Hai Kiếp Làm Sủng Phi

Chương 33 : Đêm thu (phần đầu)

Ngày đăng: 12:49 30/04/20


Từ đó về sau, Tề Ngọc Yên luôn đóng cửa không rời Vĩnh Huy điện, đến tận khi Lý Cảnh quay về kinh thành, nàng mới ra khỏi Vĩnh Huy điện, cùng trở về kinh.



Ngồi trên nghi xa về kinh, Tề Ngọc Yên ở lì trên xe, không xuống khỏi xe một bước. Thời gian nghỉ ngơi buổi tối, Tề Ngọc Yên cũng để Trúc Vận báo với Thường Hải trước, sợ lây bệnh sang Lý Cảnh, nhờ Thường Hải sắp xếp lều trại của nàng ở một nơi yên tĩnh.



Từ sau khi Tề Ngọc Yên đổ bệnh, Lý Cảnh phát hiện không có nàng chơi cờ cùng, không có tiếng đàn của nàng bầu bạn, trong lòng mình luôn cảm thấy thiếu vắng thứ gì đó. Hắn cũng để Thường Hải nhắn lời, muốn tới thăm nàng. Nhưng Tề Ngọc Yên luôn lấy việc sẽ lây bệnh cho hắn làm cớ, không chịu gặp hắn, hắn đành buông bỏ suy nghĩ gặp nàng.



Trở về hoàng cung, Tề Ngọc Yên vẫn đóng cửa dưỡng bệnh trong Chiêu Thuần cung.



Lý Cảnh thấy nàng bệnh lâu không tốt, lại lần lượt phái chánh phó viện chính* của Thái y viện tới xem cho nàng. Trước khi hai vị viện chính đại nhân đến, Vương vị đã truyền tin đi, Trúc Vận liền cho Tề Ngọc Yên uống chút thuốc làm rối loạn mạch tượng.

(Ở đây nghĩ là phái cả quan chủ lẫn quan phụ của thái y viện tới xem.)



Bệnh trước của Tề Ngọc Yên là do Vương Vị xem. Tuy Vương Vị trẻ tuổi, nhưng y thuật cũng được coi là cao siêu, rất được hai vị viện chính của Thái y viện coi trọng, bọn họ tin tưởng, Vương Vị tuyệt đối không thể đoán sai bệnh phong hàn này được, cho nên, trong lòng hai người cũng có chút tiên nhập vi chủ*. Sau khi tới Chiêu Thuần cung, từ mạch tượng đến bệnh trạng, quả thật bệnh Tề Ngọc Yên mắc là phong hàn. Cho nên, lúc hai vị viện chính phục mệnh, cũng nói với Lý Cảnh rằng Tề Ngọc Yên nhiễm phong hàn, hơn nữa còn làm bệnh cũ nặng hơn, cần phải đóng cửa tĩnh dưỡng.

(Tiên nhập vi chủ: cho rằng cái trước là đúng.)



Thấy hai vị thái y có kinh nghiệm lâu năm ở Thái y viện cũng nói vậy, Lý Cảnh cũng đành phải để Tề Ngọc Yên tĩnh dưỡng trong Chiêu Thuần cung, nén lại suy nghĩ muốn gặp nàng của mình. Muốn chờ bệnh nàng đỡ hơn, sẽ tới thăm nàng.



Vì tránh né Lý Cảnh, Tề Ngọc Yên luôn rúc trong Chiêu Thuần cung, không dám ra khỏi cửa nửa bước. Mỗi ngày không đọc sách thì luyện chữ để giết thời gian, ngày qua ngày vô cùng tẻ nhạt.



Nghĩ tới kiếp này mình lại phải giam mình trong Chiêu Thuần cung này, Tề Ngọc Yên buồn bực trong lòng. Nàng bấm đầu ngón tay nhẩm tính, còn khoảng mười tháng nữa, Hoàng hậu chắc sẽ giá hạc về Tây, Thái hậu cũng sẽ xuất cung. Nàng tự nhủ trong lòng, chỉ cần nhẫn nại thêm chút nữa, chịu đựng thêm vài tháng rồi theo Thái hậu tới hành cung là được tự do hơn rồi.



Càng về cuối thu, thời tiết cũng dần dần trở lạnh.



Ngày hôm đó, là ngày sinh thần của Tề lão phu nhân, tổ mẫu của Tề Ngọc Yên.



