Hiểu Phong Thư Quán Bát Quái Sự

Chương 4 : Bản thảo của tử khiêm - số 4

Ngày đăng: 04:24 19/04/20


Vất vả lắm Sách La Định mới thay quần áo, chải lại tóc xong, nhưng lại chẳng tìm thấy đôi giầy sạch nào, chỉ lau qua loa mấy cái rồi ra ngoài.



Nhưng Bạch Hiểu Nguyệt lại không ở trong nhà, con mèo hoa vẫn còn đang nằm yên lim dim mắt.



Sách La Định ra sân, thấy Bạch Hiểu Nguyệt đang chải lông cho con chó lông dài xinh đẹp dưới tàng cây Hòe.



Dù sao thì có tránh cũng chẳng thoát, Sách La Định quyết định đối mặt thôi, chỉ còn cách cố mà hợp tác với nha đầu này vậy.



Đi dọc hành lang tới bên gốc Hòe, vừa mới đến chỗ Bạch Hiểu Nguyệt đã nghe thấy nha đầu kia đang nói chuyện với chó con: “Định Định, tối ăn sườn lợn không?”.



Sách La Định ngoáy tai: “Chó này tên gì?”.



Bạch Hiểu Nguyệt giật nảy người, đứng phốc lên, quay lại nhìn hắn chằm chằm: “Sao ngươi đi mà chẳng phát ra tiếng động nào thế?”.



Sách La Định cũng bị dọa sợ hết hồn: “Phải phát ra tiếng động gì chứ?”.



Bạch Hiểu Nguyệt phủi quần áo, nghiêm nghị nói: “Đi thôi.”. Nói xong dẫn Sách La Định đến thư phòng.



“Con chó kia tên gì vậy?”. Sách La Định đi theo Bạch Hiểu Nguyệt.



“… là Tuấn Tuấn!”. Bạch Hiểu Nguyệt trả lời thành thật: “Tuấn Tuấn!”.



“Hình như ban nãy nàng gọi là Đinh Đinh mà…”. Sách La Định tưởng mình nghe nhầm.



“Làm gì có, gọi Tuấn Tuấn.”. Tai Bạch Hiểu Nguyệt đỏ bừng, nhanh chóng vào phòng.



Sách La Định không để ý, dù sao hắn cũng cảm thấy các cô nương đọc quá nhiều sách đa số đều thần bí như thế.



“Ngồi xuống.”. Bạch Hiểu Nguyệt chỉ vào bàn thấp bên cạnh.



Sách La Định nhìn mấy cái bàn còn thấp hơn cả đầu gối mình: “Ngồi thế nào, không có chỗ đặt chân nữa.”.



“Ngồi tư thế quỳ.”.



“Không được.”. Sách La Định sưng mặt: “Dưới gối nam nhân còn có hoàng kim.”.



Bạch Hiểu Nguyệt bĩu môi: “Vậy ngồi khoanh chân, ngươi thích ngồi thế nào thì tùy, làm gì bắt bẻ lắm thế?”.



Sách La Định chẳng còn cách nào khác đành ngồi xuống, chống chân lên, không thoải mái; duỗi chân ra, khó chịu, loay hoay mãi cuối cùng quyết định ngồi như trên ghế trong quân trướng, một chân khoanh tròn một chân chống, có vẻ thư thái chút.



Bạch Hiểu Nguyệt cầm thước gõ lên mặt bàn ba tiếng, ý hỏi – Ngươi xong chưa?



Sách La Định mặt cười tâm không cười với nàng một cái, mặt dày gật đầu, coi như xong.



“Đây là văn phòng tứ bảo (1) của ngươi, lần sau đi học phải mang theo, nơi này là thư phòng của ta, sau này mỗi ngày của ngươi sẽ thế này : Buổi sáng cùng mọi người đến lớp học chính khóa, ta ngồi ngay sau lưng ngươi. Buổi chiều ngươi tới đây, ta dạy cho ngươi một canh giờ lễ nghi, một canh giờ các bài học khác.”.



“Tận hai canh giờ sao?”. Sách La Định thấy lâu quá, bĩu môi, bắt đầu mặc cả: “Rút ngắn chút đi.”.



