Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất

Chương 38 : Thảm kịch [1]

Ngày đăng: 08:32 19/04/20


Ngài xưa nay không hy

vọng bản thân suốt đời ru rú trong cung Potala, làm một vị Phật sống hữu danh vô thực, trở thành con cờ người khác mặc ý sắp đặt. Do đó mới năm

lần bảy lượt tùy tiện làm càn, gây ra thảm kịch không thể vãn hồi này.



Có một số nơi nên được con người vĩnh viễn ghi nhớ, dù lưu truyền bao

nhiêu năm tháng, những câu chuyện đã từng xảy ra vẫn rõ mồn một như hiển hiện trước mắt, phảng phất như mới hôm qua. Cũng có người nói, đời

người vốn dĩ đã có quá nhiều gánh nặng, chúng ta nên học cách lãng quên. Một người không nên dễ dàng hứa hẹn điều gì, đã hứa thì phải làm được.

Dù đối với một chiếc lá cây, một con sâu cái kiến, một làn khói lửa,

cũng phải có sự trình bày. Người và người vốn dĩ khác nhau, chúng ta

không thể lấy tiêu chuẩn của mình để đo lường người khác, cũng không thể lấy phương thức sống của người khác làm quy tắc của mình.



Khó

rời bỏ cuối cùng cũng phải rời bỏ. Ba trăm năm trước, tu viện Drepung

của Lhasa cử hành một cuộc biệt ly đau đớn, nung nấu một trận gió bão vô tình. Tu viện Drepung là một trong sáu tu viện lớn của Hoàng Giáo[1],

quy mô hoành tráng, quần thể kiến trúc màu trắng nối tiếp nhau san sát

trải đầy sườn núi, nên gọi là Drepung, tượng trưng cho sự phồn vinh. Tu

viện Drepung xinh dự là tu viện lớn nhất trên toàn thế giới, số lượng sư sãi lúc đông nhất lên tới trên mười ngàn người. Đứng yên hồi lâu ở bất

cứ một phương vị nào của tu viện Drepung, đều có thể nhìn thấy núi non

trùng điệp nhấp nhô và những áng mây vĩnh viễn không tan. Ngày nay nó

yên tĩnh tọa lạc trên mảnh đất mênh mông thánh khiết của cao nguyên, có

bao nhiêu người còn nhớ được ba trăm năm trước nó cũng từng trải qua một cuộc tranh đấu gió tanh mưa máu?



[1] Sáu tu viện lớn của Hoàng

Giáo: Drepung, Sera, Ganden (Lhasa, Khu tự trị Tây Tạng), Tashilhunpo
Giáo: Drepung, Sera, Ganden (Lhasa, Khu tự trị Tây Tạng), Tashilhunpo

(Shigatse, Khu tự trị Tây Tạng), Kumbum (Tây Ninh, Thanh Hải), Labrang

(Cam Túc).



Mãi đến hôm nay, người đến tu viện Drepung lễ bái vẫn

nườm nượp không ngớt, họ đều chỉ là một số khách hành hương bình thường, đeo tay nải, xoay kinh luân, mục đích là triều bái Phật tổ trang

nghiêm. Họ từ nhiều nơi khác nhau đến thành cổ Lhasa, mang theo ước hẹn

của kiếp trước, không hối hận ở kiếp này. Ba trăm năm trước, dòng người

như nước triều tuôn chảy, nhưng họ không phải đến lạy Phật cầu nguyện,

mà là vì hăng hái quên mình giải cứu vị Phật sống trẻ tuổi Tsangyang

Gyatso. Chẳng ai muốn để một miền đất thánh khiết chịu sự tiêm nhiễm vẩn đục của cõi trần, chẳng ai không mong yên bình thanh tịnh mà lại muốn

bốn bề chiến tranh.



