Hình Đồ

Chương 308 : Yết kiến cung Lạc Dương (2)

Ngày đăng: 01:41 20/04/20


Lưu Khám không thể không thừa nhận, Lý Do này đúng thật là học thức uyên bác.



Theo lời Lý Do nói, học thức của y cũng xuất phát từ phụ thân y – Lý

Tư. Còn đối với Lý Tư, Lưu Khám vẫn luôn cho rằng lão là một người học

phái pháp gia, nhưng trên thực tế, Lý Tư đã từng học ở Tắc Hạ học cung

với Tuân Tử, là một nho sinh chính cống. Thật ra, những năm cuối Chiến

Quốc, những nho sinh thời Tần triều, không phải loại hủ nho chỉ biết nói suông, không hiểu thế sự như hậu thế Lưu Khám nghĩ.



Học phái Nho gia không được trọng dụng ở thời đại này. Cho nên những nho sinh sẽ dùng đủ mọi cách để tùy cơ ứng biến, để đoạt lấy tiền đồ công danh.



Lý Tư chính là một trong số đó.



Tổng thể mà nói, học thuật Nho gia trong lịch sử Trung Quốc trải qua

bốn giai đoạn. Nho sinh thời Tần Hán, vì Nho học không thịnh, cho nên

đau khổ giãy giụa, nỗ lực tìm không gian tồn tại cho Nho học. Ở thời kì

này, những Nho sinh có thể thu thập rộng rãi mọi người, không quan tâm

đến trường phái học thuật, có thể tùy cơ ứng biến. Cho đến tận lúc Đổng

Trọng Thư bãi miễn Bách gia, độc tôn học thuật Nho gia. Rồi sau đó là

Thịnh Đường! Trải qua hai trăm hai mươi hai năm Lưỡng Hán, mặc dù đã

trải qua trận chấn động Ngũ Hồ Loạn Hoa, nhưng dưới sự hưng Thịnh Đường, các Nho sinh cùng với thời đại, mà ý chí rộng lớn, có ý tự cho mình là

nhất. Do vậy, Nho sinh đời Đường khí phách lớn nhất, từ đó mà sinh ra

những nhân vật như Lí Bạch và Đỗ Phủ.



Những Nho sinh thời kì

Lưỡng Tống, một mặt lo âu với sự suy yếu của Đại Tống, mặt khác lại tự

hào với sự hưng thịnh của văn minh. Trong thời kì này, những Nho sinh

trước sau có tâm lý vừa tự ti, lại vừa kiêu ngạo. Dưới sự sai khiến của

loại tâm lí mâu thuẫn này, Lý học từ đó mà sinh ra. Còn về sau đời Đường Tống, Nho học thời Minh Thanh...



Nói chung, lúc Lý Do và Lưu Khám nói chuyện, Lưu Khám không hề cảm thấy vẻ hủ nho trong con người Lý Do.



Nhưng từ trong lời nói của Lý Do, hắn tựa hồ như nghe thấy một chút ý

tứ khác. Về học vấn, Lý Do kính phục phụ thân Lý Tư. Nhưng dường như y

lại không hề tán thành với cách làm của Lý Tư. Đặc biệt là mấy năm nay,

sau khi Lý Tư trở thành Thừa tướng, dường như đã mất đi ý chí kiên quyết và dám nghĩ dám làm năm đó, lại thêm mấy phần suy nghĩ về công danh lợi lộc. Trong rất nhiều chuyện, hành vi của Lý Tư khiến cho Lý Do không
xác khô nhưng rất nhiều chỗ ở Trường Thành không phải là Thủy Hoàng đế

xây dựng mà là sáu nước tạo ra.



Vô số những bộ xương khô đó, càng có khả năng là do sáu nước tạo nên.

Sở dĩ toàn bộ đều đổ lên đầu Thủy Hoàng đế, vừa khớp với câu nói cổ:

Thắng làm vua, thua làm quan! Những sử sách này à, đương nhiên là do

những kẻ thắng viết nên, Lưu Quý lại có thể nói tốt Đại Tần?



Có câu nói, thà làm chó thời bình, còn hơn làm người thời loạn.



Nếu như có thể êm đẹp mà sống qua ngày tháng, ai lại tình nguyện làm người thời loạn thế bữa hôm lo bữa mai?



- Tiểu công chúa tên Quả, mười sáu tuổi!



Lý Do không hề chú ý đến tâm trạng của Lưu Khám thay đổi. Phu nhân của y là con gái của Thủy Hoàng đế, cũng coi như là người trong vương thất,

cho nên biết rõ rất nhiều việc.



- Tiểu nha đầu này rất xinh đẹp,

được bệ hạ sủng ái. Chỉ là tính cách... Ha ha, nếu như ngươi mà gặp tiểu nha đầu này, tốt nhất là nên trốn xa một chút... A Khám, Lưu Đô Úy?



- Hả?



Lưu Khám đang trầm tư, tỉnh táo lại, cười ngượng ngùng.



- Đột nhiên nhớ ra một số chuyện, có chút lơ đãng, xin Quận thủ thứ lỗi.



- Hà, lơ đãng ở chỗ ta thì không sao, nhưng khi gặp bệ hạ, đừng có lơ đãng!



Lý Do không để bụng, cười hì hì nói.



Nhưng trong lòng Lưu Khám, lại cảm thấy sợ hãi kỳ lạ, thậm chí... còn

vượt qua cả nỗi sợ hãi khi mà hắn nghe tin Thủy Hoàng đế muốn triệu

kiến.