Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất

Chương 16 : Chim lồng[2]

Ngày đăng: 08:31 19/04/20


Ban ngày, Tsangyang

Gyatso cực nhọc học tập kinh văn, không dám một phút lơ là. Chỉ vào lúc

đêm khuya, cả tòa cung điện yên tĩnh hẳn, Ngài mới dám lấy bút mực ra,

khẽ viết thơ tình. Con người chính là như thế, khi bạn có, có lẽ sẽ cảm

thấy tất cả chẳng quan trọng lắm. Sau khi mất đi, lại ngày mong đêm nhớ, mong mỏi một ngày đoạt về được báu vật thất lạc. Thật là mâu thuẫn,

nhưng không biết bắt đầu từ lúc nào, chúng ta đã thích mâu thuẫn như

vậy, bằng lòng vương vấn không thôi với những tâm tư mơ hồ.



Xin Lạt Ma đắc đạo,



Chỉ đường sáng cho tôi.



Do chẳng hồi tâm được,



Lại đến bên nàng rồi.



Khuôn mặt sư nghĩ mãi,



Chẳng hiện ra trong lòng.



Dung nhan nàng hiện rõ,



Dù có nghĩ hay không.



Chữ màu đen viết xong,



Nhòe bởi mưa và nước.



Tâm tư muốn viết ra,



Muốn xóa không xóa được.
Muốn xóa không xóa được.



Dù là như thế, Tsangyang Gyatso cũng không phải không hề động lòng đối với quyền lực. Trong tòa cung điện vĩ đại này, Ngài là Phật sống, vốn phải

có địa vị chí tôn và phong lưu vương giả, thống trị muôn dân trăm họ.

Nhưng giờ đây, trong không gian rộng lớn này, Ngài không có cả tư cách

nói chuyện. Ngài khát khao thời gian ba năm sớm qua đi, bản thân có thể

chủ trì chính sự, trong điện lớn uy nghiêm này, cất lên tiếng nói của

mình. Không phải Tsangyang Gyatso tham luyến quyền quý, trong cục thế đã không thể thay đổi, Ngài chỉ biết cúi đầu khuất phục. Đã không thể trở

lại được như trước, Ngài cũng không thể đắm chìm trong hiện tại, Ngài là Phật sống, cần tuân theo phương thức của Phật sống để tiếp tục sinh

tồn.



Do đó, ba năm nay, Tsangyang Gyatso dù không quên được ngày

tháng tươi đẹp của quá khứ, không quên được người tình mơ xanh ngựa gỗ,

nhưng Ngài cũng sống rất tỉnh táo. Ngài hiểu được sâu sắc, chỉ có học

tập thành tựu, Đệ Ba Sangye Gyatso mới giao phó chính quyền cho Ngài.

Cuộc sống như chim trong lồng ba năm khiến Ngài cảm thấy linh tính còn

lại trên người mình đang dần dà mất đi, tình cảm mãnh liệt đối với cuộc

sống ngày trước cũng lặng lẽ nhạt dần. Tsangyang Gyatso giống như một

cây cỏ khô, cần ánh nắng và mưa móc tưới nhuần mới có thể sống lại. Đúng vậy, Ngài khát khao sống lại, khát khao thật sự ngồi trên ngai Phật cao ngất, bàn việc với các sư trong điện lớn, lắng nghe tiếng nói của muôn

dân, dùng sức mạnh của mình, giải nạn trừ lo cho họ.



Mùa hoa nở đã qua,



Ong chớ nên rầu rĩ.



Duyên yêu nhau đã tận,



Ta cũng chẳng sầu bi.



Nếu duyên phận quả thật đã hết, cũng không cần quá đỗi bi thương. Cứ đem ký ức chôn chặt đáy lòng, lúc không người, một mình trầm tư, tưởng tượng

từng vui vẻ bên nhau, chỉ là ngắn ngủi đến nỗi giống như một lần hoa nở. Hoa lỡ mất mùa nở rộ, vẫn còn có năm sau, duyên phận Ngài bở lỡ, có thể tìm lại được không? Không thể nghĩ ngợi nữa, một người quá đỗi chìm đắm trong ngày hôm qua là tự chuốc lấy đau khổ. Nếu đời này Tsangyang
từng vui vẻ bên nhau, chỉ là ngắn ngủi đến nỗi giống như một lần hoa nở. Hoa lỡ mất mùa nở rộ, vẫn còn có năm sau, duyên phận Ngài bở lỡ, có thể tìm lại được không? Không thể nghĩ ngợi nữa, một người quá đỗi chìm đắm trong ngày hôm qua là tự chuốc lấy đau khổ. Nếu đời này Tsangyang