Tsangyang Gyatso, vị Phật sống chí cao vô

thượng của cung Potala năm xưa, trong khoảnh khắc trở thành tên tù dưới

thềm. Cảnh ngộ kịch tính của Ngài khiến vô số dân chúng nảy sinh cảm

khái họa phúc khó lường. Họ là những người tin ở số mệnh, tin tưởng cỏ

cây bò cừu nơi này đều có chuyển thế luân hồi, đều có thể biết kiếp

trước đời này. Nhưng họ không tin vị Phật sống họ kính yêu ủng hộ lại là giả, không tin một người trẻ tuổi chí tình chí tính lại phải gặp biến

số to lớn dường ấy.



Điều duy nhất họ có thể làm được, chính là

hết sức giúp Tsangyang Gyatso thoát khỏi kiếp nạn này, chỉ cần không rơi vào tay Lha-bzang Khan, thì có thể không phải chịu trừng phạt của vua

Khang Hy. Họ vốn là những mục dân tự do nhất trên thảo nguyên, không
Khang Hy. Họ vốn là những mục dân tự do nhất trên thảo nguyên, không

quan tâm chính sự nước nhà, không hóng hớt chuyện phải trái trên đời,

chỉ giữ tín ngưỡng của mình, quỳ bái Phật sống họ nhận định. Chẳng lẽ

điều này cũng là sai ư? Vì sao luôn có nhiều người muốn khiêu khích phân tranh, vì một địa vị hư ảo, cam nguyện khuấy nát bình yên của họ?



Hôm ấy ánh nắng thật là rực rỡ, nhưng dân chúng đến tiễn đưa trong gió lại

cảm thấy lạnh lẽo thấu xương. Khi sứ giả của Khang Hy và quân đội

Lha-bzang Khan áp giải Tsangyang Gyatso từ cung Potala ra, quanh co đi

đến tu viện Drepung, một hành động mưu tính từ lâu đã triển khai trong

chớp mắt. Mấy mươi vị sư sãi thừa lúc quân lính không phòng bị, nhanh

chóng xông lên phía trước cứu Tsangyang Gyatso từ trong đội ngũ của

chúng. Tsangyang Gyatso còn chưa rõ chuyện gì xảy ra, cửa tu viện

Drepung đã đóng chặt. Một số sư sãi còn lại và tín đồ lập tức chắn ngay

trước cửa, con đường trước tu viện Drepung kẹt cứng như nêm cối.



Trong tu viện Drepung, Tsangyang Gyatso từ trong tình cảnh kinh động tâm

phách vừa rồi hoàn hồn trở lại, Ngài vô cùng cảm động trước sự ủng hộ

của các sư sãi đối với Ngài. Nhưng Ngài hiểu rõ hơn bất cứ ai, các sư

chống lại Lha-bzang Khan chẳng khác nào châu chấu đá xe. Sứ giả vua Đại

Thanh phái đến và quân đội rầm rộ của Lha-bzang Khan làm sao có thể

buông tha cho Ngài, các sư bất chấp hậu quả giải cứu Ngài như thế, sẽ

đem đến tổn thương cho chính bản thân họ. Lha-bzang Khan chỉ cần cho họ

một tội danh cướp đi khâm phạm, thì có thể giết chết dân chúng cản đường ngay tại chỗ mà không bị quy vào tội giết người.



Quân Mông Cổ

ngoài tu viện đằng đằng sát khí, có xu thế dùng vũ lực xông lên, nhưng

mấy trăm vị võ tăng đứng sừng sững trước cửa tu viện, đông đảo dân chúng cũng vây quanh, không chịu nhượng bộ mảy may. Quân đội võ trang toàn bộ của Lha-bzang Khan đã bao vây vòng trong vòng ngoài tu viện Drepung,

giằng co như thế nửa ngày, một trận tranh đoạt đẫm máu ngay lập tức sẽ

diễn ra. Lha-bzang Khan phẫn nộ đã không còn nhẫn nại nữa, lệnh cho quân đội dùng vũ lực xông tới cửa tu viện, nhiều tín đồ bị chúng giẫm đạp

dưới chân, đao kiếm vô tình vung lên chém tới tấp vào những người vô tội này.