Hình Đồ
Chương 485 : Phủ Việt Long Trì, Lưu thị lập quốc (1)
Ngày đăng: 01:44 20/04/20
Mùng một tháng hai, đây vốn là thời gian vô cùng bình thường. Hẻm núi lớn ở Tần Tấn
đón lũ xuân, tuyết vùng thượng du Hoàng Hà tan làm cho nước sông tăng
vọt, sôi trào mãnh liệt, lao nhanh xuống chín khúc. Băng đá và gỗ khô
cuồn cuộn trong sông, đụng vào nhau tạo nên những tiếng ầm ầm vang vọng.
Hoàng Hà, là sông mẹ đã chảy xuôi một trăm sáu mươi vạn năm, giống như
cự long thiên cổ, từ ngọn tuyết phong trong Côn Lôn rậm rạp mà đổ nhanh
ra, lại đem nguồn nước từ cao nguyên Thanh Tàng, Băng Xuyên cùng Hồ
Chiểu nhập vào dòng, xuyên qua Hạp Việt cốc, qua chín khúc hồi chuyển.
Nhưng khi nước sông đến Thiên Quan ở Nhạn Môn quận, đột nhiên chuyển
hướng, một đường xuôi về phía nam, gào thét mà lao đi.
Ngàn vạn năm liên tục xói mòn, trên Hoàng thổ nguyên rậm rạp, tạo nên
một hẻm núi lớn và sâu. Hẻm núi này bắt đầu từ Vũ Môn, tổng cộng bảy
trăm hai mươi cung, đem một vùng đồng cỏ phì nhiêu chia làm hai. Phía
tây hẻm núi là nước Tần, phía đông là nước Tấn. Cho nên hẻm núi này được gọi là hẻm núi lớn Tần Tấn, được lưu danh trong sử sách. Nơi cuối cùng
của hẻm núi, có Long Môn sơn, và Lương sơn nằm đối nhau. Đây cũng là nơi có cảnh trí rất nổi tiếng, Long Môn. Trong dân gian lưu truyền cá chép
nếu có thể vượt lưu mà lên, lướt qua Long Môn là có thể hóa rồng. Cái
gọi là Cá chép vượt Long Môn chính là nói về nơi này.
Long Môn sóng dữ như sấm dậy đất bằng. Ban đêm ngày mùng một tháng hai
Tần Nhị thế, nước sông hai bờ, yên tĩnh im ắng. Một con thuyền khổng lồ, cùng theo là hai chiếc thuyền lớn, lặng lẽ bơi nhanh trên sông mà đến,
từ bóng thuyền trên nước có thể thấy, trên thuyền chở hàng hóa rất nặng.
Trên mui thuyền, một trung niên nam tử đang vịn mạn thuyền mà đứng, tóc
màu hoa râm, bị hơi nước làm ướt nhẹp, dán trên mặt. Lúc lái vào đến hẻm núi Tần Tấn, thuyền bắt đầu giảm tốc độ, nước sông cuồn cuộn, lúc sắp
đến Long Môn khẩu, đột nhiên gặp một khúc cua gấp, sóng dâng trào hung
dữ đập vào vách đá, bay ra từng cơn sóng tuyết, mà khi sóng nước rơi
xuống, lập tức chạm vào những tảng đá ngầm cực lớn giữa sông, một lần
nữa phát ra những tiếng gào thét cuồng nộ.
- Ba lần sóng dữ ở Long môn, như sấm dậy đất bằng!
Người trung niên không nhịn được thấp giọng nói một câu, lộ ra thái độ
tán thưởng. Y quay người, bước nhanh tới đuôi thuyền, nhìn thoáng qua,
Hạ Dương lũ lụt…
Sau khi ra khỏi Vũ Môn khẩu, hai bên bờ Hoàng Hà, các thôn trấn thành hương đều gặp hồng tai mức độ lớn hoặc nhỏ.
Chết mấy nghìn người, trên mười nghìn người trôi giạt khắp nơi!
Nhưng mà đó cũng không phải là sự tình làm cho người ta khủng hoảng
nhất, cái làm cho người ta khủng hoảng nhất chính là cái đang nằm ngang
hẻm núi Long Môn kia, là hai chi khí cụ bằng đồng khổng lồ.
Một thanh đồng việt, một thanh đồng kiếm.
Khí cụ bằng đồng, cũng không phải là kỳ vật gì, nhà nhà đều phải có vài
món như vậy. Nhưng thanh đồng khí ở hẻm núi Long Môn này, lại to lớn đến mức khiến người ta giật mình. Mỗi một thanh đồng khí, chỉ sợ phải nặng
đến nghìn cân, cứ như vậy cắm ở hẻm núi Long Môn, nổi lên ở Thạch Chu
trên mặt sông, lóe sáng dưới ánh mặt trời. Mặt nước Thạch Chu là một
cảnh đẹp của Long Môn.
Truyền thuyết, mộ của Vũ Vương đang ở phía dưới Thạch Chu. Mà bây giờ,
bên trên Thạch Chu xuất hiện một vết rách to lớn, hai thanh đồng khí
liền cắm ở trên mặt. Hơn nữa, trên hai thanh đồng khí, xuất hiện tám chữ cổ triện màu vàng. Người có kiến thức có thể thoáng cái phân biệt được, đó là chữ của thời kỳ Thương Chu. Chữ vàng này cũng có thể coi là chữ
khắc trên đồ vật, khắc dấu ở trên khí cụ bằng đồng, bình thường là văn
tự để tế trời.
Trên thanh đồng kiếm viết: Ngự long phi thiên.
Trên thanh đồng việt lại có khắc chữ: Sàm việt đương quốc.
Liên tưởng đến tiếng cự long gào thét đêm qua, cảnh tượng quỷ dị quay
quanh trời, tất cả mọi người trong một khoảnh khắc, đều cảm thấy không
biết làm sao.
Trong dòng nước cuồn cuộn, trên mộ của Vũ vương trong truyền thuyết…