Gyatso đều không thể rời cung Potala, thế thì lối thoát duy nhất của

Ngài, chính là giải thoát bản thân. Hồng trần và cõi Phật, cách nhau một dãy núi, một dòng sông, Ngài hoặc là tung người nhảy qua, hoặc là ngồi

thuyền vượt sông.



Tuy nhiên, Tsangyang Gyatso cuối cùng cũng chịu đựng qua ba năm, gian khổ ba năm, trói buộc ba năm, Ngài phải chăng nên phá kén mà ra? Làm một chú bướm đẹp đẽ tự tại, kiêu ngạo nhẹ nhàng bay

lượn giữa trăm khóm hoa. Dẫu là một đám mây trôi, không gốc không rễ, ít nhất cũng có thể trời cao biển rộng. Mười tám tuổi, cũng đã chờ đến

mười tám tuổi, đây là tuổi Đạt Lai Lạt Ma tự mình chấp chính. Tsangyang

Gyatso mười tám tuổi đã từ một thiếu niên anh tuấn trở thành một thanh

niên trí tuệ sáng suốt, đọc kinh niệm Phật ba năm khiến Ngài thoát khỏi

bản tính hoang dại của thảo nguyên, có học thức thâm thúy.



Nhưng

vì sao Sangye Gyatso cứ lần lữa không chịu giao quyền trượng đến tay

Ngài? Ngồi trên ngai Phật của cung Potala, dù ngày nào cũng có người rạp mình dưới chân Ngài, nhưng Ngài trước sau như một, không có mảy may

quyền lực chấp chính. Ngài vẫn là con cờ do Sangye Gyatso sắp xếp, so

với lúc trước, càng thêm nhu nhược, càng thêm bó tay hết cách. Chẳng lẽ

chính sự rối rắm khiến Sangye Gyatso bận đến nỗi quên mất hay sao? Y làm sao có thể quên cơ chứ? Nhẫn nại ba năm, nói quên liền một nét bút sổ

toẹt hết thảy như thế hay sao?



Không, Sangye Gyatso không hề

quên, nếu y thật sự quên, Tsangyang Gyatso vẫn phải nhốt mình trong

phòng đọc kinh niệm Phật, chứ không thể ngồi trên điện lớn, lắng nghe

các sư lễ bái. Tất cả những điều này chẳng qua là cảnh giả, vì Sangye

Gyatso sẽ ở sau lưng giả vờ cùng Tsangyang Gyatso bàn bạc chính sự; trên thực tế, quyền quyết định vẫn nắm chắc trong tay Sangye Gyatso. Hơn nữa y thường vẫn nhắc đến vấn đề trả lại quyền cho Ngài, chỉ là mỗi lần

Tsangyang Gyatso ngẩng đầu mong đợi, cuối cùng đều kết thúc bằng thất

vọng.



Tsangyang Gyatso trẻ tuổi không biết nên đòi một lời giải

thích với ai. Nhìn Phật cầm hoa mỉm cười[2], Ngài cũng cười, chỉ là Ngài cười một cách ẩn nhẫn, cười một cách bất lực, cười một cách hoàn toàn

không có vẻ ung dung và ôn hòa của nhà Phật. Ngài là vua của cung

Potala, chỉ là trên sân khấu không ai hỏi han, một mình đạo diễn một màn kịch buồn vui vô thường.



[2] Cầm hoa mỉm cười (Niêm hoa vi

tiếu): là một giai thoại thiền, ghi lại sự kiện Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đưa cánh hoa lên khai thị, tôn giả Ca Diếp mỉm cười. Đây là biểu thị

cho pháp môn lấy tâm truyền tâm, một pháp môn siêu ngôn ngữ, siêu văn

tự. Trong pháp môn này chỉ có sự giao cảm, rung động giữa hai tâm thức

thầy và trò, và hai tâm thức này đã đồng nhất. Đó là cái tâm vi diệu

Niết bàn.