Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất

Chương 43 : Huyền cơ

Ngày đăng: 08:32 19/04/20


Thế gian biết bao

việc không lời kể được, không dạng hình dung, chỉ là một áng mây màu

lững lờ, một luồng gió mát rong ruổi. Thứ chúng ta có thể nắm bắt chẳng

qua chỉ là chút ít hư ảo, nhưng vẫn cam nguyện mê muội vì hư ảo.



Năm tháng luôn lưu lại cho chúng ta quá nhiều câu đố, vậy thì ai là người

giải đố? Chính vì có nhiều nghi vấn không thể giải đáp như thế, mới

khiến con người càng thêm khao khát tìm hiểu đối với chuyện xưa không tỏ tung tích. Bao nhiêu chuyện đời mịt mùng chìm vào sông bể thời gian,

chúng ta có thể vớt lại được bao nhiêu? Cũng tựa như mặt hồ Thanh Hải

thần bí này, nó trong trẻo êm đềm như thế, dù lặn xuống đáy hồ liệu có

thể lượm lặt được thứ gì? Một mảnh chéo áo tàn khuyết? Một chiếc kinh

luân rỉ sét? Một chuỗi tràng hạt mục nát? Hay một bộ hài cốt cô độc?



Thế gian biết bao việc không lời kể được, không dạng hình dung, chỉ là một

áng mây màu lững lờ, một luồng gió mát rong ruổi. Thứ chúng ta có thể

nắm bắt chẳng qua chỉ là chút ít hư ảo, nhưng vẫn cam nguyện mê muội vì

hư ảo. Lịch sử lúc thì cho chúng ta nội hàm dày nặng, lúc lại giống như

hồng hoang mênh mông, bước chân vào chỉ nhìn thấy khói vắng đại mạc,

trăng khuyết tường đổ. Có những biến số là ý trời, có những biến số là

người định, năm xưa nếu vua Khang Hy không ban xuống đạo chỉ lệnh kia,

Tsangyang Gyatso sẽ không bị giải về kinh. Thế thì hồ Thanh Hải sẽ chẳng có có một huyền cơ không giải nổi, đến nay vẫn mơ hồ hư ảo trong cõi

hoang nguyên tịch mịch.



Đó là một chặng hành trình dài dằng dặc,

đội ngũ áp giải Tsangyang Gyatso xuất phát từ cung Potala của thành

Lhasa, dọc đường trải qua đủ mọi cảnh sắc địa phương, cả quá trình tiến

bước rất chậm chạp. Một đội ngũ tổ hợp bởi người của cả mấy dân tộc Hán, Mãn, Tạng, Mông, chuyến đi này của họ chỉ có một mục đích, nghe theo

mệnh lệnh của vua Khang Hy và Lha-bzang Khan, áp giải Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 Tsangyang Gyatso vào kinh. Hành trình xa thẳm, đường núi hiểm trở,

vùng đất hoang vắng này không có liễu khói thuyền sơn của Giang Nam,
Tsangyang Gyatso có lẽ đã không bước được ra khỏi cung Potala. Đệ Ba

Sangye Gyatso lòng dạ sâu xa, cũng phải đầu rơi xuống đất trước mặt y,

huống hồ chỉ là Tsangyang Gyatso mềm yếu cô độc. Ngài cũng không bị giam cầm ở núi Ngũ Đài, nếu thật sự bị Khang Hy giam cầm, thế thì trong sử

Thanh sẽ có ghi chép chi tiết, không cần để lại một câu đố, khiến người

đời nhọc lòng suy đoán.



Tsangyang Gyatso thật sự lưu lại hồ Thanh Hải ư? Phải chăng đã xảy ra một câu chuyện tình yêu đơn giản đẹp đẽ với một cô gái chăn cừu nơi này, thần linh của hồ Thanh Hải đã đáp ứng tâm

nguyện của Ngài, để Ngài thơ rượu phong lưu sống hết một đời ở vùng đất

yên bình này? Chắc chắn không thể là như thế, Ngài là Phật sống, Ngài

nên nghĩ cách bước ra khỏi đường quanh bến mê của trần thế, sao lại có

thể sa vào lưới trần, cam nguyện một đời lem luốc bùn đất? Hơn nữa nhân

gian rối ren, nào đã có sự tròn vẹn Ngài mong muốn, sự tròn vẹn chẳng

phụ Như Lai chẳng phụ nàng ấy? Ngài chọn cung Potala, suốt đời là Phật,

thì phải phụ lòng giai nhân. Ngài chọn tiêu dao hồng trần, cùng người

đẹp hoan ái, thì định sẵn sẽ phản bội Phật tổ. Do đó, chúng sinh cũng

không thể sắp xếp một kết cục hoàn mỹ cho Tsangyang Gyatso.



Ngắm

hồ Thanh Hải lần nữa, nó vẫn lặng yên. Mấy trăm năm rồi, nó mang nặng bí mật không thể giải đáp này, bị người đời truy hỏi vô số lần, chẳng lẽ

thật sự không mệt mỏi chút nào? Chắc là không mệt, nếu không, làm sao êm đềm phẳng lặng như thế, làm sao trong trẻo tinh khiết như thế. Chỉ có

trong gió nhẹ, mặt nước hồ ấy lăn tăn gợn sóng, như có tâm nguyện chưa

thỏa, muốn kể với chúng ta.



Rốt cuộc đã ẩn giấu bí mật gì không

cho ai biết? Người tên là Tsangyang Gyatso ấy, cuối cùng đã đi đến chốn

nào? Truyền kỳ đời này của Ngài thật sự đã kết thúc, hay là vừa mới bắt

đầu? Hồ Thanh Hải, là duyên đi của Ngài, hay là duyên đến của Ngài?