Dòng Máu Lạc Hồng
Chương 6 : Đêm trăng
Ngày đăng: 16:43 04/08/19
Kỷ Mão, [Thái Bình] năm thứ 10 [979], (Tống Thái Bình Hưng Quốc năm thứ 4). Mùa xuân.
Nam Việt Vương Đinh Liễn uống rượu, ngâm nga:
“ - Mính đính quy lai bất dụng phù,
Nhất giang yên trúc chính mô hồ.
Nam nam tự dữ liên hoa thuyết,
Khả đắc hồng như tửu diện vô?
Dịch nghĩa:
Say mèm, đi về không cần người đỡ
Cả một dải sông, mịt mờ những khói cùng tre
Lầm rầm sẽ hỏi bông hoa sen:
Có đỏ được bằng mặt rượu của ta không?”
Tiếng ngân vừa dứt. Sau lưng vang lên tiếng vỗ tay, cùng giọng nói:
“- Điện hạ đúng là văn võ song toàn nhưng mà, Rượu ngon phải có bạn hiền/Uống vô quên hết đắng cay sự đời.” Rồi cầm ly nói: “Để thần bồi điện hạ uống”
Đinh Liễn cười lớn: “ – Ha Ha, hoá ra là khanh. Đúng là trong thiên hạ chỉ có Lê Hoàn hiểu ta.”
Xong đuổi bọn người hầu đi ra.
Lê Hoàn ngồi xuống, nhìn vẻ mặt chán chường của Đinh Liễn, liền hỏi:
“- Điện hạ, nay có tâm sự. Nhìn sắc mặt điện hạ không được tốt.”
Đinh Liễn xua tay: “ Không có gì.” Rồi đánh trống lảng sang việc khác “- Không biết có việc gì quan trọng. Mà muộn này, tướng quân còn tìm ta“
“ Haha, nay trăng sáng, trời đẹp, nên tính kiếm điện hạ uống vài chum. Lê Hoàn xin kính điện hạ một ly”
Tiếng ly va chạm, Lê Hoàn nói tiếp:
“- Điện hạ thấy, ngài thấy Lý Thế Dân là người như thế nào”
“ - Từ thời Tam Đại về sau, công lao cai trị không đâu thịnh bằng nhà Đường, mà trong 300 năm triều Đường, không đâu thịnh bằng thời Trinh Quán (Đường Thái Tông)” Đinh Liễn đáp.
“ Đúng. Theo thần thấy: Làm việc giúp đời yên dân, thành sự rực rỡ lạ thường, cơ hồ chẳng lúc nào bằng được, có lòng quý thương, sửa mình mà chính lại cái lòng tự lấy làm thẹn với đạo của Nhị Đế Tam Vương, không vị nào thành thật vậy. Nói đến những bậc phát triển cơ nghiệp, đáng chỉ có đây là đỉnh cao rồi vậy”
Nghe vậy, Đinh Liễn cau mày hỏi:
“ Sao tự dưng, khanh lại nhắc tới Lý Thế Dân”
“ Thần và Ngô Nhật Khánh vừa gặp nhau và tranh luận vấn đề này. Nhưng có vài điểm không rõ. Nên muốn đến thỉnh giáo điện hạ.
Nói đến Lý Thế Dân, thì ai cũng nhớ tới sự kiện Huyền Vũ Môn. Điện hạ thấy sự kiện đó ra sao”
(Sự biến Huyền Vũ môn là sự kiện tranh giành quyền lực giữa các con trai Đường Cao Tổ là Thái tử Lý Kiến Thành, Tần Vương Lý Thế Dân và Tề Vương Lý Nguyên Cát. Kiến Thành và Nguyên Cát liên minh chống lại Thế Dân, hai bên mâu thuẫn gay gắt, ra sức xây dựng thế lực riêng và dùng nhiều thủ đoạn để triệt hạ lẫn nhau. Sau Thế Dân giết anh trai Kiến Thành và đăng đế)
“ Haha. Khanh quá khen. Tài học của khanh, Thiền sư Vạn Hạnh cũng khen qua. Nói vậy làm Liễn ta cảm thấy xấu hổ.
