Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất
Chương 42 : Hồ thánh
Ngày đăng: 08:32 19/04/20
Nếu trên đời này có ai đó khiến bạn không từ bỏ được, có việc gì khiến bạn phiền não khổ sở,
nên học cách dửng dưng quên đi, chọn lựa kề cận một cảnh đẹp, làm một
người yên tịnh từ bi.
Yêu một người có lẽ chỉ là trong chớp mắt,
quên một người lại có thể cần cả một đời. Biết rõ như thế, nhưng nhiều
người vẫn phải yêu, thậm chí ngàn dặm xa xôi truy tìm tình yêu, muốn kết một đoạn tình duyên trong kiếp này, để tuổi xuân không hối, đời người
không tiếc. Có điều tình yêu cần trao ra, cần gánh vác, dù phụ bạc cũng
phải nhẫn nhịn, dù phản bội cũng cần khoan dung. Dẫu có một ngày mất đi, dùng thời gian trọn đời để gìn giữ hoài tưởng, cũng sẽ không cảm thấy
nặng nề mệt nhọc, tình yêu như vậy, mới được xem là tình yêu chân chính.
Yêu một phong cảnh cũng như vậy, chỉ là gặp gỡ trong thoáng chốc, cần dùng
cả đời ghi nhớ. Thật ra tôi không phải là người thích phiêu bạt, chưa hề nguyện ý vắng lạnh đi lại trên đường, thậm chí e sợ như bèo trôi không
gốc không rễ lênh đênh. Tôi khát khao yên ổn, dù một gian nhà nhỏ hẹp
đơn sơ, cũng đủ để đặt xuống một linh hồn chán ngán trôi giạt. Nếu có
thể, đời này sẽ ở dưới một gốc hoa mai, lặng nghe dòng chảy thời gian,
cùng khói lửa nhân gian hững hờ đi lướt qua nhau.
Có lẽ chúng ta
thường hay được nghe một câu chuyện thế này, một người cực kỳ tàn nhẫn,
ngẫu nhiên gặp được một vị cao tăng, nghe sư giảng kinh nói thiền, chợt
tỉnh ngộ, bèn quyết ý bỏ dao đồ tể xuống, từ đó cải tà quy chính. Hoặc
gặp một thước phim chất phác cảm động nào đó, một phong cảnh khiến y
trong lòng xao xuyến, bèn hối hận vì ban đầu không làm khác đi, thề chết làm người lương thiện. Lúc đó, Phật có tha thứ cho y không? Người đời
có dung nạp y không? Có, nhiều sai lầm đều đáng được khoan dung tha thứ. Nếu trên đời này có ai đó khiến bạn không từ bỏ được, có việc gì khiến
bạn phiền não khổ sở, nên học cách dửng dưng quên đi, chọn lựa kề cận
một cảnh đẹp, làm một người yên tịnh từ bi.
Ở nơi xa xôi ấy,
không biết là gió mát mời gọi, hay là mây trắng vẫy tay, nhiều người đã
gặp gỡ hồ Thanh Hải như thế. Độ sâu thẳm của vùng nước trong xanh đó
khỏi nữa. Cuối cùng Ngài vẫn không thể rời được núi thần hồ thánh nơi
đây, không rời được các tín đồ ủng hộ Ngài, do đó Ngài không cam lòng bị lưu đày, thà rằng lẳng lặng ẩn tích ở đây. Hoặc giả Ngài đã sớm sắp xếp sẵn một kết cuộc như câu đố cho bản thân, chính là vì muốn người đời
mãi mãi không thể quên Ngài. Ngài là Phật sống, không cần giao phó với
bất cứ ai, đối với Ngài, vua chúa nhân gian chẳng qua chỉ là một kiểu
tồn tại hão.
Vì Ngài coi khinh kiếp sống qua ngày, hay là số mệnh có sắp xếp khác? Tóm lại chẳng nơi nào có thể tìm được. Cảnh giới tối
cao nhà Phật nói là Niết bàn[2] sống lại, chẳng lẽ Tsangyang Gyatso mượn nước hồ này, đạp sóng ngồi thuyền, đến bờ bên kia, ngắm hoa sen Ban
Nhược nở rộ? Nhưng bao nhiêu người vì tìm kiếm Ngài, trăng mờ bến đò,
lang thang không chốn nương thân ở đây, mà vẫn si tâm không đổi. Song
chung quy có một vầng mặt trời đỏ canh giữ ở đây, ánh vàng lóng lánh ấy
như ánh sáng của từ bi, ánh sáng của cát tường tỏa ra từ giữa vầng trán
Phật tổ, vô tư chiếu rọi khắp đất đai non sông. Mọi người tắm gội trong
ánh vàng, có thể hưởng thụ sự bình đẳng và khoan hậu mà thiên nhiên ban
cho.
[2] Niết bàn: là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạn
“nirvāṇa”, nghĩa là bị dập tắt, thổi tắt. Thuật ngữ nirvāṇa cũng được
dịch nghĩa là Diệt, Diệt tận, Diệt độ, Tịch diệt, Bất sinh, Viên tịch,
và vì sự tịch diệt được hiểu là mục đích tối cao trong đạo Phật nên
nirvāṇa cũng được dịch ý là Giải thoát, Vô vi, An lạc.
Đã ba trăm năm, không biết là thời gian vô tình, hay là con người vô tình, chúng
ta thật sự không cần so đo tính toán. Trầm ngâm suy nghĩ, không biết
người thế nào mới có thể đổi sắc cùng nước hồ Thanh Hải, tình cảm thế
nào mới có thể sánh ngang với vẻ đẹp trong thơ ca của Tsangyang Gyatso?
Lưu lại, phải chăng là chờ đợi hư vọng? Rời đi, lại phải chăng là tràn
đầy buồn rầu? Lúc đến, cho rằng nơi đây chính là quê hương, khoác tay
nải lên, vẫn làm lại khách qua đường như cũ.