Tại quê nhà Mi Dương của Tề Ngọc Yên, có một phong tục, người đời sau nếu muốn người già trong nhà khỏe mạnh sống lâu, vào ngày sinh thần của lão nhân, thắp một chiếc đèn hoa sen cho lão nhân, thả ra giữa sông, cầu mong lão nhân sẽ được sống lâu, năm sau lão nhân sẽ không bệnh không đau ốm.



Lúc ở Mi Dương, hàng năm Tề Ngọc Yên sẽ dẫn theo Tề Ý, thắp một chiếc đèn hoa sen cho lão phu nhân, thả vào lòng sông, để chiếc đèn kia mang theo hiếu tâm của mình với tổ mẫu, trôi về phương xa, mang tới cho tổ mẫu một năm bình an khỏe mạnh.
Lý Cảnh lại hoàn toàn không hay biết gì về con rắn đang treo ngay trên đầu mình, vừa uống rượu, vừa suy nghĩ gì đó. Còn đám người Thường Hải, Chu Nguyên hầu hạ bên cạnh, lại chẳng hề phát hiện, chỉ cúi đầu đứng một bên.



Mắt thấy thân rắn      càng lúc càng thõng xuống, sắp rớt trên đầu Lý Cảnh, Tề Ngọc Yên càng thêm căng thẳng, nếu như con rắn này có độc, cắn Lý Cảnh, vậy thì quá nguy hiểm. Nghĩ đến đây, nàng hét to với Lý Cảnh: “Hoàng thượng, cẩn thận! Rắn! Hoàng thượng, trên đầu người có rắn!”



Mặc dù cách hồ, nhưng mặt hồ không rộng, hai bờ hồ cách nhau không xa, Thường Hải chợt nghe thấy tiếng hô hoán của Tề Ngọc Yên. Gã ngẩng đầu, nhìn thấy bên bờ có nữ tử hướng về mình, đang gào thét, có vẻ vô cùng sốt ruột. Nhưng gã lại không nghe rõ nữ tử ấy đang hô hào cái gì, chỉ ngỡ ngàng nhìn nàng ấy.



Tề Ngọc Yên thấy người đối diện không phản ứng gì, càng nóng lòng hơn, vươn cổ la lớn với Thường Hải: “Thường Hải! Trong đình có rắn, ngay trên đầu Hoàng thượng!” Nói xong nàng dùng ngón tay chỉ lên phía trên.



Thường Hải vẫn không nghe rõ Tề Ngọc Yên nói gì, nhưng thấy rõ ngón tay của nàng chỉ lên trên, gã theo bản năng nhìn lên, vừa nhìn thấy thứ rũ xuống từ trên đình, lập tức mặt xám ngoét, vội vã xông lên, kéo Lý Cảnh dậy, kêu lên: “Hoàng thượng, trên đầu ngài có rắn.”



Lý Cảnh nghe Thường Hải kêu, ngẩng đầu nhìn lên, hoảng sợ lùi xuống mấy bước.



Lúc này, thị vệ đứng ở một bên tiến đến, dùng gậy gỗ đánh rớt rắn xuống, khều nó ra ngoài.



Môt tên thái giám đứng ở ngoài đình trông thấy con rắn được thị vệ khều ra, kinh hô: “Ta biết con rắn này, gọi là Trúc Diệp Thanh, kịch độc.”



Thường Hải nghe xong, sắc mặt càng sợ tới mức trắng bệch, lau mồ hôi, nói: “May nhờ vị cô nương kia nhắc nhở, nếu không con rắn này cắn phải Hoàng thượng, tiểu nhân mang tội nặng mất.”



“Cô nương nào?” Lý Cảnh vừa rồi vẫn đang uống rượu, không hề nhìn thấy Tề Ngọc Yên, lúc này nghe Thường Hải nói, có chút khó hiểu.



“Chính là vị cô nương phía đối diện đó!” Thường Hải chỉ sang phía hồ bên kia, nói: “Nếu không phải nàng liều mạng hô hoán, tiểu nhân cũng không phát hiện ra con rắn này.”



Nghe Thường Hải nói, Lý Cảnh nâng mắt nhìn về phía bờ bên kia, hình bóng yêu kiều của một nữ tử bất chợt lọt vào mắt hắn.



Mặc dù là ban đêm, nhưng đèn trong Lãm Nguyệt đình sáng rực, soi rõ người phía đối diện. Nên gương mặt của nàng, bởi vì hứng sáng nên hắn nhìn thấy rất rõ ràng.