Hồ Sơ Bí Ẩn

Chương 249 : Lời than phiền của người dân

Ngày đăng: 16:44 30/04/20


Gã Béo nằm viện quá lâu nên lần này cậu ta chủ động cùng tôi đến thôn Sáu Công Nông để xem thử. Tôi nhìn thấy vẻ mặt hứng khởi của cậu ta, đoán chắc cậu ta đang muốn thử nghiệm mắt âm dương của bản thân đó mà.



Còn bọn Quách Ngọc Khiết thì không đi cùng tôi đến thôn Sáu Công Nông.



Khi chúng tôi đến uỷ ban nhân dân ở thôn Sáu Công Nông thì chủ nhiệm Mao đã ngồi đó đợi chúng tôi được một lúc lâu rồi.



Chúng tôi ngồi xuống nói chuyện trong phòng làm việc của chủ nhiệm Mao. Chủ nhiệm Mao rót trà cho chúng tôi, cả ba người đều cầm chặt ly trà trên tay nhưng chẳng ai nói với ai câu nào cả. Mãi một lúc lâu sau, chủ nhiệm Mao khẽ cười khổ và nói:



“Sở dĩ tôi gọi điện thoại cho các cậu để hỏi về tình hình giải toả di dời, là vì những người dân trong tiểu khu hối tôi đòi giải toả.”



Sau khi nghe xong những lời này của chủ nhiệm Mao, tôi và Gã Béo đều cảm thấy khá ngạc nhiên.



Có rất nhiều người mong làm giàu từ việc giải toả. Thế nhưng khi công tác giải toả thật sự được triển khai thì bọn họ lại không muốn gấp gáp như vậy đâu. Vì lúc đó sẽ phải thoả thuận về điều kiện bồi thường, rồi còn phải suy nghĩ kĩ càng để quyết định chọn phương án bồi thường nào, ngoài ra còn phải suy nghĩ đến việc phân chia lợi ích giữa các thành viên trong gia đình. Đối với một số người làm giàu từ việc giải toả mà nói thì thật sự họ phải cân đo đong đếm rồi mới dám đưa ra quyết định.



Từ những việc lớn như đàm phán nơi thương trường đến những việc nhỏ như mua sắm trên mạng internet, nếu như có ý định thương lượng về điều kiện hợp đồng hay kì kèo về giá cả thì đều không nên để lộ cho người khác biết thái độ thật sự của mình.



Nếu như những người dân sống ở nơi đây gấp rút muốn giải toả, vậy thì những người làm việc bên phòng giải toả di dời như chúng tôi đây có thể yên tâm được rồi.



Chủ nhiệm Mao nhìn thấy vẻ mặt kinh ngạc của chúng tôi liền lên tiếng giải thích rõ ràng đầu đuôi câu chuyện: “Thực ra thì vấn đề nằm ở chỗ cơ sở vật chất. Mấy năm gần đây, bên phía quản lí về cơ sở vật chất ở khu nhà này làm việc không được tận tâm tận lực lắm. Khu nhà của chúng tôi vốn đã cũ kĩ, cơ sở vật chất ít nhiều gì cũng sẽ bị hư hại, phí cơ sở vật chất lại không thể so được với những khu nhà mới xây khác, vì vậy mà bọn họ ăn bớt vật tư rồi xem như không có chuyện gì xảy ra. Bây giờ mọi người nghe tin khu này sẽ phải giải toả, những người dân ở đây cho dù có đổi người khác quản lí cơ sở vật chất đi chăng nữa thì cũng chẳng có tác dụng gì. Có lẽ họ biết được điều này nên họ vẫn tiếp tục thu phí cơ sở vật chất, còn về hiệu suất làm việc thì càng lúc càng tệ. Do vậy mà những người dân sống trong khu nhà mới muốn nhanh chóng dọn ra khỏi đây.”



Tôi cứ cảm thấy cách nói này của chủ nhiệm Mao có chút gì đó miễn cưỡng.



Bên phía quản lí cơ sở vật chất và những người dân sống ở một khu nhà có mối liên hệ sâu sắc, nhưng cũng chỉ khi gặp phải vấn đề gì thì người dân mới tìm đến bên quản lí cơ sở vật chất thôi. Còn những thứ khác như là bảo vệ khu vực công cộng, cho dù có tệ đến đâu đi chăng nữa thì ráng chịu đựng tí là được rồi. Thà nhịn còn hơn là vì chút chuyện cỏn con này mà chịu thiệt, chịu lỗ nhỉ?
“Tôi không quan tâm đó gọi là điều tra hay khảo sát. Cậu trai trẻ, cậu hãy cho chúng tôi biết, công tác giải toả di dời khi nào mới bắt đầu tiến hành đây?”



Tôi nhìn về phía đám cô dì chú bác khá là nhiệt tình kia, sau đó đành lên tiếng giải thích với họ giống như những gì lúc nãy tôi đã nói với chủ nhiệm Mao vậy.



Có một chú đứng ở hàng phía trước nghe xong liền nói: “Vậy thì phải đợi đến khi nào đây chứ?”



“Chúng tôi cũng không còn cách gì. Cấp trên đưa ra kế hoạch là như vậy, những người cấp dưới như chúng tôi đây chỉ đành nghe theo.” Tôi mỉm cười với họ rồi nói tiếp: “Mọi người hãy bình tĩnh lại đã. Qua vài ngày nữa sẽ mở cuộc khảo sát ý kiến, nếu như tỉ lệ chấp nhận giải toả đạt mức quy định, vậy thì chắc chắn sẽ có thể giải toả được. Tỉ lệ chấp nhận giải toả ở khu này của chúng ta gần như là 100%, vậy nên mọi người đừng có lo lắng nữa.”



“Điều chúng tôi lo lắng không phải là việc này.” Chú kia vỗ đùi rồi nói tiếp: “Cậu trai trẻ à, cậu không biết đâu, chúng tôi không thể sống tiếp được ở khu nhà này nữa rồi. Đường ống thì thường xuyên bị nghẹt, còn có những chuyện kinh dị kia nữa...”



Chú kia vừa nói xong thì bị người kế bên dùng tay chọt vào người. Ông ta quay qua nhìn về phía người đó, như đã hiểu ra được gì đó, vội cười với tôi rồi nói tiếp: “Cậu cũng biết... Biết... Cái đó...”



Dì kế bên vội tiếp lời: “Cái tên khủng bố chuyên chế thuốc nổ đó.”



Chú kia gật đầu lia lịa: “Đúng vậy, đúng vậy. Chúng tôi đều rất sợ hãi khi phải sống chung với tên khủng bố chuyên chế thuốc nổ đó. Nhiều nhà ở đây đều đã được thuê, ai biết những người thuê nhà đó có lai lịch như thế nào chứ?”



Tôi nhẫn nại đứng đó nghe họ phàn nàn về việc này, lâu lâu mới lên tiếng giải thích, nhưng đối với việc giải toả di dời, tôi vẫn nói lại những gì y chang lúc nãy thôi.



Chủ nhiệm Mao đành phải khuyên bọn họ, khó khăn lắm mới khuyên được họ ra về. Sau khi khuyên được họ rời khỏi đó, chủ nhiệm Mao đã khát khô cổ rồi, bà ấy quay qua uống liền mấy ngụm nước.



Tôi hỏi chủ nhiệm Mao: “Chủ nhiệm Mao, bà hãy nói thật cho tôi biết đi. Rốt cuộc là còn chuyện kinh dị gì khác vậy?”