Hình Đồ
Chương 352 : Hùng và Ngư (1)
Ngày đăng: 01:41 20/04/20
Câu “Trăng mờ gió nổi” hẳn là xuất hiện trong văn “Phụ chưởng lục” của Nguyên Hoài người Nguyên Đại.
Âu Dương công chơi tửu lệnh với người ta, đã làm hai câu thơ. Một câu:
“Trì đao hống quả phụ. Hạ hải kiếp nhân thuyền”. Một câu: “Nguyệt hắc
sát nhân dạ. Phong cao phóng hỏa thiên”.
Vậy thì đến Ly Khâu lại
làm một bài văn trong “Hậu hành thư”, viết rằng: Ban đêm, nguyệt mờ, gió nổi… Câu chữ như vậy cũng sử dụng một câu “trăng mờ gió nổi” xuất hiện
sớm hơn một nghìn năm. Theo lời Ly Khâu, đêm hôm đó, đối với y mà nói là vô cùng quan trọng.
Gió đầu mùa xuân, còn mang theo một chút hơi lạnh thấu xương.
Đã qua giờ hợi, đèn ở các phòng trong Ô Thị bảo đã tắt, mà phía tiểu viện
tây bắc vẫn còn ánh đèn lập lòe. Ly Khâu dùng một cái kim quan treo
ngược, hai chân câu lên một cành cây, đầu hướng về trong viện quan sát.
Đây là một gốc cây đại thụ lớn dựa vào ngoài tường viện, cành lá tươi
tốt. Có một bộ phận chạc cây đưa vào trong viện, trốn trong đó, vô cùng
bí mật.
Nhìn tiểu viện từ bên ngoài, tựa hồ rất bình thường.
Thế nhưng khi Ly Khâu đổi chiều cây, tỉ mỉ quan sát một lúc, ngược lại lại
hít một ngụm khí lạnh. Trong viện có khoảng mười gian phòng, ở chỗ tối
bên mỗi một hòn giả sơn lớn đều có người ẩn náu. Không thể nhìn rõ tướng mạo của những người này, nhưng ăn mặc cũng là trang phục của gia phó Ô
gia, tay nắm chặt vũ khí nhìn vô cùng hoàn mỹ. Ở trong sân, có một tráng hán như hùng sư thủ hộ, nhìn rất cao to uy mãnh, đằng đằng sát khí, cầm trong tay thiết kiếm, mặc nhuyễn giáp tê giác, đang ngồi ở lương đình
bên một tòa giả sơn.
Ở trên hành lang vào cửa chính còn có một
thanh niên, có thể nhìn ra, đây là một nhân vật đầy kinh nghiệm sa
trường. Bên người đặt một thanh lợi kiếm, lưng đeo đoản cung và túi tên, dựa vào cây cột nhắm mắt dưỡng thần.
Đây đều là những người nào?
Ly Khâu đang nghĩ ngợi, chợt nghe một giọng nói quen thuộc truyền đến.
- Ta là Ô Thị Khỏa. Xin chớ xuất thủ.
Tráng hán trong lương đình đứng dậy, đi nhanh như lưu tinh tới trước cửa. Từ
đón lấy thanh đại bổng, một tiếng “đinh” vang lên, đại bổng thuận thế
nhấn xuống dưới. Nếu là người thường, một nhấn này đủ để người đỡ đại
bổng ngã quỵ tại chỗ, mà người cầm bổng bước chân không hề loạn không hề dừng lại, thân thể theo kiếm thế của Ly Khâu hoàn thân một cái dẫn đi,
dưới chân mềm mại, sử dụng Tam Cung Bộ vòng quay lại, đại bổng lại đưa
một thế quét ngang.
Lúc này đây, Ly Khâu cũng không dám đỡ nữa!
Lúc trước, đối thủ với một bổng, lực đạo kinh người, y đã hao hết toàn lực, mà một bổng này, chiêu số tương đồng, nhưng Ly Khâu lại biết, đối thủ
vừa quay người, lực đạo trên bổng gia tăng ít nhất là gấp đôi. Nếu như
là Cái Nhiếp, nói không chừng có thể đỡ được, thế nhưng Ly Khâu không
thể. Thế bổng rất nhanh, trong chớp mắt đã tới trước mặt, Ly Khâu bất
đắc dĩ lùi về phía sau một bước, né tránh.
Theo Ly Khâu thấy, đại bổng của đối thủ có lực đạo kinh người, đây cũng là một tên có dũng
lực. Thế nhưng “Doanh bất trì cửu” đây chính là đạo lý trong Dịch chiết. Từ ngày đầu tiên Ly Khâu học kiếm đã được Cái Nhiếp truyền thụ. Đối
phương liên tục mãnh công hụt, tất nhiên sẽ điều chỉnh, khi đó chính là
lúc phản kích.
Nhưng không nghĩ tới, sau khi hắn ta tiếp tục đánh hụt, miệng gầm lên giận dữ, đại bổng lại lên một kích.
Người này cước bộ quá linh hoạt rồi, linh hoạt đến mức khiến Ly Khâu căn bản
là không cách nào đánh trả. Thanh lang nha bổng kia giống như bánh xe
chạy tới, vù vù rung động, bức Ly Khâu lùi liên tục về phía sau, chật
vật không chịu nổi. Đại hán kia đứng trên cửa hiên lẳng lặng xem chiến.
Mà thái độ của mọi người cũng vô cùng thoải mái.
- Lão Đồ, cứ theo đấu pháp này của A Tín, ngươi có thể chống đỡ được bao lâu?
Tráng hán ha hả cười:
- Nói đến cứng đối cứng, sau mười lăm chiêu ta tất nhiên bại trận, nhưng
nếu như là xa chiến, ta có khả năng hạ y trong vòng năm mươi chiêu.
- Nói nhảm, ai chẳng biết A Tín sở trường là bộ hạ và mã thượng, ai đấu với xa chiến bỏ đi của ngươi chứ?
- Thiếu Quân, ngươi đừng chê cười ta…nếu ngươi đối mặt với A Tín, có thể đỡ được mấy chiêu?