui sắp xuống hang thì một mũi tên lao tới, xuyên qua nửa người, cắm sâu vào đất. Binh lính reo hò: “ Phò mã uy vũ.” “ Bách phát bách trúng.” Rồi chạy lại, nhặt lên mang về. Nhìn con thỏ béo tròn. Ngô Nhật Khánh cười haha: “ Tối nay lại có bữa nhắm ngon phải biết. Mời Điện hạ tối đến chung vui.” Nghe thấy lời nói đó, Đinh Liễn chửi mát: “ Mẹ. Bọ ngựa bắt ve, ai dè sau lưng có chim sẻ.” Rồi phóng ngựa về phía trước. Ngô Nhật Khánh cười cười phóng theo, mặc dù nhận ra ý tứ của Đinh Liễn. ( Ngô Nhật Khánh là 1 trong 12 thủ lĩnh của sứ quân, đánh chiếm Đường Lâm. Xưng là An Vương , sau nhận thấy binh lực có hạn , không nổi trội hơn các nghĩa quân khác. Chỉ xưng là Ngô Lãm Công. Khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn đã quy hàng.) ………………………. Đến khi mặt trời lên đến đỉnh, tìm mãi không thấy thú rừng, Ngô Nhật Khánh nói: “ Nay chắc điện hạ thua ta rồi. Đã giờ Ngọ ( khoảng 11h – 13h), chắc cũng không còn gì để săn. Hẹn Điện hạ khi khác…” chưa nói hết câu, một mũi tên vụt qua tai đâm thẳng vào con hươu đằng trước. Đinh Liên cười nói: “ Mong huynh thông cảm, đệ nhìn thấy con hươu lên bắn vội. Làm huynh đã kinh sợ. Thật xin lỗi. Nhân có thịt hươu, tối mời huynh đến uống vài li.” Ngô Nhật Khánh sắc mặt tái mét. Lúc sau bĩnh tĩnh nói: “ Không cần. Hẹn dịp khác.” Rồi thúc ngựa lao đi. Nhìn bóng người Ngô Nhật Khánh dần khuất, Đinh Liễn mặt cũng trầm nói với tên lính thân cận: “ Ngươi làm rất tốt. Ta sẽ trọng thưởng.” Rồi tự nhủ: “Hừ. Lần này coi như cảnh báo. Nếu còn dám bảo Hạng Lang đâm chọc phụ hoàng về ta. Thì không chỉ đơn giản vậy đâu.” ………………………. Đinh Liễn và Ngô Nhật Khánh luôn không thích nhau. Đinh Bộ Lĩnh khi lên ngôi vì mê luyến sắc đẹp đã lấy mẹ Ngô Nhật Khánh rồi phong làm hậu. Đồng thời cũng gả con gái mình ( công chúa Phất Kim ) cho Ngô Nhật Khánh Và phong cho Ngô Chân Lưu (chú của Ngô Nhật Khánh) làm Khuông Việt Đại Sư. Một mặt làm vui lòng người đẹp đồng thời làm an lòng bộ phận không nhỏ người dân vẫn hướng về Nhà Ngô- Nhà nước đặt nền móng khai sinh ra thời kì tự chủ của dân tộc. Nhưng giã tâm của Ngô Nhật Khánh đâu nhỏ( từng cát cứ 1 phương, mấy ai chấp nhận cảnh làm tay sai cho người.) Ngô Nhật Khánh đáng sợ khi là kẻ biết duỗi, biết co. Đinh Bộ Lĩnh rất muốn diệt trừ nhưng chưa được. Gần đây, khi đứa em cùng mẹ khác cha là Hạng Lang 12 tuổi. Đủ tuổi tranh ngôi vị Ngô Nhật Khánh ra sức xúi giục mẹ mình, năn nỉ, tác động để Đinh Bộ Lĩnh phong làm thái tử, rồi tính nước đoạt quyền như Tào Tháo, Vương Mãng. ………………………. Cùng lúc này, trong hoàng cung. Đinh Bộ Lĩnh đang cùng Hạng Lạng đi dạo quanh vườn thượng uyển. Nhìn những bông Sen nở rộ, Đinh Bộ Lĩnh rồi hỏi: “- Lang nhi, con biết vì sao phụ hoàng thích nhất hoa sen không??” Hạng Lang đáp: “- hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện. Hoa sen còn biểu trưng cho trí tuệ siêu việt, thể hiện niềm khao khát giác ngộ. Trong mật điển có thần chú Lục tự Đại minh là tâm chú của ngài Quán Thế Âm Bồ tát: “Om Mani Padme Hum” (Án Ma Ni Bát Di Hồng). Trong đó, Padme tiếng Phạn có nghĩa là hoa sen - biểu tượng cho trí tuệ siêu việt, trí tuệ chứng ngộ tự nhiên vượt ra ngoài vòng vây hãm của nhị nguyên luận.” Đinh Bộ Lĩnh cười: “- Không, nó không quá sâu sau như con nghĩ, nó chỉ đơn giản.” Rồi ngâm: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” “- Con hiểu ý ta chứ.” Hạng Lang nghe thế giật mình. Ngẫm nghĩ rồi cúi đầu. Đinh Bộ Lĩnh tiếp: “- sự việc lần này là lần đầu, không còn lần sau nữa đó.” Hạng lang rùng mình đáp:”- Vâng!”