Hình Đồ
Chương 582 : Vĩ thanh
Ngày đăng: 01:45 20/04/20
Hạng Võ không tự vẫn ở Ô Giang, mà tự vẫn tại Cai Hạ.
Theo Lưu Khám biết, trong lịch sử Hạng Võ bị tiểu nhân mưu hại, cuối cùng
không còn đường lui mà tự vẫn, không để lại y một trận chiến thống
khoái.
Sau khi Hạng Võ chết một tháng, mọi người phát hiện thi thể Phạm Tăng ở ven bờ Sào Hồ. Ông là nhảy xuống hồ mà chết. . .
Tựa hồ danh thân lương tướng nước Sở đều thích chọn cách nhảy xuống
sông tự vẫn. Ở đó hắn còn nhận được một di thư của Phạm Tăng lưu lại.
Trên di thư, chỉ có ba chữ viết bằng máu: Hận hận hận.
Phạm Tăng hận cái gì? Đáp án, có lẽ chỉ có ông mới rõ.
Trận chiến Cai Hạ, từ khi Hạng Võ đột phá vòng vây, bao gồm cả Hạng Viên, tổng cộng chém chết hai mươi bảy tướng Đường.
Trong đó có Đồ Đồ là mãnh tướng. Ngoài ra còn khiến mười ba danh tướng
bị trọng thương. Trong số đó có loại nhân vật như Phàn Khoái, Phàn Khoái bị chém đứt tay trái, từ đó về sau trở thành người tàn phế. Sau khi đưa về Hàm Dương chữa trị, được phong làm Bá Hầu, được ban thưởng hơn ba
trăm dặm phong ấp. Sau dưới sự chủ trì của Lữ Tu, đã thành thân với Yến
Cơ, người năm đó dâng lên thủ cấp của Triệu Cao, sau sinh được một đưa
con đặt là Phàn Kháng, đến năm Đại Trị thứ mười một thì chết.
Hạng Võ chết rồi, tựa hồ nói rõ thiên hạ sắp thái bình. Rất nhiều người đều nghĩ như vậy, thậm chí rất nhiều quan viên Hàm Dương đều cho rằng
từ nay về sau sẽ không còn chiến sự.
Nhưng ngay khi đại đa số mọi người cho rằng thiên hạ sắp thái bình, mười bảy ngày sau khi Hạng
Võ tự vẫn, Giang Nam lại truyền đến chiến báo, nói Nhâm Hiêu chiếm lĩnh
Hội Kê.
Chỉ là, Nhâm Hiêu không tiếp tục dùng cờ hiệu phục
hưng lão Tần, bởi vì lão Tần đã không còn nữa. Dù vậy, bốn mươi vạn đại
quân Lĩnh Nam vẫn tuôn ra Hoành Phổ Quan, chiếm cứ Nam Dã. Từ đó một
đường hát vang, rất có xu thế quét sạch phương nam, lấy khí thế sét đánh không kịp bưng tai chiếm lĩnh Hội Kê. Nhâm Hiêu tự phong làm Nam Sở
Vương, sau khi chiếm lĩnh Hội Kê nhanh chóng di chuyển quân đội, bao vây huyện Phiên, sau khi giết chế Kình Bố, liền chiếm lĩnh phía nam Lư
Giang. Con rể của Ngô Nhuế thấy tình hình không ổn, liền thống lĩnh tàn
quân thoái lui trấn thủ Cư Sào.
Lưu Khám rất muốn dựa vào thanh thế tiêu diệt Hạng Võ, vượt sông tranh phong với Nhâm Hiêu.
Thế nhưng, từ đầu năm đến cuối tháng năm, trong sáu tháng ngắn ngủi đã
tiêu lượng lương thực, quân nhu khó có thể tính toán. Cho dù bậc hiền
lương như Tiêu Hà, cũng phải phái người báo cáo với Lưu Khám: Thương khố Quan Trung đã khó có thể trụ nổi chiến cuộc nữa.