Bạch Hiểu Nguyệt cầm thước cốc hắn một cái: “Phu tử chưa nói xong, không được phép nói leo!”.



Sách La Định bĩu môi, cầm bút lông nhìn, lại ngửi thanh mực một cái.



Bạch Hiểu Nguyệt đưa tay cầm thanh mực, múc một thìa nước nhỏ đổ vào nghiên, vừa mài mực vừa nói: “Hôm nay ta mài giúp ngươi một lần, sau này trước mỗi giờ học ngươi phải tự mình mài xong mực!”.



Sách La Định nheo mắt nhìn theo bàn tay đảo từng vòng mài mực của Bạch Hiểu Nguyệt, cảm thấy đầu choáng mắt hoa, chợt lóe lên ý tưởng: “Hay là nàng đừng cho ta nghiên mực nữa, cứ cho ta một cái bình đổ đầy mực nước đi, đỡ phải mất công ngày nào ta cũng mệt thế…”.



Còn chưa dứt lời Bạch Hiểu Nguyệt đã trợn trừng mắt lườm hắn: “Mài mực là để tu tâm dưỡng tính…”.



“Uống rượu cũng có thể…”.



Bạch Hiểu Nguyệt vừa định cầm thước, Sách La Định đành phải ngoan ngoãn ngậm miệng, chống cằm nhìn nàng mài mực.



Lúc này có tiếng bước chân nhẹ nhàng vang lên từ phía hành lang, người tới còn có vẻ khá cẩn thận, có điều võ công của Sách La Định quá giỏi, nghe rất rõ. Lúc đưa tay lên gãi đầu, hắn cố ý liếc mắt nhìn một cái về phía sau, phát hiện có bóng người mập mờ lướt qua khung cửa sổ.
Còn chưa dứt lời thì Bạch Hiểu Nguyệt đã ngẩng đầu lên nhìn hắn.



Sách La Định giật mình, lùi về sau từng bước, nha đầu này sao lại rưng rưng nước mắt thế chứ…. Bị cái gì kích thích à?



Hiểu Nguyệt đưa tay lau nước mắt, chạy về phòng, đóng cửa.



Sách La Định nhìn hai cánh cửa “oành” một cái đóng lại trước mắt, đứng sững người chẳng biết phản ứng thế nào – Cô nương này có phải đã ăn nhầm đồ bẩn rồi không?



Cho dù vẫn rất mơ hồ nhưng dù sao thì hảo nam bất đấu nữ, tâm tình phụ nữ chẳng thể dò nổi, đây đã là luật bất thành văn rồi, Sách La Định xoay người về phòng, chuẩn bị đi tắm một cái rồi ngủ.



Vừa mới ra đến viện, cửa phòng phía sau lại mở ra.



Sách La Định quay đầu lại, được chứ, chỉ kịp vội nhảy sang bên tránh… “choảng choảng” mấy tiếng, nghiên, mực, bút lông đều đồng loạt bay ra rơi ngay bên chân hắn. Sách La Định cùng con chó lùn kia đều nhìn nghiên mực, rồi lại ngẩng đầu nhìn Bạch Hiểu Nguyệt, lại chỉ kịp thấy hai cánh cửa “oành” cái, sập luôn. Một người một chó cứ thế sửng sốt thật lâu, nháy mắt mấy cái – Vẻ mặt cùng động tác giống hệt nhau.



Một lúc lâu sau, Sách La Định ngồi xổm xuống nhặt bút nghiên, hắn cũng chẳng hiểu nổi vừa xảy ra chuyện gì nữa, đưa tay sờ đầu chó kia một cái, xoay người ra cửa. Vừa ra đến cửa lại nghe thấy mấy tiếng động lạ.



Sách La Định quay đầu nhìn lại, thấy trên cửu khúc kiều cách đó không xa có mấy nam sinh mặc áo choàng của thư quán, nền màu xám có in hoa văn chìm.



Trong ba nam sinh đó có một người là Đường Tinh Trị, một người là Hồ Khai, còn một thư sinh khác Sách La Định chẳng thể nhớ nổi tên.



Ba người đó đang nhìn hắn mà cười đây này.