Còn sự kiến đó thì không ai đúng cũng chả ai sai. Nếu Lý Thế Dân không ra tay thì sẽ chết. Mà ra tay thì lại mang tiếng xấu. Huynh đệ tương tàn.
Có Lý Thế Dân thì mới có Đại Đường thịnh thế. Mà Lý Thế Dân tài trí hơn Lý Kiến Thành, nên đăng đế là đúng.” Rồi thở dài : “ thói đời, có mấy ai hoàn hảo. Tránh sao được miệng lưỡi thế gian.”
Biết Đinh Liễn dần dần mắc câu, Lê Hoàn tiếp:
“ Thần còn nhớ, thuở bệ hạ còn hàn vi, điện hạ từng thay vào Cổ Loa làm con tin của hai vua Ngô 14 năm (951-965). Giúp bệ hạ tránh một kiếp.
....
Hồi hai vua Ngô treo ngài lên ngọn sào, sai người ép bệ hạ, nếu không chịu hàng thì giết . Bệ hạ tức giận nói: "Đại trượng phu chỉ mong lập được công danh, há lại bắt chước thói đàn bà xót con hay sao?"
Liền sai hơn mười tay nỏ nhắm ngài mà bắn.
Điện hạ vẫn bình tĩnh, há phải đứa trẻ 10 tuổi làm được, thần cũng cảm thấy hổ thẹn. May hai vua Ngô, không tàn nhẫn.
.....
Nam Tấn vương Ngô Xương Văn tử trận, mất ở Giao Châu. Bọn Lã Xử Bình và Kiều Tri Hựu tranh nhau lên thay. Giao Chỉ đại loạn, Điện hạ ở Giao Châu đánh tan hai người ấy, chứ chẳng như những con tin tầm thường nhân lúc loạn lạc mà trốn về.
.....
Năm 968, Điện hạ theo bệ hạ vào Ái châu để mộ quân lo việc đánh dẹp và mộ được 3000 tráng sĩ. Lúc nghe tin, Hoàn liền xin ra. Tiếng thơm của điện hạ. 12 châu quận ai cũng kính.Hồi bệ hạ dẹp loạn, điện hạ luôn tả đột hữu xung, đi đầu.
......
Khi bệ hạ đăng đế, một mình điện hạ lo quan hệ bang giao, lũ người Tống vẫn lăm le xâm chiếm. Mà do điện hạ chăm nom, biên giới chín năm thái bình nhân dân dần hạnh phúc.
Ấy vậy mà, năm ngoái, Bệ hạ lại phong Hạng Lang làm thái tử. Há phải bất công với điện hạ. Từ trước đến nay khi chọn thái tử là chọn người có công, hoặc con đích trưởng quá ác phải bỏ thì sau mới lập con thứ. Nó là xu thế bất biến, đầy đúng đắn mà người xưa vẫn từng làm. Điện hạ là con trưởng, lại có công, chưa thấy lầm lỗi gì. Bệ hạ yêu Hạng Lang mà bỏ qua. Thế là bất công.
Sau đó khắp nơi động đất, sau đó có mưa đá, có hạn hán. Trời kia răn bảo trờ trờ ra đấy; mà bệ hạ không đổi, há con người thay đổi số trời được ư.”
Đinh Liễn nghe vậy. Hài lòng lắm, một ý nghĩ lóe qua. Những vẫn giữ được vẻ bình tĩnh, uống “ ực” chén rượu rồi nói:
“- Việc phụ hoàng làm, phận làm con phải nghe. Há ai có chuyện con cãi cha. Về sau, khanh cũng đừng nên nói lời thế. Kẻo đến tai phụ hoàng lại mang họa .”
Lê Hoàn quan sát thấy được nét mặt biến hoá trong giây lát của Đinh Liễn thì vui lắm. Nghe Đinh Liễn nói thì luôn mồm dạ vâng. Rồi viện cớ trời muộn. Xin cáo từ.
Lê Hoàn vừa đi, Đinh Liễn ngồi đó, hai tay bóp chặt ly rượu, chén rượu vỡ tan cứa vào da thịt, đau xót. Rồi quát tháo:
“ Bay đâu dọn dẹp, Gọi Kim Loan phi đến phục thị” ( Kim Loan là em gái Ngô Nhật Khánh)