Trong vòng
sáu tháng, Lưu Khám chiếm được toàn bộ Sơn Đông. Ngay cả Giang Tả và
Lĩnh Nam, ngày xưa là lãnh thổ nước Tần cũ, cũng bị hắn quản lý. Nghe
tựa hồ là một tin tức không tồi, nhưng Lưu Khám biết, từ khi Trần Thắng
Ngô Quảng bắt đầu nổi loạn, liên tục sáu năm chiến loạn khiến cho phần
lớn đất đai đều trở nên hoang vu, dân chúng trôi giạt khắp nơi.
Trước mắt, trấn an thổ địa vừa chiếm lĩnh mới là sự việc cần giải
Đầu năm Đại Trị thứ ba, Trần Bình bởi vì tội thất sát, bị miễn chức Thái Úy, điều tới Liêu Đông.
Trong năm đó, Nhâm Hiêu quy hàng, dẹp yên Giang Nam!
Năm năm sau, cũng chính là năm Đại Trị thứ tám, đó là năm Công Nguyên
200, trải qua năm năm nghỉ ngơi lấy lại sức, quốc lực nước Đường tăng
vọt. Lưu Khám dựa vào thời gian năm năm này, theo ký ức mờ ảo của chính
mình, sai công tượng khắc một bộ bản đồ thế giới rộng lớn trên chính
điện An Nhạc cung.
Trên bản đồ khắc rõ hình dạng bảy đại châu bốn đại dương, cũng có coi là kỳ thư ở hậu thế.
Phía dưới bản đồ, Lưu Khám lưu lại một câu: Phàm là con cháu Lưu Thị,
trong thời bình phải nghĩ đến ngày gian nguy. Thế giới rộng lớn, không
phải ếch ngồi đáy giếng, cũng sẽ trở thành ếch ngồi đáy giếng. Mở rộng,
mở rộng, mở rộng. . .Nơi đâu có ánh mặt trời chiếu xuống, đều có con dân của Đại Đường ta.
Sau khi bản đồ hoàn thành, Lưu Khám hạ chiếu chinh phạt Hung Nô.
Thái Úy Trương Lương hiến kế, chia quân làm ba đường, từ Mạc Bắc, Vũ Xuyên, Liêu Đông xuất kích.
Vào lúc này Thiệp Gian cáo lão hồi hương, tiếp nhận chức vị của ông là
con của danh tướng nước Tần cũ, Xa Kỵ tướng quân Mông Khắc; còn về
phương diện Liêu Đông, dùng Thái Úy Phủ đại tướng quân Lý Tả Xa làm
thống soái, rời Trường Thành đánh vào Đông Hồ. Loạn Vệ Mãn đã được Trần
Bình bình định, Quốc Vương nước Triều Tiên tiến nhập Hàm Dương xưng
thần. Lưu Khám ngự giá thân chinh, để Thái Tử Lưu Tần giám quốc, ba
người Tiêu Hà, Trương Lương, Khoái Triệt phụ chính đến Vũ Xuyên.
Hắm điều Trần Bình từ Liêu Đông đến Vũ Xuyên, ủy nhiệm làm quân sư.
Hai người tại Phong hỏa đài Vũ Xuyên, cúng bái anh linh hai thầy trò
Cái Nhiếp, cũng trong năm đó sai người khắc lên Phong hỏa đài thầy trò
Cái Niếp tám chữ lớn: Hành hiệp trượng nghĩa, vì nước vì dân.
Mùa xuân năm Đại Trị thứ tám, Lưu Khám thống lĩnh quân đội từ Vũ Xuyên
xuất kích, lấy Mông Tật làm tiên phong, bắc phạt thảo nguyên.
Chiến tranh lần này thanh thế rất lớn, kéo dài suốt ba năm, cuối cùng
phá được Long Thành, chém chết Mạo Đốn. Sau khi Mạo Đốn chết, Đông Hồ
Đại Thiền Vu A Lợi Đê thống lĩnh tàn quân chưa đủ vạn người chạy trốn về phương bắc, không rõ tung tích.
Mà đối với ba năm chiến tranh này, trong sử sách không có ghi lại.
Trong Đường Thư có ghi lại: Mùa thu năm Đại Trị thứ mười một, Đế Vương thống lĩnh quân đội trở về Hàm Dương.
Tháng mười một nhường ngôi cho Thái Tử Lưu Tần, đổi niên hiệu là Bình.
-END-