Hình Đồ

Chương 275 : Thiên hạ có ai không biết ngươi (1)

Ngày đăng: 01:40 20/04/20


Nguyên nhân thời thế thay đổi, vì đại nghĩa mà không câu nệ tiểu tiết.



Ở hậu thế, trong “sử ký” của Tư Mã Thiên, cũng có tổng kết về Thúc Tôn

Thông. Tổng thể mà nói thì cũng là người được đánh giá cao.



Kiếp trước, Lưu Khám cũng xem qua bộ sách “Sử ký”.



Nhưng lúc đó đọc nhanh như gió, ngoại trừ Hạng Vũ, Lưu Bang là những

nhân vật làm cho hắn sinh ra hứng thú, còn lại đều xem qua rồi quên.

Nhưng cái tên Thúc Tôn Thông này khắc trong ký ức của hắn rất sâu, đây

là một nhân vật rất thú vị.



Nho sinh ở hậu thế coi trọng khí tiết, coi trọng khí khái!



Đối với một ít vấn đề mang tính nguyên tắc, tuyệt sẽ không thoái nhượng nửa bước. Thế cho nên trong một thời gian rất đó, Lưu Khám có một loại

quan niệm lệch lạc: vị đại nho, hẳn là ăn nói thận trọng, bảo thủ cố

chấp, không thích thay đổi; Thư sinh thì chỉ thích ngồi nói chuyện

suông, thường ngày đọc sách, lúc nguy nan thì thà chết báo ơn quân

vương, coi như là toàn bộ khí tiết. Rồi sau này, rất nhiều nho sinh,

ngay cả dũng khí chết cũng không có.



Nhưng Thúc Tôn Thông lại không hẳn như vậy…



Người này học ở trường của môn hạ Khổng Phụ - cháu chín đời của Khổng

Phu tử, từng trước sau vì đám người Thủy Hoàng Đế, Doanh Hồ Hợi, Hạng

Vũ, Hùng Tâm, Lưu Bang mà dốc sức, được cho là một nhân vật rất biết tự

bảo vệ mình. Nếu dựa theo cách nhìn của nho sinh hậu thế, Thúc Tôn Thông hẳn là loại người không hề có khí tiết, có thể nói là loại vô sỉ. Đặc

biệt là Thúc Tôn Thông đầu hàng Hán, đề cử với Lưu Bang phần lớn toàn là lực sĩ đạo tặc. Có thể rất nhiều nho sinh bất mãn đối với Thúc Tôn

Thông, thậm chí có người còn nói hắn là nỗi sỉ nhục của người đọc sách

trong thiên hạ.



Nhưng Thúc Tôn Thông này lại chẳng thèm để ý.



Lúc vua tiến thủ, tranh đoạt thiên hạ, cần chính là lực sĩ, cần chính

là tướng quân có thể đánh thắng trận; thế nhưng khi thiên hạ ổn định,

muốn bảo vệ cơ nghiệp, lại cần văn sĩ nho sinh trợ giúp. Đây chính là

câu trả lời của Thúc Tôn Thông đối với Lưu Bang lúc đó.
Trên thực tế, không chỉ có Thúc Tôn Thông có ý nghĩ như vậy.



Mọi người bao gồm cả Lý Do, Lý Thành đều cùng mang suy nghĩ như thế.



Lưu Khám trong tình thế cấp bách liền nhanh trí, nghiêm mặt nói:



- Tiên sinh đừng cho rằng Khám là người xảo ngôn. Chí thánh là gương tốt của muôn đời, Khám xưa nay vô cùng ngưỡng mộ.



Chỉ tiếc, Khám sinh muộn mấy trăm năm, không thể làm môn hạ để được

nghe lời dạy dỗ của Thánh nhân, cho nên cảm thấy đáng tiếc.



Thánh nhân một đời đa kiệt, khí khái không đổi.



Dịch hộ mình đoạn này nhé



“Khổng Tử nói: Ta đối với người đời có chê ai, khen ai thái quá không?

Không. Ta khen là vì thấy họ đã làm việc thiện. Nhân dân ngày nay cũng

là dân thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu) lấy phép ngay thẳng mà đối đãi với dân”



(Luận ngữ)



Đối nhân xử thế như Khổng thánh nhân, Từ lúc Khám chào đời tới nay, đối với Thánh nhân cũng có chút quan tâm… Thúc Tôn tiên sinh học ở trường của môn hạ Khổng tiên sinh, tuy rằng

thanh danh không nổi, nhưng nói đến tùy cơ ứng biến, Khám sớm đã biết

tiên sinh cũng không phải hạng người chỉ biết đọc sách đọc thơ. “Lễ ký – đại học” có viết: Nếu muốn ngày hôm nay đổi mới thì ngày ngày đều phải

luôn đổi mới, lại tiếp tục đổi mới nữa”. Thánh nhân cũng biết tùy cơ ứng biến, đáng tiếc hậu nhân cắt câu lấy nghĩa, nên hiểu lệch lạc.



Khám cho rằng, tên của tiên sinh mặc dù không bằng Khổng tiên sinh và

các môn hạ danh sĩ của người. nhưng lại có được chân lý của Thánh nhân,

vì vậy mang được hai chữ đại hiền.



Lý do này của Lưu Khám hơi thiếu tính thuyết phục thế nhưng lại rất được lòng của Thúc Tôn Thông.



Lý Do cũng cảm thấy vô cùng kinh ngạc, không nghĩ tới Lưu Khám lại là

một người bác học. Ngay cả đạo Khổng Mạnh mà cũng có thể nói đĩnh đạc

được.