Vừa thấy hắn nhìn sang, Đường Tinh Trị nhếch khóe miệng, nhướng mày khiêu khích với hắn, nghênh ngang cùng hai người kia rời đi.



Hai người kia vừa đi vừa quay đầu nhìn hắn, ánh mắt có vẻ đang cảnh cáo hắn – Kẻ thức thời mới là tuấn kiệt.



Sách La Định một tay cầm bút nghiên, tay kia cầm bức họa đã nát vụn, cũng đã hiểu đại khái rồi.



“Ngươi định đáp trả thế nào?”.



Sách La Định giật mình, Trình Tử Khiêm đã chồi ra sau lưng hắn từ bao giờ, cứ như chui từ dưới đất lên vậy.



Sách La Định nhìn hắn một lúc, mở miệng: “Chỗ nào bán giấy vậy?”.



***



Chập tối, Bạch Hiểu Nguyệt không ăn cơm, ngồi rầu rĩ trong phòng, đúng lúc này lại nghe thấy có tiếng chuông vang leng keng bên ngoài cửa.



Hiểu Nguyệt chẳng thèm để ý, nhưng mà tiếng chuông kia vẫn cứ vang lên không ngừng, nàng cảm thấy hơi phiền mới ra ngoài mở cửa…. Vừa nhìn, trong sân lại chẳng có ai.



Bạch Hiểu Nguyệt đứng ở cửa phòng, nhìn về phía bức tường ngoài cửa chính, trên đó có dán một bức họa rất rất lớn, gần như bằng cả người nàng vậy, mà người trên bức họa không phải ai khác, chính là nàng, hơn nữa, trông còn vô cùng rực rỡ, tinh tế.



Bên cạnh bức họa còn viết mấy chữ nhìn cực xấu, nhưng lại không sai chữ nào – Bạch Hiểu Nguyệt, Đại Mỹ Nhân.



Lạc Khoản còn thú vị hơn nhiều – Trên đó có vẽ một người trông nhỏ xíu đang cúi đầu nhận sai, vẻ mặt ấy có chút giống Sách La Định, lại còn le cả lưỡi nữa chứ.



Bạch Hiểu Nguyệt nhìn một lúc thật lâu, khóe miệng nhịn không được mà cong lên, nhanh chóng đưa tay che lấy miệng, tằng hắng một tiếng, bình tĩnh tiến về phía trước. Nhẹ nhàng gỡ bức họa xuống, cuộn lại đi về phòng, lần này nàng cất giữ cẩn thận hơn. Sau đó nàng thay một bộ váy mới, phất tay áo đi ra ngoài ăn cơm, tâm trạng tốt nên có chút đói bụng rồi!



***



Chú thích:



(1) Văn phòng tứ bảo: Bao gồm “bút, nghiên, giấy, mực”, là những thứ không thể thiếu chốn văn trường xưa.



(2) Họa phong và họa phái: “Họa phong” là phong cách vẽ riêng, điển hình nào đó; “Họa phái” là chỉ các trường phái hội họa, chẳng hạn như các trường phái Cổ điển, Điện đại, Thư pháp, Thủy mặc…



(3) Lạc Khoản: Hay còn gọi là Đề Khoản, là phần không thể thiếu trong Thư pháp hoặc các tác phẩm hội họa theo trường phái Thủy Mặc, bao gồm: Thượng khoản và Hạ khoản; Thượng khoản viết tên người nhờ vẽ hoặc viết, một vài câu mô tả hoặc ca ngợi bức họa, Hạ khoản viết tên người vẽ hoặc viết cùng địa điểm và thời gian xuất xứ của tác phẩm.



(4) Cuồng Thảo: Một kiểu viết chữ trong Thảo thư (phân biệt với Triện thư, Lệ thư, Khải Thư và Hành thư), loại chữ này vô cùng mạnh mẽ và phóng khoáng, trên cơ bản nét chữ thường không thể đọc được và chỉ thường được dùng với tính nghệ thuật chứ rất hiếm khi được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.



(5) Hủ mộc bất khả điêu: Gỗ mục nát chẳng thể điêu khắc nổi, ý muốn nói người xấu hoặc có căn cơ không tốt thì thường không thể cải tạo để tốt nên được.